2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.4. Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ,viên chức
Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khóa VIII) Đảng ta đã xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của thời kỳ cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa: ‘‘Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ Trung
ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh trính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ ngĩa xã hội’’.Gắn với định hướng đó của Đảng,
ngành giáo dục cũng đưa ra những yêu cầu cho đội ngũ trong nghành, trong đó tập trung vào một số tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất, về số lượng
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ, tổ chức bộ máy ngành giáo dục và xuất phát
lượng, khi quy mô Ngành mở rộng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng đội ngũ CBVC phải được xác định dựa trên đặc điểm, nhiệm vụ của Ngành.Theo đó, số lượng đội ngũ CBVC phải thật sự “tinh”,“gọn’’và hiệu quả, đáp ứng được với khối lượng công việc ngày càng nhiều của ngành Giáo dục đặt ra.
Thứ hai, về chất lượng
“Chất lượng’’ cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”
Đối với một con người sống trong thời kỳ CNH, HDH, chất lượng của các nhân đó được hiểu là tổng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe, trí tuệ khoa học, chun mơn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí, niềm tin, năng lực, ln gắn bó với tập thể, với cộng đồng và tham gia một cách tích cực vào quá trình CNH, HDH đất nước. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HDH đất nước yêu cầu chất lượng đối với mỗi người trong xã hội nói chung vốn đã cao thì u cầu sđối với chất lượng cán bộ càng cao hơn, địi hỏi người cán bộ có những trình độ phẩm chất theo u cầu như nêu ở trên thì người cán bộ phải gương mẫu, đi tiên phong vầ lí luận và thực tiễn, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước giữ vững tiêu chuẩn và tư cách của người CBVC.
Để thực hiện tốt cơng cuộc hiện đại hóa ngành giáo dục và chung tay thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới, đội ngũ CBVC ngành Giáo dục phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
* Về trình độ văn hóa và chuyên môn, nghiệp vụ
Trình độ chun mơn là mức độ đạt được về một ngành, một nghề nào đó. Đó là tồn bộ những kiến thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyên môn của người CBVC.
Đây là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá chất lượng CBVC. Ở Việt Nam, trình độ chun mơn thường được đánh giá qua bằng cấp.
a, Trình độ học vấn và đào tạo chuyên ngành:
Trình độ học vấn là cơ sở để cán bộ, viên chức có điều kiện tiếp xúc với những nội dung cách dạy mới và có điều kiện tốt hơn để thực thi công việc quản lý của chính quyền ở cơ sở, đòi hỏi sâu về chuyên môn. Do vậy, nếu người cán bộ,
viên chức của trường chỉ dừng lại ở mức trình độ học vấn là cao đẳng sở hoặc trung cấp sẽ gây ra những khó khăn cho nhà trường cũng như việc truyền tải kiến thức cho học sinh.
Thực hiện theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của BCH Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương khóa X về: “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước’’.Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức viên chức ngành Giáo dục luôn được quan tâm, chú trọng và đạt những kết quả đáng khích lệ.Tuy nhiên, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBVC cịn một số bất cập như: đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch và sử dụng, chưa quan tâm đúng mức đến đào tạo theo chức danh, đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm; công tác đào tạo một bộ phận CBVC vừa học vừa làm nên thời gian học tập trung không nhiều, nội dung được đào tạo chủ yếu nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là một tiêu chí quan trọng trong cơng tác đánh giá hồn thành nhiệm vụ được giao hàng năm. Khi trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu cuộc sống, trong giải quyết cơng việc thì việc tiếp thu các kiến thức mới sẽ bị hạn chế, những ý tưởng trong công tác truyền bá kiến thức cho người học dẫn đến việc thực hiện, áp dụng kiến thức đi vào cuộc sống cũng sẽ bị hạn chế, gặp nhiều khó khăn nên việc truyền đạt sẽ dẫn đến thiếu sót hoặc thậm chí có những lúc cịn gây hiểu sai thì hậu quả thật khôn lường.
b, Kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng và phương pháp làm việc
Kinh nghiệm và kỹ năng được thể hiện thông qua nhiều mặt như: Thâm niên công tác (qua thời gian làm việc, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng xử lý nhanh, linh hoạt các tình huống để giải quyết tốt công việc được giao). Để tiếp tục thực hiện tốt bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn của CBVC đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng CBVC trẻ. Đặc biệt là quan tâm lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu cán bộ chuyên môn giỏi trên từng lĩnh vực của ngành. Làm tốt cơng tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng CBVC cho phù hợp nhằm phát huy và khai thác mọi tiềm năng, năng lực, sở trường của từng cá nhân trong thực thi nhiệm vụ được giao
*Phẩm chất chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật Phẩm chất chính trị:
Ý thức giác ngộ chính trị, phẩm chất đạo đức của CBVC được quan tâm chú trọng hàng đầu, nhằm mục đích giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng cho CBVC; xây dựng lực lượng có ý thức cơng dân, u nước, u chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, kỷ luật của cơ quan, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.
Người cán bộ muốn xác lập được uy tín của mình trước nhân dân, trước hết đó phải là người có phẩm chất đạo đức tốt. xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức đức của người cán bộ và hình thành ở họ các phẩm chất đạo đức tương ứng với vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ là việc làm cần thiết và cấp bách. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang có sự chuyển biến nhanh chóng và xã hội xuất hiện nhiều vấn đề hết sức phức tạp, trong đó phải kể đến trình độ dân trí ngày một nâng cao, và đòi hỏi của xã hội với đội ngũ cán bộ ngày một cao hơn.
Thời gian gần đây, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ngày càng được quan tâm, nhất là đối với cán bộ trẻ. Nhìn chung đội ngũ CBVC hiện nay, nhất là lãnh đạo chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động và sáng tạo, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước.
*Ý thức tổ chức, kỷ luật
Thực hiện nguyên tắc thi hành công vụ, hoạt động nghề nghiệp, nghĩa vụ của cán bộ, công chức viên chức; về đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc cán bộ, công chức viên chức không được làm, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/2008/CT- TTg ngày 31 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc “nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức viên chức Nhà nước”; Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với cơng chức. Rà sốt, sửa đổi bổ sung các quy chế, quy định bảo đảm phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị và tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật hiện hành. Quan tâm khích lệ, động viên cán bộ, công chức viên chức phát huy ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Cung cấp số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của quần chúng nhân dân, của cán
bộ, Đảng viên và của các cơ quan, đơn vị, địa phương về vi phạm của cán bộ, công chức trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính. Kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân gương mẫu, có thành tích trong việc thực hiện tốt các quy định. Đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, gắn với việc xem xét, đánh giá, xếp loại hàng nằm đối với mỗi cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
Tăng cường các biện pháp quán triệt, giáo dục, quản lý, giám sát chặt chẽ thái độ ứng xử của CBVC đối với tổ chức công dân, việc thực thi công vụ của CBVC.
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong việc triển khai thực hiện việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, bước đầu đã mang lại những kết quả quan trọng. Các cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, Đảng viên đã tập trung khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, từng bước sửa đổi tác phong, lề lối làm việc; kỷ luật kỷ cương hành chính Nhà nước, trong Đảng, tinh thần trách nhiệm đối với cơng việc có nhiều chuyển biến; công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt hơn; đấu tranh tự phê bình và phê bình thẳng thắn, mang tính xây dựng hơn; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong Đảng được nâng lên; đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý đã chủ động phối hợp tốt hơn trong cơng tác, góp phần củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng.
Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng một bộ phận CBVC thiếu gương mẫu, vi phạm kỷ luật, uống rượu bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa, vi phạm trật tự an toàn giao thơng,... ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, cơ quan, đơn vị. Một số cấp ủy huyện thực hiện không đúng quy định của Đảng về công tác quản lý, sử dụng tiền, tài sản ủy quyền,...
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: “Chất lượng CBVC là tổng hợp những phẩm chất giá trị về chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được phân công của mỗi CBVC trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
được giao”.
Chất lượng CBVC quyết định sự tồn tại, phát triển của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước, việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước là nhân tố quan trọng, nó vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng CBVC là làm tăng lên về mặt chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm: Thể lực, trí tuệ, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Nâng cao chất lượng là tạo ra, là làm tăng lên những năng lực mới trong từng người lao động. Tổ chức muốn phát triển tốt thì cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Điều này sẽ giúp cho tổ chức đó nhanh chóng tiến tới các mục tiêu trong tương lai và hồn thành sứ mệnh của mình hiệu quả.
