Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện thường tín, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44)

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Thường Tín nằm dọc Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Hà Nội 13km về phía Nam, có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì; - Phía Nam giáp huyện Phú Xuyên;

- Phía Đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, với dải ngăn cách tự nhiên là sông Hồng;

- Phía Tây giáp huyện Thanh Oai.

Huyện Thường Tín có tổng diện tích 13.040,89ha, gồm 28 xã, 1 thị trấn. Dân số khoảng 220.689 người.

b, Địa hình

Thường Tín là huyện đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch cao thấp giữa các vùng không đáng kể. Địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Địa hình có độ cao so với mực nước biển từ 5 - 8m. Sự thiếu hụt bồi tích của hệ thống sông đã làm cho bề mặt địa hình của phần lớn diện tích trong đồng phía nam huyện thấp hơn bề mặt của bãi bồi ngoài đê và thường bị úng lụt vào mùa mưa. Vùng đất ngoài bãi nằm dọc theo triền sông lớn có hiện tượng xói lở, chia cắt làm bề mặt thay đổi về hình dạng vùng cũng như diện tích khu đất này.

c, Khí hậu

Thường Tín nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô lạnh, mưa ít.

Thường Tín chịu ảnh hưởng của 2 loại gió rõ rệt, gió đông bắc xuất hiện vào mùa đông và gió đông nam xuất hiện vào mùa hè. Ngoài ra, vào các tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa thỉnh thoảng xuất hiện gió tây nam và đông nam.

d, Thủy văn

Địa bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Nhuệ. - Sông Hồng nằm ở phía đông chạy theo ranh giới huyện Thường Tín, với chiều dài khoảng 20 km, đóng vai trò quan trọng về giao thông đường thủy, là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Sông Nhuệ nằm ở phía tây, cũng là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhánh con của sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu chảy qua với chiều dài 12km, hiện tại lòng sông bị bụi, rác, và thực vật che phủ nên tốc độ dòng chảy chậm. Hệ thống sông ngòi tự nhiên trên được nối với nhau bởi khá nhiều sông đào, kênh dẫn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, giao thông thủy. Đồng thời, các hệ thống sông này cũng tạo nên một diện tích đất phù sa màu mỡ.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Với xuất phát điểm thấp, nhưng đến nay, huyện Thường Tín đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Năm 2019, với sự đồng thuận, ủng hộ của doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn và sự vào cuộc của các ngành các cấp chính quyền với những giải pháp linh hoạt đã hoàn thành 16/16 tiêu chí thành phố giao và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Thu ngân sách tăng cao, tổng thu ngân sách nhà nước trên 823 tỷ đồng, đạt 141,32% dự toán thành phố giao và đạt 109,94% dự toán huyện giao sau điều chỉnh, tăng 40,59% so với năm 2018. Tổng thu ngân sách địa phương ước đạt hơn 2.205 tỷ đồng trong đó (thu chuyển nguồn đạt hơn 256 tỷ đồng, thu kết dư đạt gần 200 tỷ đồng). Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Theo đó, năm 2020 huyện Thường Tín đã chủ động tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND Thành phố công nhận 28/28 xã thuộc địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, tiếp tục rà soát kiểm tra các tuyến đường đăng ký theo đề án 04/ĐA-UBND ngày 12/7/2017 của UBND huyện Thường Tín, phấn đấu đạt mục tiêu huyện NTM vào cuối năm 2020.

Tập trung đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, tiếp tục hỗ trợ xây dựng giao thông thôn xóm theo cơ chế đặc thù. Đến nay, 100% hệ thống đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, đường liên thôn, xóm đã xây dựng xong đạt chuẩn, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện; 100% các tuyến đường ngõ, đường xóm đã được xây dựng và đảm bảo sạch, không lầy lội vào mùa mưa. 100% các tuyến đường trục chính nội đồng đã được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện, đảm bảo vận chuyển hàng hóa.

Nhằm khai thác và phát huy các lợi thế, đảm bảo phát triển bền vững, năng động, hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020 trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2019. Huyện Thường Tín tập trung thực hiện tiếp tục đảm bảo giữ vững, ổn định an ninh chính trị tại địa bàn; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong đó đề ra mục tiêu phát triển giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 14,9% so với năm 2019; đảm bảo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, thu chi ngân sách địa phương đạt 1.652.484 triệu đồng; tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo,..

