Mục tiêu tổng quát:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 81 - 83)

II. Phân theo thành

2. Phân theo trình độ văn hoá

3.1.1 Mục tiêu tổng quát:

Hoạt động kinh doanh tăng trưởng an toàn - hiệu quả - bền vững, nâng cao chât lượng, hiệu quả kinh doanh, quản lý tốt nợ xấu, cải thiện và nâng cao khả năng tài chính, tăng thu nhập, ổn định đời sống cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được TW giao. Đổi mới công tác quản trị điều hành, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng, đủ sức đáp ứng yêu cầu cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vụ c kinh doanh tài chính ngân hàng thời kỳ hội nhập sâu rộng.

> Về nguồn vốn huy động:

- Phấn đấu tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động các năm tối thiểu 10%/năm, số dư vốn huy động tăng so với năm trước phải được tăng dần qua các năm.

- Xem đối tượng dân cư là nguồn huy động vốn ổn định. Duy trì tỷ trọng nguồn vốn dân cư so tổng vốn huy động đạt từ 75%-80%/năm.

- Duy trì tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng tối thiểu là 30% tổng nguồn huy động, nhằm có nguồn vốn ổn định để đầu tư tín dụng trung dài hạn.

- Chú trọng nguồn vốn “rẻ” từ nguồn tiền gửi thanh toán của tổ chức, tiền gửi trên tài khoản thẻ của cá nhân. Duy trì tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn so tổng vốn huy động đạt tối thiểu 20%.

> Mục tiêu tín dụng và chất lượng tín dụng:

- Tiếp tục đầu tư cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu; Tốc độ tăng trưởng tín dụng phấn đấu tăng bình quân 12% trong giai đoạn 2020-2025, trong đó dư nợ cho doanh nghiệp chiếm tối thiểu 30% tổng dư nợ; duy trì tỷ trọng cho vay trung, dài hạn từ 35-40% trên tổng dư nợ.

- Giữ vững cơ cấu dư nợ theo ngành nghề phù hợp với thế mạnh và xu hướng phát triển của địa phương, trong đó các ngành nông lâm, thủy hải sản, thương mại và du lịch chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể ngành nông lâm, thủy hải sản duy trì tỷ trọng từ 22% đến 25,0% /tổng dư nợ; Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì tỷ trọng khoảng 22,0% đến 23,0% / tổng dư nợ; Ngành thương mại, du lịch duy trì tỷ trọng khoảng 21,0% /tổng dư nợ qua các năm. Mở rộng cho vay tiêu dùng đời sống với tỷ trọng đạt tối thiểu 18% tổng dư nợ vào năm 2025.

- Tiếp tục củng cố thị phần tín dụng nông nghiệp nông thôn, đảm bảo duy trì tỷ trọng tín dụng cho vay NNNT đến năm 2025 đạt tối thiểu 55%;

- Phát triển tín dụng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng. Tăng trưởng khách hàng mới phải trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, có tài sản đảm bảo. Lấy mục tiêu chất lượng tín dụng là yếu tố trọng tâm trong tăng trưởng tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

> Về phát triển sản phẩm dịch vụ: Đa dạng hóa các kênh phân phối, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo hướng mở rộng các sản phẩm dịch vụ qua kênh phân phối hiện đại; nâng cao chất lượng cung ứng sản phẩm dịch vụ tới khách hàng nhằm tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiếp tục giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ tại địa bàn. Phấn đấu tỷ trọng thu dịch vụ ngoài tín dụng đến năm 2020 đạt từ 15% trở lên; Thu dịch vụ tăng trưởng bình quân từ 10%/năm, trong đó:

+ Thu dịch vụ thanh toán trong nước tăng trưởng bình quân tối thiểu 12%/năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ.

+ Doanh số TTQT tăng trưởng bình quân tối thiểu 12%/năm. Thu phí TTQT tăng trưởng bình quân tối thiểu 12%/năm.

+ Thu dịch vụ kiều hối tăng trưởng bình quân tối thiểu 12%. + Thu dịch vụ thẻ tăng trưởng bình quân tốỉ thiểu 12%/năm.

+ Thu dịch vụ E-Banking tăng trưởng bình quân tối thiểu 12%/năm. + Thu dịch vụ ngân quỹ tăng trưởng bình quân tối thiểu 16%/năm.

- về tài chính: Đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước; đảm bảo đời sống cho người lao động.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w