Các NHTM là những DN kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng luồng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Với vai trò điều hoà và cung cấp vốn cho nền kinh tế, phục vụ cho các tổ chức kinh tế và cá nhân.
NH đi huy động vốn từ KH, tổ chức, với trách nhiệm hoàn trả lại đầy đủ số tiền gốc và lãi, sau sử dụng số tiền này để cho vay, đầu tư. Điều này đòi hỏi hoạt động tín dụng chất lượng để đảm bảo khả năng chi trả nguồn vốn đi vay, khoản thu từ tín dụng cao, tăng thu nhập cho ngân hàng. Nếu như chất lượng tín dụng kém, NHTM không thu hồi được số nợ mà đã cho vay hoặc đầu tư gặp phải rủi ro thì ảnh hưởng đến tài chính của NH, có nguy cơ không thể hoàn trả được số tiền đã huy động của KH, dẫn đến mất thanh khoản. Cho nên quy trình huy động và cho vay đều phải được kiểm soát.
Các chức năng đặc thù của hoạt động ngân hàng là chức năng tạo tiền, chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán. Hoạt động của NHTM vừa phải tuân thủ theo cơ chế tài chính của DN theo Luật DN, vừa tuân theo cơ chế tài chính của ngân hàng theo quy định của Luật các TCTD. Tuy nhiên môi trường pháp lý trong hoạt động ngân hàng thường xuyên có sự thay đổi. Ngoài việc hoạt động của các NHTM có ảnh
hưởng đến bản thân NH đó, nó còn ảnh hưởng đến hầu hết hoạt động của các ngành kinh doanh khác. Tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN, phục vụ cho công tác đối ngoại của các quốc gia thông qua nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, quan hệ thanh toán giữa các NH với DN, các đơn vị tổ chức kinh tế và dân cư trong xã hội, giúp cho việc thanh toán mua bán nhanh chóng. Do đó, nhà hoạch định chính sách cần thu thập những thông tin kế toán mà NH cung cấp. Đó cũng là những chỉ tiêu tài chính quan trọng cần xem xét để đưa ra những biện pháp, chính sách tốt có thể tác động vào nền kinh tế để nền kinh tế nước nhà phát triển bền vững.
Hoạt động của NH hết sức đa dạng, phong phú, phạm vi rộng nên chứng từ kế toán có khối lượng lớn, loại hình đa dạng khiến khâu tổ chức luân chuyển chứng từ cũng trở nên phức tạp, khó khăn hơn. Hoạt động của NH là kinh doanh tiền tệ nhưng chủ yếu không phải bằng nguồn vốn tự có mà tập trung từ vốn lớn của xã hội, số vốn này luôn biến động theo giờ, theo ngày. Công tác tổ chức hạch toán kế toán được thực hiện đồng thời với việc kiểm soát chứng từ và ghi sổ kế toán ngay khi có nghiệp vụ phát sinh. Vì vậy, trong mọi hoạt động của NH từ khâu tổ chức hạch toán kế toán đến luân chuyển bảo quản chứng từ đều cần có công tác kiểm soát đảm bảo, tuân thủ quy định.
Giao dịch trực tiếp tiếp xúc với tiền mặt và giấy tờ có giá. Điều này dễ phát sinh rủi ro về thất thoát tài sản và gian lận trong việc bảo quản tài sản khi thực hiện giao dịch. Đặc điểm này đòi hỏi ngân hàng cần thiết lập quy trình hoạt động và kiểm soát chặt chẽ; hạn chế quyền hạn cá nhân nhằm tránh hiện tượng lạm dụng quyền nhằm kiểm soát thông suốt, dễ dàng hơn, duy trì HTKSNB hiệu lực và hiệu quả.
- Về mạng lưới hoạt động: Trên lĩnh vực kinh doanh, không có một loại hình DN hay đơn vị nào khác mà có nhiều chi nhánh, điểm giao dịch nhiều như ngân hàng. Theo thống kê, tính đến thời điểm 9/2019, Việt Nam có hơn 11.300 chi nhánh, phòng giao dịch trải dài khắp cả nước, một số ngân hàng còn có Chi nhánh, PGD ở nước ngoài (46). Mạng lưới giao dịch đồ sộ thực tế đã đem lại nhiều ưu thế vượt trội như tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ...Tuy nhiên đặc điểm mạng lưới rộng của lĩnh vực ngân hàng tạo ra khó khăn cho công tác KSNB tại các NHTM. Trước tiên,
khiến quá trình giám sát của HĐQT về các hoạt động của từng chi nhánh, phòng giao dịch không được sát sao, chi tiết. Nhiều khi những thông tin mà nhà quản lý cấp cao có được để phục vụ cho việc kiểm soát tình hình hoạt động chỉ thông qua báo cáo kết quả của người quản lý trực tiếp tại đơn vị mà thôi. Dẫn đến việc đánh giá rủi ro đôi khi không phù hợp, có khi chỉ đúng thực tế với chi nhánh này nhưng lại không phù hợp hoàn toàn với chi nhánh khác, bởi vì đối với mỗi địa bàn mà chi nhánh đặt địa điểm có đặc thù khác nhau về dân cư, đặc thù kinh doanh.
Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế tồn tại nhiều TCTD, dịch vụ cung cấp ngày càng được cải tiến và đa dạng hóa để đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu của KH, vì vậy yếu tố cạnh tranh giữa các NH được đặt lên hàng đầu và tương đối kịch tính, một trong những biện pháp phòng thủ và xây dựng trở thành một tổ chức vững mạnh là các NH cần hoàn thiện HTKSNB, thực hiện các chính sách, quy trình nội bộ, cơ chế chung nhằm tạo lập khung kiểm soát ngày càng chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình HĐKD (Trần Thị Huyền Trang, 2017)
1.2.2 Kiểm soát nội bộ trong ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel1.2.2.1 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ ngân hàng