3.1.3. Đặc điểm giới thiệu về Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Tín.

Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Tín hiện nay đặt tại vị trí thuộc tiểu khu Trần Phú, thị trấn Thường Tín, Huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.

Trước năm 1993 trung tâm có tên là Trường Bổ túc văn hóa. Chức năng chủ yếu của nhà trường ở giai đoạn này là dạy học Bổ túc văn hóa cho người học mọi lứa tuổi với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho huyện nhà. Giai đoạn này người học chủ yếu là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cấp xã, cấp huyện và những người dân có nhu cầu nâng cao trình độ văn hóa. Năm 1993 được đổi tên là Trung tâm giáo dục thường xuyên Thường Tín và trực thuộc Sở GD và ĐT tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)

Năm 2016 với xu hướng nhu cầu học tập nâng cao trình độ văn hóa và học nghề của nhân dân ở mọi lứa tuổi ngày càng nhiều. Thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước và Thành phố Hà Nội về xây dựng xã hội học tập, nhà trường được mở rộng quy mô đào tạo với nhiệm vụ, mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở mội lứa tuổi và mội đối tượng người học góp phần vào việc phát triển KT-XH cho địa phương. Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín được sát nhập

với Trung tâm kỹ thuật tổng hợp Thường Tín và mang tên cho tới nay là “Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín” trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Thường Tín thành phố Hà Nội.

- Về cơ cấu tổ chức:

Giám đốc và không quá 2 Phó giám đốc;

Các tổ chuyên môn, nghiệp vụ, gồm: Tổ Giáo vụ; Tổ hành chính- Tổng hợp; Tổ Đào tạo nghề- Hướng nghiệp; Tổ Giáo dục thường xuyên; Tổ sản xuất, dịch vụ,phục vụ đào tạo nghề nghiệp.

Về chức năng nhiệm vụ:

Trung tâm GDNN-GDTX trực thuộc UBND quận huyện thị xã có chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên trên địa bàn quận , huyện , thị xã theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 3 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

Tổ chức thực hiện các trương trình giáo dục thường xuyên bao gồm; chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân;

Tổ chức xây dựng và thực hiện các trương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh tổ chức tuyển sinh

Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới

phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh; Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm chủ yếu là: Hoạt động giáo dục thường xuyên và hoạt động dạy nghề như:

- Dạy học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngoại ngữ, tin học ứng dụng; các chương trình đào tạo cập nhật kiến thức kỹ năng... và các hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

- Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nông nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất...

- Tổ chức liên kết đào tạo các ngành nghề từ trung cấp đến đại học theo mô hình liên kết đặt địa điểm.

Hiện nay, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Tín đang thuwch hiện đồng thời ba nhiệm vụ chính:

- Thứ nhất: Thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp - Thứ hai: Thực hiện hoạt động giáo dục Thường xuyên - Thứ ba: Thực hiện hoạt động hướng nghiệp

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn 1 lớp của mỗi khối thuộc trung tâm Giáo dục nghề ngiệp-giáo dục Thường Xuyên huyện Thường Tín để tiến hành nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1 Thông tin thứ cấp

Số liệu thống kê có liên quan qua các năm; Các báo cáo tổng kết của UBND huyện, Sở Giáo dục, ...

Số TT Thông tin cần thu thập Nguồn thu thập

1 Đặc điểm tình hình, kết quả đào tạo, bồi dưỡng cho CBVC, ...

Trung tâm giáo dục huyện

2 Các phương pháp nghiên cứu

Các nghiên cứu trước, bài viết có liên quan

3 Các thông tin, số liệu khác cần thiết liên quan đến đề tài

Các Website

3.2.2.2 Thông tin sơ cấp

Thu thập thông qua quá trình thực tế qua các phiếu điều tra để thu thập thông tin đối với CBVC tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Điều tra tại các phòng, các tổ chuyên môn.

Nội dung chính của phiếu điều tra bao gồm:Tên, tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn; Chức vụ, vị trí công tác; Đánh giá về đào tạo, hạn chế, nguyên nhân, hướng khắc phục; Năng lực, thái độ thực thi công vụ của CBVC.

