Đối với chính phủ và bộ Giáo dục

Một phần của tài liệu Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện thường tín, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 92 - 93)

Cần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để giáo dục đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Nhà nước cần sát sao với việc giáo dục đào tạo gắn với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ CBVC đi kèm với chất lượng tránh tình trạng chạy theo bằng cấp.

Có chính sách đầu tư hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo để tạo chất lượng cao trong công tác đào tạo của Trung tâm đồng thời nâng cao dân trí, làm giảm áp lực Ngành.

Nhà nước cần đa dạng hóa các chuyên ngành đào tạo để đáp ứng nhu cầu của ngành Giáo dục đi kèm với đó là sự thống nhất trong cách đặt tên các chuyên ngành và các nội dung đào tạo từng chuyên ngành để thuận lợi cho quá trình tuyển dụng và sử dụng sau khi tuyển dụng.

Nhà nước cần xây dựng mức lương tối thiểu phù hợp với tình hình thực tế để có sự tương xứng giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động làm việc trong khu vực nhà nước nói chung, đồng thời tạo hứng thú cho đội ngũ CBVC trình độ cao tìm đến với các trường công , cần đổi mới chế độ tiền lương, xây dựng lại bảng lương cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước: cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội một cách khoa học, tính đúng, tính đủ các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng công việc trong tiền lương. Nếu có thể, Nhà nước có thể tách chế độ tiền lương của cán bộ, viên chức, người lao động làm trong các đơn vị sự nghiệp riêng, tạo điều kiện thuận lợi trong cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp để họ tăng tính tự chủ trong thu - chi, các chính sách quản trị nhân lực…

Bộ Giáo dục cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp, hội thảo về nhân lực để giúp các Trung tâm Giáo dục nắm bắt những thông tin kịp thời, từ đó Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục Thường Xuyên huyện Thường Tín có thể xây dựng

kế hoạch nhân lực hợp lý và đưa ra những giải pháp để duy trì, phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.

Bộ Giáo dục cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền triển khai xây dựng văn bản hướng dẫn chuyển ngạch, nâng ngạch để các CBVC sau khi được đào tạo, có văn bằng, chứng chỉ trình độ cao hơn có thể được chuyển ngạch nhanh chóng, giúp đảm bảo chế độ phù hợp với chuyên môn và sự cống hiến của các CBVC, tránh tình trạng CBVC có chuyên môn cao nhưng vẫn giữ ngạch thấp, khi đó sẽ không có điều kiện tự thể hiện bản thân.

Một phần của tài liệu Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện thường tín, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)