II. Phân theo thành
2. Phân theo trình độ văn hoá
3.3 Một số kiến nghị và điều kiện thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Agribank Vũng Tàu
- Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu:
+ Nâng cao vai trò giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thông qua việc cải tổ quy trình giám sát và thanh tra ngân hàng bằng cách áp dụng các nguyên tắc then chốt về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban basel
+ Xem xét và sớm phê duyệt đề án thành lập phòng giao dịch Chí Linh để Chi nhánh mở rộng địa bàn hoạt động, có điều kiện cạnh tranh, chia sẻ thị phần với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến các đối tượng khách hàng trên địa bàn.
- Kiến nghị đối với Agribank:
+ Hoàn thiện các quy trình, quy định nội bộ để Chi nhánh có thể chủ động xử lý các tính huống phát sinh trên thực tế. Agribank nên có cơ chế làm việc linh hoạt thông qua mạng trực tuyến, vì khi xảy ra các sự việc bất thường cần có sự hỗ trợ từ trụ sở chính, Chi nhánh thường mất rất nhiều thời gian.
+ Nâng cấp hệ thống IPCAS đảm bảo sự ổn định trong quá trình giao dịch. - Kiến nghị đối với Agribank Vũng Tàu
+ Ban giám đốc cũng như toàn thể cán bộ cần nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của HTKSNB mang lại hiệu quả cho ngân hàng.
+ Ban giám đốc cần xác định chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn ngành ngân hàng,
+ Ban giám đốc tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng nhiều phần mềm tiện ích, nhanh gọn, dễ sử dụng phục vụ công tác quản lý, kiểm tra và giám sát, đảm bảo chính xác, an toàn, tiện lợi và hiệu quả cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong Chương này, tác giả đã cho thấy việc hoàn thiện hệ thống KSNB và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong các hoạt động của Agribank là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Việc phân tích một cách cụ thể để đưa ra các phương hướng nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB và những hạn chế yếu kém từ đó đề ra hệ thống giải pháp góp
phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB tại Agribank Vũng Tàu trong thời gian tới. Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên đây, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực đổi mới của Chi nhánh mà cần có sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Ngân hàng Nhà nước giúp Agribank Vũng Tàu thực hiện tốt hơn việc tăng cường hệ thống KSNB, bảo đảm triển khai các hoạt động có hiệu quả và đảm bảo an toàn vốn của nhà nước.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy để thiết lập HTKSNB nhằm nâng cao tính hiệu lực của HTKSNB, Agribank nên thiết lập HTKSNB qua năm nhân tố cấu thành: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện việc thiết lập HTKSNB với mong muốn HTKSNB được thiết lập/vận dụng sẽ tác động tích cực nhất đến tính hiệu lực hoạt động hệ thống KSNB thực tế tại ngân hàng. Ban lãnh đạo Agribank Vũng Tàu tùy theo ý muốn chủ quan và sự cân nhắc giữa lợi ích, chi phí của việc thiết lập HTKSNB, sẽ linh động vận dụng hoàn thiện HTKSNB, đảm bảo tính tối ưu, giúp hoàn thành mục tiêu hoạt động hiệu quả theo chiến lược phát triển của ngân hàng.
Mặc dù các vấn đề được đề tài đưa ra còn mang tính khái quát cao nhưng tác giả hy vọng đề tài sẽ góp phần không nhỏ hoàn thiện và tăng cường hệ thống KSNB của Agribank Vũng Tàu trong thời gian tới và có tính khả thi trong việc ứng dụng vào thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài, nhưng trong quá trình nghiên cứu, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế nhất định. Tác giả kính mong các nhà khoa học đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn, có giá trị thực tiễn và lý luận cao hơn.