3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn 1 lớp của mỗi khối thuộc trung tâm Giáo dục nghề ngiệp-giáo dục Thường Xuyên huyện Thường Tín để tiến hành nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp
Số liệu thống kê có liên quan qua các năm; Các báo cáo tổng kết của UBND huyện, Sở Giáo dục, ...
Số TT Thông tin cần thu thập Nguồn thu thập
1 Đặc điểm tình hình, kết quả đào tạo, bồi dưỡng cho CBVC, ...
Trung tâm giáo dục huyện
2 Các phương pháp nghiên cứu
Các nghiên cứu trước, bài viết có liên quan
3 Các thông tin, số liệu khác cần thiết liên quan đến đề tài
Các Website
3.2.2.2 Thông tin sơ cấp
Thu thập thông qua quá trình thực tế qua các phiếu điều tra để thu thập thông tin đối với CBVC tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Điều tra tại các phòng, các tổ chuyên môn.
Nội dung chính của phiếu điều tra bao gồm:Tên, tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn; Chức vụ, vị trí công tác; Đánh giá về đào tạo, hạn chế, nguyên nhân, hướng khắc phục; Năng lực, thái độ thực thi công vụ của CBVC.
Bảng 3.1. Phân bổ đối tượng và phương pháp thu thập thông tin
STT Đối tượng thu thập Số lượng Phương pháp
1 Lãnh đạo Trung tâm và các tổ chuyên môn, tổ giúp việc thuộc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
14 Điều tra, phỏng vấn
2 Cán bộ, viên chức chuyên môn 18 Điều tra 3 Ý Kiến của học sinh
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện
30 Điều tra
Tổng số mẫu 62
Trình tự thu thập dữ liệu thực hiện như sau:
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi trên nền tảng các thông tin cần thu thập, chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi và phỏng vấn thử, tiếp đến hoàn chỉnh bảng câu hỏi (Mẫu
theo phụ lục đính kèm).
Bước 2: Gửi phiếu điều tra cho các đối tượng.
Bước 3: Sau khi các đối tượng trả lời, thu thập lại các phiếu điều tra
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin:
Số liệu được nhập vào excel theo phiếu điều tra sau đó tính toán, xử lý.
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu nhập được về chất lượng cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục Thường Xuyên. Thống kê mô tả biểu diễn dữ liệu qua các bảng số liệu bao gồm các số tuyệt đối, tương đối tóm tắt về dữ liệu để mô tả chất lượng cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục Thường Xuyên, thành phố Hà Nội.
3.2.4.2 Phương pháp so sánh
Trên cơ sở số liệu điều tra, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá các hoạt động của cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục Thường Xuyên theo thời gian và không gian, so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng của cán bộ, viên chức. So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, đánh giá những nét chung, nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng chất lượng của cán bộ, viên chức và đưa ra các giải pháp cụ thể, tối ưu nhất để nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- giáo dục Thường Xuyên, thành phố Hà Nội.
3.2.4.3. Phương pháp đánh giá cho điểm
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức
Số lượng CBVC của Trung tâm GDNN-GDTX, huyện Thường Tín Số lượng CBVC của từng tổ chuyên môn, tổ giúp việc
Cơ cấu CBVC theo lứa tuổi Cơ cấu CBVC theo giới tính Cơ cấu CBVC theo trình độ
3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng
Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ.
Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu về phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, tác phong làm việc.
