Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 29 - 31)

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đối mặt với nhiều loại rủi ro. Rủi ro là khả năng một biến cố có thể xuất hiện và có tác động bất lợi đến các mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp. Đối với TCTD, rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất làm giảm vốn tự có, thu nhập dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của TCTD. Rủi ro rất đa dạng, có thể phân tích theo nhiều khía cạnh/tiêu thức khác nhau, đồng thời các loại rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, rủi ro này có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác. Do đó, đánh giá rủi ro là một nhân tố quan trọng của HTKSNB. Đánh giá rủi ro là việc nhận dạng và phân tích các rủi ro đe dọa các mục tiêu của mình. Các nhà quản lý phải đánh giá và phân tích những nhân tố ảnh hưởng tạo nên rủi ro làm cho những mục tiêu có thể không đạt được và cố gắng kiểm soát để tối thiểu hóa những tổn thất do các rủi ro này gây ra.

Nghiên cứu của các tác giả Lannoye và Dinapoli cho rằng: “Đánh giá rủi ro là

việc nhận dạng, phân tích và quản lý các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức như: mục tiêu sản xuất, bán hàng, marketing, tài chính và các hoạt động khác, từ đó có thể quản trị được rủi ro” (Lannoye, 1999); (Dinapoli, 2007). Các nhà quản

lý khi thực hiện đánh giá rủi ro thì thực hiện theo các bước sau:

- Một là: Nhận dạng rủi ro. Rủi ro thông thường chỉ được thảo luận khi xuất hiện hoặc được nhận diện trước. Rủi ro có thể tác động đến tổ chức ở mức độ khác nhau:

+ Rủi ro ở mức độ toàn đơn vị (sự thay đổi nhu cầu khách hàng, thay đổi chính sách nhà nước...)

+ Rủi ro ở mức độ hoạt động: chỉ tác động đến từng hoạt động cụ thể (hoạt động kế toán, hoạt động xuất nhập hàng hóa.).

- Hai là, phân tích rủi ro: đây là công việc khá phức tạp vì rủi ro rất khó định lượng và có nhiều phương pháp khác nhau. Một quy trình bao gồm: ước lượng mức độ của rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu, xem xét khả năng/xác suất xảy ra rủi ro và những biện pháp có thể sử dụng đối phó với rủi ro. Sau khi đã nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, nhà quản trị cần xem xét ứng phó với các rủi ro đó như thế nào. Các biện pháp ứng phó với rủi ro cần phải xem xét đến các giả định về khả năng xảy ra rủi ro và chi phí liên quan đến việc giảm thiểu rủi ro trong DN. Khung kiểm soát nội bộ COSO 2013 chỉ ra 4 chiến lược ứng phó với rủi ro cụ thể như sau:

+ Né tránh: là việc tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra. Biện pháp này thường áp dụng trong trường hợp khả năng thiệt hại do rủi ro mang lại cao, mức độ thiệt hại lớn. DN có thể chủ động né tránh rủi ro trước khi rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.

+ Giảm thiểu rủi ro là việc sử dụng các biện pháp nhằm giảm tác động, tần xuất xuất hiện của rủi ro.

+ Chia sẻ rủi ro thông qua việc mua bảo hiểm, sử dụng công cụ tài chính + Chấp nhận rủi ro

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w