2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.2 Kinh nghiệm của môt số địa phương về nâng cao chất lượng cán bộ,viên
chức ngành Giáo dục.
2.2.2.1 Kinh nghiệm của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục Thường Xuyên huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa
Để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, một trong những giải pháp được lãnh đạo Trung tâm tập trung chỉ đạo thực hiện đó là chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có chun mơn, ln tâm huyết, tận tụy, có trách nhiệm với sự nghiệp trồng người và đến nay Trung tâm đã có 18 giáo viên giỏi cấp tỉnh (chiếm tỷ lệ 70%). Cùng với đó, hàng năm, Trung tâm luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực; ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học, chuyển từ việc truyền thụ kiến thức sang cung cấp thông tin và hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu cho học sinh; học nghề đi đôi với thực hành; thường xuyên đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học theo Thông tư số 30/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời chủ động sắp xếp vị trí việc làm của của cán bộ, giáo viên phù hợp với thực tiễn; khuyến khích cán bộ, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, áp dụng vào quá trình giảng dạy; đồng thời tăng cường thao giảng, dự giờ, đánh giá chất lượng giảng dạy, từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung các phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục... Kết quả, năm học 2018 - 2019, tỷ lệ giáo viên có giờ dạy giỏi cấp trung tâm 18/26 giáo viên, đạt 69,2%; 100% giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên đạt yêu cầu; có 5 sáng kiến kinh nghiệm xếp loại cấp huyện và đã gửi về hội đồng sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh. Về cơ sở vật chất, đến nay Trung tâm đã được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tương đối đồng bộ, đảm bảo tốt nhất các điều kiện dạy, học và thực hành cho học sinh, với tổng kinh phí đầu tư gần 6,5 tỷ đồng (trong đó gần 1,5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia).
Mặc dù cơ sở vất, đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh, nhưng có thời điểm hoạt động của Trung tâm vẫn gặp rất khó khăn, nhất là số lượng học sinh ít. Trong đó, giai đoạn từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2017 - 2018, số lượng học sinh giảm sâu, mỗi khóa chỉ từ 4 đến 5 lớp, với tổng
học sinh mỗi năm chỉ trên dưới 400 em... Tuy nhiên, với sự nỗ lực, vượt qua khó khăn của cán bộ, giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học, số lượng tuyển sinh những năm gần đây bắt đầu tăng dần. Năm học 2018 - 2019 Trung tâm có 10 lớp học văn hóa và trung cấp nghề (tăng 3 lớp so với năm học 2017 – 2018), với tổng số trên 500 em và đến năm học 2019 - 2020 đã lên 17 lớp với trên 700 em. Cùng với đó, chất lượng giáo dục cũng không ngừng được nâng lên, năm học 2018-2019 có 99,2 % học sinh lớp 12 tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia (đạt tỷ lệ đỗ cao của ngành học trên địa bàn tỉnh), 1 em trượt tốt nghiệp (trong tốp ít nhất trong các trường THPT trên địa bàn huyện); có 12 học sinh đăng ký xét tuyển đại học, trong đó 10 em trúng tuyển đại học. Về chất lượng giáo dục mũi nhọn, năm học 2018-2019, Trung tâm có 10 học sinh dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh các mơn văn hóa và đã đạt 16 giải (1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 5 giải Ba và 8 giải Khuyến khích).
Cùng với dạy học văn hóa, những năm qua, Trung tâm ln chú trọng việc đào tạo nghề, nhất là những ngành nghề trọng điểm, phù hợp với địa phương và nhu cầu người học như: May công nghiệp, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, cơ khí, gị, hàn, điêu khắc gỗ và chế biến lâm sản... với tổng số hàng trăm học sinh/năm. 100% học viên tham gia học tập văn hóa tại Trung tâm đều được học 1 nghề phổ thông do giáo viên Trung tâm đào tạo. Ngoài ra, từ năm 2017 đến nay Trung tâm còn liên kết đào tạo nghề với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong và ngồi tỉnh, như: Cao đẳng nghề Lilama1 Ninh Bình; Cao đẳng nghề công nghệ, kinh tế và chế biến lâm sản Hà Nam; Phân viện Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội tại thị xã Bỉm Sơn; Trung cấp nghề Nga Sơn; Cao đẳng Nơng lâm Thanh Hóa... Sau khi được đào tạo nghề trên 40% có việc làm.
Để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc phân luồng học sinh sau THCS, đồng thời đáp ứng yêu cầu học văn hóa, học nghề cho học sinh sau tốt nghiệp THCS, những năm tới Trung tâm GD nghề nghiệp-GDTX huyện tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học gắn với phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục; kết hợp đánh giá trong quá trình, đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; tổ chức tốt việc dạy học phân hóa phù hợp với năng lực, nguyện vọng của học sinh và điều kiện cụ
thể của Trung tâm. Đẩy mạnh bồi dưỡng chuyên môn tại các tổ, đảm bảo giáo viên nắm vững chương trình sách giáo khoa, có kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới việc kiểm tra đánh giá, sử dụng thiết bị dạy học; tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; triển khai thực hiện có hiệu quả đề án xây dựng xã hội học tập, dạy học theo nhu cầu học, cần gì học đó của cộng đồng; làm tốt cơng tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 9, lớp 12, giúp các em lựa chọn con đường lập nghiệp phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội; tích cực ứng dụng cộng nghệ thơng tin vào đổi mới công tác quản lý giáo dục và dạy học; phối hợp hiệu quả với các đơn vị liên kết đào tạo.