Vậy tổng quan lại chất lượng CBVC là tập hợp các yếu tố về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, các kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức, lối sống, tình trạng sức khỏe của mỗi CBVC nhằm thực thi nhiệm vụ công vụ của một cơ quan, đơn vị do Nhà nước giao.
*Có kỹ năng làm việc
Kỹ năng là khả năng vận dụng thành thạo những kiến thức thu được vào
trong thực tế.
Có quan niệm cho rằng: Kỹ năng là năng lực sử dụng các kiến thức hay khả năng đã có, năng lực vận dụng chúng để phát huy thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận và thực tiễn.
Kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí khá quan trọng đánh giá chất lượng CBVC, phản ánh tính chuyên nghiệp của CBVC, người đánh giá thường sử dụng các tiêu chí sau:
+Kỹ năng giao tiếp: Là sự vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm vào quá trình giao tiếp và sử dụng các phương tiện giao tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) để tác động đến đối tượng, tổ chức và điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp đề ra.
+Kỹ năng hoạt động nhóm: là khả năng tương tác, đồng thuận của CBVC trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Hoạt động trong các cơ quan nhà nước không phải hoạt động riêng lẻ của từng CBVC, từng đơn vị, từng ngành, từng địa
phương...mà là sự phối kết hợp trong hành động giữa tất cả các chủ thể trên.
Đơn vị nào muốn nhân viên phát huy tối đa khả năng của họ thì cách tốt nhất để đạt được điều này không phải là chú trọng đến nhân viên như những cá nhân mà như những thành viên của các nhóm, có khả năng giải quyết hiệu quả các công việc quan trọng.
Để tạo ra một nhóm đồn kết, cùng hướng đến một mục tiêu chung của tổ chức, nhà quản lý cần phải giải tỏa được những mối lo lắng, quan tâm của nhân viên. Việc một quyết định nào đó khơng được tất cả nhân viên nhất trí là điều khó tránh khỏi nhưng quan trọng là không nên để những bất đồng như vậy trở thành những nhận thức tiêu cực kéo dài, làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc chung của nhóm. Mỗi thành viên của nhóm cần phải chịu trách nhiệm về kết quả chung khi thực hiện một quyết định nào đó của nhóm ngay cả khi họ khơng phải là người ủng hộ cho quyết định ấy.
Như vậy, yêu cầu đối với đội ngũ CBVC Trung tâm GDNN-GDTX trong điều kiện hiện nay là vừa phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, vừa có năng lực chun mơn và tổ chức điều hành. Thực tế cho thấy, nếu đội ngũ CBVC ngành tài giỏi thì mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đưa vào cuộc sống được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu đội ngũ CBVC ngành có phẩm chất chính trị đạo đức yếu kém sẽ gây ra độc đoán, chuyên quyền, tiêu cực,...khiến cho tài sản Nhà nước bị thất thốt, lịng tin của người dân bị giảm sút , kinh tế đình trệ và tình hình xã hội bị rối loạn. Do vậy, Đảng và Nhà nước nói chung và các cấp cấp quản lí ngành Giáo dục nói riêng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ CBVC ngành Giáo dục phát huy khả năng phục vụ, cống hiến nhiều cho đất nước, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển trong thời kỳ mới.
*Có kiến thức về tin học, ngoại ngữ
Chúng ta phải khẩn trương và hoàn thiện ngay, trang bị và đào tạo ngay cho cán bộ, viên chức về chỉ tiêu này. Có thể chỉ tiêu về ngoại ngữ chúng ta đào tạo sau vì bây giờ nhu cầu về ngoại ngữ chưa thực sự cần thiết lắm trong lúc này, nhưng nhất thiết phải đào tạo ngay để người cán bộ, viên chức có thể sử dụng máy vi tính
một cách thành thạo, hoàn thành báo cáo hoặc xử lý các văn bản thơng thường hàng ngày trên máy vi tính là hết sức cấn thiết và quan trọng. Bởi phần lớn cán bộ, viên chức Việt Nam nói chung và cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín nói riêng chưa được đào tạo bài bản,