3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực
Khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của CBVC Đánh giá kỹ năng thực thi công việc của CBVC
Đánh giá của người học đối với thái độ phục vụ của CBVC
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, VIÊN CHỨC CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1.1 Về số lượng cán bộ, viên chức theo đơn vị công tác, độ tuổi và giới tính
Số lượng cán bộ, viên chức theo đơn vị công tác
Theo số liệu Phòng Tổ chức – Hành chính – Tài vụ của Trung tâm giáo dục huyện năm 2020, toàn Trung tâm có 32 CBVC (không kể LĐHĐ theo Quyết định 58/TTg, LĐHĐ theo Nghị định 68/CP và LĐHĐ trong chỉ tiêu thỏa thuận Sở Nội vụ)
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện thường tín giai đoạn 2018-2020
TT Tên đơn vị Số lượng (người) So sánh (%) Bình
quân 2018 2019 2020 19/18 20/19 1 Giáo viên 17 20 18 117,64 90,00 102,89 2 Nhân viên 13 14 11 107,69 78,57 91,98 3 Lãnh đạo 3 3 3 100 100 100 Tổng số 33 37 32 113,33 85,29 98,31
Nguồn: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (2020)
Qua bảng số liệu (bảng 4.1) cho thấy năm 2019 trong số lượng CBVC Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín có sự biến động không mấy đáng kể so với năm 2018 (tăng 12,12%). Nguyên nhân là do có sự tiến hành tuyển dụng CBVC. Đến năm 2020 số lượng CBVC lại giảm còn 32 người (giảm 13,51%). Lý do là trong năm 2020, Trung tâm có một số CBVC về hưu và luân chuyển công tác.
Bảng 4.2. Cơ cấu phân theo độ tuổi của cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín giai đoạn 2018-2020
T T Cơ cấu tuổi Năm So sánh (%) Bình quân 2018 2019 2020 19/18 20/19 SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Từ 31-40 16 48.48 16 43,24 16 50 100 100 100 2 Từ 41-50 10 30.3 14 37,83 13 40,62 140 92,86 114 3 Từ 51-60 7 21,21 7 18,92 3 9,375 100 42,85 65,45 Tổng số 33 100 37 100 32 100 112,12 86,48 98,46
Nguồn: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (2020)
Qua bảng 4.2 cho thấy đội ngũ CBVC Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục Thường Xuyên đang bị già hóa, không có CBVC dưới 31 tuổi. Nhóm CBVC trong độ tuổi từ 31-40 chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt trong năm 2020 chiếm đến 50% tổng số CBVC toàn Trung tâm. Nhóm CBVC trong độ tuổi từ 41-50 ít có sự biến động, qua 3 năm 2018 – 2020 và 2020 tỷ lệ của nhóm này lần lượt là 30.3% - 37,83% và 40,62%. Nhóm CBVC từ 51-60 tuổi có xu hướng giảm dần.Nếu năm 2018, tỷ lệ CBVC của nhóm này chiếm 21,21% tổng số CBVC toàn Trung tâm thì đến năm 2020 tỷ lệ này là 9,375% (thấp nhất so với các nhóm còn lại). Đội ngũ CBVC của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục Thường Xuyên không có sự cân đối giữa nhóm tuổi từ 31-40 với các nhóm tuổi còn lại và có xu hướng đang bị già hóa.
Với sự không hài hòa về các độ tuổi nêu trên, về lâu dài sẽ dẫn đến hạn chế là số CBVC nằm trong độ tuổi từ 31-50 đến khi nghỉ chế độ là nghỉ đồng loạt, trong khi đó số CBVC nằm trong độ tuổi dưới 30 là không có, dẫn tới tình trạng hẫng hụt, không đảm bảo cho sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ.
ngành quan tâm, nhưng về mặt triển khai thực hiện đi vào cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi số cán bộ viên chức cao tuổi tuy thiếu bằng cấp chuyên môn hoặc không có điều kiện đi học thêm kiến thức nhưng bù lại họ có những kinh nghiệm giải quyết công việc, tháo gỡ các vướng mắc kịp thời. Nếu mà kết hợp cơ cấu tuổi một cách hài hoà, hợp lý được những người đi trước giúp đỡ truyền kinh nghiệm thực tiễn thì thế hệ trẻ sẽ đảm đương và nắm bắt được tình hình đáp ứng tốt nhu cầu công việc.
