II. Phân theo thành
2. Phân theo trình độ văn hoá
3.2.4 Thông tin và truyền thông
Kênh truyền thông giữa các bộ phận, phòng ban: Đa số các hoạt động, công việc trong tổ chức đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận, chức năng, phòng ban và cá nhân; do vậy thực sự cần thiết để thiết lập kênh truyền thông nội bộ giữa các bộ phận. Để duy trì kênh truyền thông giữa các bộ phận, phòng ban hiệu quả cần:
+ Lãnh đạo Chi nhánh cần thống nhất nhiệm vụ, yêu cầu rõ ràng và thông báo cho từng bộ phận phòng ban để các bộ phận khác nhau đều thấy được bức tranh chung cũng như nhiệm vụ cụ thể của bộ phận mình.
+ Ban giám đốc phải thường xuyên kiểm soát và giám sát được sự phối hợp giữa các bộ phận trong việc thực hiện công việc, để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
+ Tổ chức kênh thảo luận, lập các nhóm trên các công cụ truyền thông hiện đại để trao đổi về tình trạng công việc, phản hồi về kết quả công việc, kiến nghị, yêu cầu...
Ngoài các kênh truyền thông chính thống như tổ chức các cuộc họp, các buổi tập huấn, các văn bản, các văn bản hướng dẫn, điện thoại.. Chi nhánh nên vận dụng các kênh truyền thông hiện đại như Facebook, zalo... để truyền đạt thông tin nội bộ nhanh chóng, hiệu quả và chi phí thấp.
3.2.5 Giám sát
Hiện nay tại Chi nhánh, ngoài kiểm tra theo chương trình, đề cương của NHNo Việt Nam, Chi nhánh còn tổ chức nhiều đợt kiểm tra chuyên đề theo từng nghiệp vụ cụ thể. Đối với hoạt động kiểm tra nói chung, yêu cầu về đạo đức và năng lực của cán bộ lại càng được đặc biệt quan tâm chú ý hơn. Cán bộ làm công tác kiểm tra có giỏi nghiệp
vụ mới có thể tổ chức, triển khai thực hiện tốt nghiệp vụ, đạt được mục đích đã đề ra; mới làm cho đối tượng được kiểm tra, kiểm toán nhận thức được những việc làm đúng để phát huy, những tồn tại thiếu sót để sửa chữa, đồng thời dự đoán, dự báo những rủi ro có thể phát sinh để ngăn chặn kịp thời. Cán bộ làm công tác kiểm tra phải có đạo đức nghề nghiệp cao, tinh thần làm việc độc lập, tận tụy, không bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất. Có như vậy mới có thể thực hiện công việc một cách khách quan, xem xét tình hình một cách chân thực, đúng người, đúng việc, không thiên vị đối với mọi đối tượng được kiểm tra, kiểm toán. Agribank đã có quy định cụ thể hóa tiêu chuẩn của cán bộ làm công tác kiểm tra tại Điều lệ hoạt động của Agribank về trình độ đào tạo, kinh nghiệm chuyên môn công tác. Tuy nhiên, lực lượng làm công tác kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh còn một số tồn tại nhất định. Cán bộ hiện nay được thuyên chuyển từ các bộ phận nghiệp vụ khác đến nên các cuộc kiểm tra hầu hết được thực hiện theo phương pháp kiểm tra truyền thống như rà soát đối chiếu mà chưa có được khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động, kỹ năng kinh nghiệm kiểm toán theo phương pháp kiểm toán hiện đại. Vì vậy yêu cầu đặt ra ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn phải nắm chắc các kiến thức về công tác kiểm tra, kiểm soát, pháp luật, thông lệ quốc tế. Ngoài ra còn có khả năng phân tích, dự báo.... Do đó để nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác kiểm tra Chi nhánh phải xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra để nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức pháp luật, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp làm chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác này. Về phương pháp kiểm tra, Chi nhánh nên vận dụng tổng hợp các phương pháp kỹ thuật trong thu thập bằng chứng kiểm toán để nâng cao hiệu quả của kiểm toán cụ thể như phương pháp quan sát, phỏng vấn, phân tích.. Bên cạnh đó cần tiến hành đánh giá các quy trình nghiệp vụ, nghiên cứu xây dựng các danh mục câu hỏi, xây dựng phần mềm tin học phục vụ cho kiểm tra để không tốn quá nhiều thời gian vào việc kiểm tra đối chiếu tính chính xác về mặt số học.