Bảng 3.1. Phân bổ đối tượng và phương pháp thu thập thông tin

STT Đối tượng thu thập Số lượng Phương pháp

1 Lãnh đạo Trung tâm và các tổ chuyên môn, tổ giúp việc thuộc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

14 Điều tra, phỏng vấn

2 Cán bộ, viên chức chuyên môn 18 Điều tra 3 Ý Kiến của học sinh

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện

30 Điều tra

Tổng số mẫu 62

Trình tự thu thập dữ liệu thực hiện như sau:

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi trên nền tảng các thông tin cần thu thập, chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi và phỏng vấn thử, tiếp đến hoàn chỉnh bảng câu hỏi (Mẫu

theo phụ lục đính kèm).

Bước 2: Gửi phiếu điều tra cho các đối tượng.

Bước 3: Sau khi các đối tượng trả lời, thu thập lại các phiếu điều tra

3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin:

Số liệu được nhập vào excel theo phiếu điều tra sau đó tính toán, xử lý.

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu nhập được về chất lượng cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục Thường Xuyên. Thống kê mô tả biểu diễn dữ liệu qua các bảng số liệu bao gồm các số tuyệt đối, tương đối tóm tắt về dữ liệu để mô tả chất lượng cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục Thường Xuyên, thành phố Hà Nội.

3.2.4.2 Phương pháp so sánh

Trên cơ sở số liệu điều tra, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá các hoạt động của cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục Thường Xuyên theo thời gian và không gian, so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng của cán bộ, viên chức. So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, đánh giá những nét chung, nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng chất lượng của cán bộ, viên chức và đưa ra các giải pháp cụ thể, tối ưu nhất để nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- giáo dục Thường Xuyên, thành phố Hà Nội.

3.2.4.3. Phương pháp đánh giá cho điểm

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức

Số lượng CBVC của Trung tâm GDNN-GDTX, huyện Thường Tín Số lượng CBVC của từng tổ chuyên môn, tổ giúp việc

Cơ cấu CBVC theo lứa tuổi Cơ cấu CBVC theo giới tính Cơ cấu CBVC theo trình độ

3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng

Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ.

Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu về phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, tác phong làm việc.

3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực

Khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của CBVC Đánh giá kỹ năng thực thi công việc của CBVC

Đánh giá của người học đối với thái độ phục vụ của CBVC

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, VIÊN CHỨC CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1 Về số lượng cán bộ, viên chức theo đơn vị công tác, độ tuổi và giới tính

Số lượng cán bộ, viên chức theo đơn vị công tác

Theo số liệu Phòng Tổ chức – Hành chính – Tài vụ của Trung tâm giáo dục huyện năm 2020, toàn Trung tâm có 32 CBVC (không kể LĐHĐ theo Quyết định 58/TTg, LĐHĐ theo Nghị định 68/CP và LĐHĐ trong chỉ tiêu thỏa thuận Sở Nội vụ)

Bảng 4.1. Số lượng cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện thường tín giai đoạn 2018-2020

TT Tên đơn vị Số lượng (người) So sánh (%) Bình

quân 2018 2019 2020 19/18 20/19 1 Giáo viên 17 20 18 117,64 90,00 102,89 2 Nhân viên 13 14 11 107,69 78,57 91,98 3 Lãnh đạo 3 3 3 100 100 100 Tổng số 33 37 32 113,33 85,29 98,31

Nguồn: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (2020)

Qua bảng số liệu (bảng 4.1) cho thấy năm 2019 trong số lượng CBVC Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín có sự biến động không mấy đáng kể so với năm 2018 (tăng 12,12%). Nguyên nhân là do có sự tiến hành tuyển dụng CBVC. Đến năm 2020 số lượng CBVC lại giảm còn 32 người (giảm 13,51%). Lý do là trong năm 2020, Trung tâm có một số CBVC về hưu và luân chuyển công tác.

Bảng 4.2. Cơ cấu phân theo độ tuổi của cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín giai đoạn 2018-2020

T T Cơ cấu tuổi Năm So sánh (%) Bình quân 2018 2019 2020 19/18 20/19 SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Từ 31-40 16 48.48 16 43,24 16 50 100 100 100

Một phần của tài liệu Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện thường tín, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44)