Các giải pháp đã triển khai để nâng cao chất lượng CBVC của Trung tâm

Một phần của tài liệu Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện thường tín, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 66 - 68)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ,VIÊN CHỨC CỦA TRUNG

4.1.4. Các giải pháp đã triển khai để nâng cao chất lượng CBVC của Trung tâm

Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín

4.1.4.1. Cơng tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp cán bộ, viên chức

Quy hoạch CBVC là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp

tạo nguồn để xây dựng đội ngũ CBVC, là việc bố trí, lập kế hoạch trong dài hạn, là sự sắp xếp CBVC nhằm đảm bảo chủ động nguồn nhân lực có chất lượng thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian nhất định.

Bảng 4.10. Dự kiến nhu cầu nhân lực Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục Thường Xuyên huyện Thường Tín trong thời gian tới

Chỉ tiêu Hiện tại Nhu cầu

Chênh lệch Số người Tỷ lệ (%) ThS 1 0 1 100 Đại học 29 35 6 20,68 Cao đẳng, trung cấp 2 0 2 100 Tổng 32 35 3 9.37

Nguồn: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (2020)

Qua bảng 4.10 ta có thể thấy được nhu cầu về nguồn nhân lực của Trung tâm trong thời gian tới là khá ít.Nguồn nhân lực của Trung tâm có bằng đại học dự kiến là 35 người tăng hơn so với năm 2020 là 6 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,68% hầu như là CBVC có trình độ độ đại học và khơng nhận thêm CBVC có trình độ cao đẳng , trung cấp

4.1.4.2. Hoạt động tuyển dụng

Hiện nay hoạt động tuyển dụng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng CBVC của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục Thường Xuyên huyện Thường Tín. Mục tiêu của tuyển dụng là giúp Trung tâm có được lực lượng CBVC mới đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng phục vụ chiến lược phát triển của ngành. Tuyển dụng được những cá nhân có năng lực, trình độ chun mơn là cơ sở để xây dựng đội ngũ CBVC của Trung tâm có chất lượng và cơng tác tuyển dụng địi hỏi phải tuyển đúng người, phù hợp với năng lực, trình độ chun mơn, phát huy được

sở trường của cá nhân.

Công tác tuyển dụng được thực hiện đúng quy định của Nhà nước, công khai, minh bạch. Tuyển dụng theo cả 2 hình thức thi tuyển và xét tuyển. Trong năm 2018 và 2019 trung tâm có tuyển dụng .Năm 2020 Trung tâm đã tuyển dụng được 2 CBVC. Đa số CBVC sau khi tuyển dụng đã được bố trí, sử dụng phù hợp với đặc điểm, tính chất, yêu cầu chun mơn, nghiệp vụ và vị trí việc làm.

4.1.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của CBVC.

Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng là nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi cơng vụ, góp phần xây dựng đội ngũ CBVC có đủ năng lực.

Bảng 4.11. Ý kiến, đánh giá của CBVC về công tác đào tạo, bồi dưỡng

Tiêu chí đánh giá

Tốt Bình thường Chưa được tốt SL n = 30 Tỷ lệ (%) SL n = 30 Tỷ lệ (%) SL n = 30 Tỷ lệ (%)

Thời gian đào tạo, bồi dưỡng 25 83,33 5 16,66 0 0

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng 24 80 6 20 0 0

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng 22 73,33 6 20 2 6,66

Kinh phí 21 70 7 23,33 2 6,66

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2020) Qua số liệu (bảng 4.11) ta thấy rằng: Đa phần các CBVC đều cho rằng thời gian, nội dung đào tạo, bồi dưỡng là tốt. Cụ thể về thời gian, trong 30 CBVC tham gia trả lời khảo sát có 25 người cho rằng thời gian đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, 5 người cho rằng thời gian bình thường và khơng có ai cho rằng thời gian đào tạo, bồi dưỡng chưa phù hợp. Về nội dung, có 24 người cho rằng nội dung đào tạo, bồi dưỡng như vậy là tốt, có 6 người cho rằng bình thường và khơng có ai cho rằng nội dung chưa hợp lý. Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, có 22 người cho rằng phương pháp giảng dạy của các cán bộ giáo viên là tốt, tuy nhiên cũng có đến 6 người cho rằng phương pháp giảng dạy của giáo viên là bình thường và 2 người cho

rằng phương pháp giảng dạy là chưa tốt. Về kinh phí đào tạo bồi dưỡng, có 2 CBVC cho rằng kinh phí khi tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên ngành là chưa hợp lý vì phải học tập trung trong một thời gian nhất định, cơ quan chỉ hỗ trợ 1 phần kinh phí. Ngược lại các CBVC khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học đều hài lịng với mức kinh phí khi tham gia lớp bồi dưỡng, ngồi kinh phí để mua tài liệu học viên khơng phải đóng thêm bất cứ khoản kinh phí nào.

Như vậy sau khi tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng trong thời gian qua, đa số CBVC Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xun huyện Thường Tín có những đánh giá, nhận xét tốt: họ đã được bổ sung nhiều kiến thức mới bổ ích. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số ý kiến xung quanh vấn đề dạy và học như sau: thực tế tại đơn vị hiện nay phương pháp dạy và học là chưa thực sự tốt, chưa theo kịp phương pháp chưa lấy người học làm trung tâm, một số giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống, chưa lôi cuốn được học viên.

Một phần của tài liệu Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện thường tín, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)