Số lượng CBVC theo giới tính
Bảng 4.3. Cơ cấu phân theo giới tính của cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín
giai đoạn 2018-2020
Cơ cấu giới tính
2018 2019 2020
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 8 24,25 8 21,63 4 12,5
Nữ 25 75,75 29 78,37 28 87,5
Tổng 33 100 37 100 32 100
Nguồn: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (2020)
Về cơ cấu giới tính của đội ngũ CBVC Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín thì nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Cụ thể: năm 2018 tỷ lệ CBVC là nữ giới chiếm 75,75% và nam giới chiếm 24,25% năm 2019 tỷ lệ nữ giới – nam giới không có sự thay đổi lớn (78,37% và 21,63%), năm 2020 tỷ lệ nữ giới – nam giới tiếp tục được kéo dãn (87,5% và 12,5%)%). Tỷ lệ CBVC là nữ giới ngày càng tăng lên và tỷ lệ CBVC là nam giới ngày càng giảm xuống cho thấy cơ cấu giới tính của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên đang có sự mất cân bằng. lí do là càng ngày càng ít nam giới tham gia ngành Giáo dục nên dẫn đến sự mất cân bằng giới tính.
4.1.2 Thực trạng chất lượng cán bộ viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên nghiệp-Giáo dục thường xuyên
4.1.2.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Tín theo phẩm chất chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật
Xuất phát từ tính chất đặc thù trong nhiệm vụ của Ngành là mang tính phục vụ, đối tượng là phục vụ là những người học. Nhận thức được tính đặc thù đó, trong những năm qua Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Tín đã chú trọng đến công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, đạo đức nghề nghiệp cho CBVC thực thi nhiệm vụ; thường xuyên tổ chức phát động phong trào thi đua sâu, rộng toàn trung tâm về việc thực hiện tấm gương người tốt, việc tốt; qua phát động đã chọn ra những tấm gương điển hình tiên tiến và và có những hình thức khen thưởng, biểu dương kịp thời, nhằm tạo sự lan tỏa, động viên, khích lệ đến CBVC của trung tâm. mặt khác, thường xuyên chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính sơ cứng sang sang phong cách phục vụ.
Vì vậy nhìn chung đội ngũ Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Tín đều có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và ý thức phục vụ tốt. Tuy nhiên, nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan thì còn một số CBVC ý thức phục vụ chưa cao, thái độ, phong cách phục vụ chưa chuẩn mực, làm cho người học bức xúc, kêu ca, phàn nàn. Cá biệt còn có CBVC đã vi phạm phẩm chất đạo đức trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ đến mức bị xử lí kỷ luật.
Một số CBVC chưa thực sự nắm vững, đường lối sâu sắc của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. kết quả thực hiện các Nghị quyết, văn bản pháp luật ở cơ sở còn kém hiệu quả, thiếu sự sáng tạo. Năng lực tổ chức, truyền đạt với người học, tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu và uy tín ở một bộ phận CBVC còn thấp, không kịp thời nắm bắt diễn biến tâm lý, những vấn đề này sinh của người học.
ý thức tổ chức kỷ luật của một số CBVC chưa nghiêm túc, như: tác phong làm việc chậm chạp, trì trệ làm cho người học bối rối, tiếp thu chậm.
4.1.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Tín theo trình độ
a. Trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn của CBVC Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên khá tốt, tỷ lệ CBVC có trình độ từ Cao Đẳng trở lên chiếm trên 50% và tăng dần qua các năm. Ngược lại, số lượng CBVC có trình độ từ Trung cấp, Sơ cấp lại có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do trong đợt tuyển dụng năm 2020 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên chỉ tuyển những đối tượng có trình độ Đại học trở lên. Bên cạnh đó, một số CBVC có trình độ chuyên môn dưới Cao Đẳng đã đi học để nâng cao trình độ.
Bảng 4.4. Trình độ chuyên môn của CBVC Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%)
Bình quân Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 19/18 20/19 ThS 0 0 1 2,7 1 3,125 0 100 0 Đại học 30 90,9 34 91,9 29 90,62 113.3 85,29 98,3 Trung cấp 3 9,09 2 5,4 2 6,25 66,6 100 81,6 Tổng 33 100 37 100 32 100 112,12 86,48 98,46
Nguồn: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (2020) Bảng tổng hợp trên cho thấy, trình độ chuyên môn đội ngũ CBVCTrung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Tín chưa có sự dao động đáng kể trong vòng 3 năm trở lại đây ( 2018-2020): Số CBVC có trình độ trên đại học rất ít so với toàn Trung tâm và không có sự thay đổi từ năm 2018-2020, số CBVC có trình độ đại học là 29 người( chiếm 90,62%) giảm so với (năm 2019 là 5 người )và (2018 là 1 người) do có sự luân chuyển và một số cán bộ viên chức nghỉ hưu.Số CBVC có trình độ trung cấp còn lại là 2 người chiếm (6,25%), đã giảm dần từ 9,09%(năm 2018)(xuống 6,25%)(năm 2020)
b. Trình độ ngoại ngữ, tin học Trình độ ngoại ngữ
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng trên mọi phương diện, thì ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp hết sức quan trọng và cần thiết (chủ yếu là tiếng anh). Do đó, Trình độ ngoại ngữ là điều kiện gắn liền với tuyển dụng đầu vào. Nghĩa là khi tuyển dụng, Ngành đã yêu cầu thí sinh phải có trình độ ngoại ngữ (tối thiểu là trình độ B1 theo khung ngoại ngữ 6 bậc hiện nay). Trong quy định về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý của nhà nước và của Ngành, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cũng là yêu cầu cần có khi xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại. Theo điều tra tỷ lệ CBVC có chứng chỉ ngoại ngữ của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục Thường Xuyên huyện Thường Tín đạt 100%. Hiện nay một số CBVC mới sử dụng chứng chỉ tiêu chuẩn b1 (Khung năng lực 6 bậc hiện nay) và một số cán bộ lâu năm vẫn còn sử dụng chứng chỉ cũ theo các cấp độ A,B,C ngại không muốn học lên. Tuy nhiên, thực tế khả năng đọc, viết và giao tiếp bằng ngoại ngữ là rất hạn chế, xuất phát từ thực tế ít có điều kiện sử dụng ngoại ngữ trong công việc chuyên môn. Mặt khác chứng chỉ ngoại ngữ chỉ là điều kiện cần khi tuyển dụng.
Trình độ tin học
Kỹ năng về tin học không phải kỹ năng quyết định trực tiếp chất lượng công việc của CBVC, tuy nhiên, đó lại là những công cụ đắc lực nâng cao hiệu quả công việc của họ, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thời kỳ của công nghệ số. Cùng với ngoại ngữ, trình độ tin học là một trong những quy định của nhà nước về tiêu chuẩn của CBVC khi tuyển dụng.
Về cơ bản, trình độ tin học của đội ngũ CBVC tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Tín đáp ứng theo yêu cầu của nhiệm vụ. Cũng như trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học cũng là một điều kiện bắt buộc đối với mỗi thí sinh tham dự kỳ thi tuyển dụng đầu vào của trung tâm (tối thiểu là chứng chỉ A) và hầu như toàn bộ CBVC của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín đều có chứng chỉ tin học trở lên). Vì vậy trình độ tin học của đội ngũ CBVC trong trung tâm tương đối cao, chỉ có một số người cao tuổi, do đã vào trung tâm từ
lâu hoặc chuyển công tác tư ngành khác sang chưa có, nhưng cũng đã được cử đi bồi dưỡng hoặc ít nhất cũng hướng dẫn để họ có thể sử dụng trong công việc.
Đây là tiền đề cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực thi