Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện thường tín, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44 - 48)

PHẦN 3 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Thường Tín nằm dọc Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Hà Nội 13km về phía Nam, có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì; - Phía Nam giáp huyện Phú Xun;

- Phía Đơng giáp huyện Văn Giang và huyện Khối Châu tỉnh Hưng Yên, với dải ngăn cách tự nhiên là sơng Hồng;

- Phía Tây giáp huyện Thanh Oai.

Huyện Thường Tín có tổng diện tích 13.040,89ha, gồm 28 xã, 1 thị trấn. Dân số khoảng 220.689 người.

b, Địa hình

Thường Tín là huyện đồng bằng sơng Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch cao thấp giữa các vùng khơng đáng kể. Địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Địa hình có độ cao so với mực nước biển từ 5 - 8m. Sự thiếu hụt bồi tích của hệ thống sơng đã làm cho bề mặt địa hình của phần lớn diện tích trong đồng phía nam huyện thấp hơn bề mặt của bãi bồi ngoài đê và thường bị úng lụt vào mùa mưa. Vùng đất ngoài bãi nằm dọc theo triền sơng lớn có hiện tượng xói lở, chia cắt làm bề mặt thay đổi về hình dạng vùng cũng như diện tích khu đất này.

c, Khí hậu

Thường Tín nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đơng khơ lạnh, mưa ít.

Thường Tín chịu ảnh hưởng của 2 loại gió rõ rệt, gió đơng bắc xuất hiện vào mùa đơng và gió đơng nam xuất hiện vào mùa hè. Ngoài ra, vào các tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa thỉnh thoảng xuất hiện gió tây nam và đơng nam.

d, Thủy văn

Địa bàn huyện có 2 con sơng lớn chảy qua là sông Hồng và sông Nhuệ. - Sơng Hồng nằm ở phía đơng chạy theo ranh giới huyện Thường Tín, với chiều dài khoảng 20 km, đóng vai trị quan trọng về giao thơng đường thủy, là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Sơng Nhuệ nằm ở phía tây, cũng là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát nước quan trọng cho sản xuất nơng nghiệp.

Ngồi ra trên địa bàn huyện cịn có nhánh con của sơng Tơ Lịch, sơng Kim Ngưu chảy qua với chiều dài 12km, hiện tại lịng sơng bị bụi, rác, và thực vật che phủ nên tốc độ dòng chảy chậm. Hệ thống sơng ngịi tự nhiên trên được nối với nhau bởi khá nhiều sông đào, kênh dẫn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, giao thông thủy. Đồng thời, các hệ thống sông này cũng tạo nên một diện tích đất phù sa màu mỡ.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Với xuất phát điểm thấp, nhưng đến nay, huyện Thường Tín đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Năm 2019, với sự đồng thuận, ủng hộ của doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn và sự vào cuộc của các ngành các cấp chính quyền với những giải pháp linh hoạt đã hồn thành 16/16 tiêu chí thành phố giao và hồn thành vượt kế hoạch đề ra. Thu ngân sách tăng cao, tổng thu ngân sách nhà nước trên 823 tỷ đồng, đạt 141,32% dự toán thành phố giao và đạt 109,94% dự toán huyện giao sau điều chỉnh, tăng 40,59% so với năm 2018. Tổng thu ngân sách địa phương ước đạt hơn 2.205 tỷ đồng trong đó (thu chuyển nguồn đạt hơn 256 tỷ đồng, thu kết dư đạt gần 200 tỷ đồng). Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Theo đó, năm 2020 huyện Thường Tín đã chủ động tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồn thiện hồ sơ đề nghị UBND Thành phố công nhận 28/28 xã thuộc địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, tiếp tục rà soát kiểm tra các tuyến đường đăng ký theo đề án 04/ĐA-UBND ngày 12/7/2017 của UBND huyện Thường Tín, phấn đấu đạt mục tiêu huyện NTM vào cuối năm 2020.

Tập trung đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, tiếp tục hỗ trợ xây dựng giao thơng thơn xóm theo cơ chế đặc thù. Đến nay, 100% hệ thống đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, đường liên thơn, xóm đã xây dựng xong đạt chuẩn, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện; 100% các tuyến đường ngõ, đường xóm đã được xây dựng và đảm bảo sạch, không lầy lội vào mùa mưa. 100% các tuyến đường trục chính nội đồng đã được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện, đảm bảo vận chuyển hàng hóa.

Nhằm khai thác và phát huy các lợi thế, đảm bảo phát triển bền vững, năng động, hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020 trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2019. Huyện Thường Tín tập trung thực hiện tiếp tục đảm bảo giữ vững, ổn định an ninh chính trị tại địa bàn; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong đó đề ra mục tiêu phát triển giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 14,9% so với năm 2019; đảm bảo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, thu chi ngân sách địa phương đạt 1.652.484 triệu đồng; tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo,..

3.1.3. Đặc điểm giới thiệu về Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Tín.

Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Tín hiện nay đặt tại vị trí thuộc tiểu khu Trần Phú, thị trấn Thường Tín, Huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.

Trước năm 1993 trung tâm có tên là Trường Bổ túc văn hóa. Chức năng chủ yếu của nhà trường ở giai đoạn này là dạy học Bổ túc văn hóa cho người học mọi lứa tuổi với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho huyện nhà. Giai đoạn này người học chủ yếu là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cấp xã, cấp huyện và những người dân có nhu cầu nâng cao trình độ văn hóa. Năm 1993 được đổi tên là Trung tâm giáo dục thường xuyên Thường Tín và trực thuộc Sở GD và ĐT tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)

Năm 2016 với xu hướng nhu cầu học tập nâng cao trình độ văn hóa và học nghề của nhân dân ở mọi lứa tuổi ngày càng nhiều. Thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước và Thành phố Hà Nội về xây dựng xã hội học tập, nhà trường được mở rộng quy mô đào tạo với nhiệm vụ, mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở mội lứa tuổi và mội đối tượng người học góp phần vào việc phát triển KT-XH cho địa phương. Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín được sát nhập

với Trung tâm kỹ thuật tổng hợp Thường Tín và mang tên cho tới nay là “Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín” trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Thường Tín thành phố Hà Nội.

- Về cơ cấu tổ chức:

Giám đốc và khơng q 2 Phó giám đốc;

Các tổ chun mơn, nghiệp vụ, gồm: Tổ Giáo vụ; Tổ hành chính- Tổng hợp; Tổ Đào tạo nghề- Hướng nghiệp; Tổ Giáo dục thường xuyên; Tổ sản xuất, dịch vụ,phục vụ đào tạo nghề nghiệp.

Về chức năng nhiệm vụ:

Trung tâm GDNN-GDTX trực thuộc UBND quận huyện thị xã có chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên trên địa bàn quận , huyện , thị xã theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 3 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

Tổ chức thực hiện các trương trình giáo dục thường xuyên bao gồm; chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao cơng nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chun mơn, nghệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân;

Tổ chức xây dựng và thực hiện các trương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh tổ chức tuyển sinh

Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới

phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh; Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm chủ yếu là: Hoạt động giáo dục thường xuyên và hoạt động dạy nghề như:

- Dạy học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT; bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ ngoại ngữ, tin học ứng dụng; các chương trình đào tạo cập nhật kiến thức kỹ năng... và các hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

- Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nông nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất...

- Tổ chức liên kết đào tạo các ngành nghề từ trung cấp đến đại học theo mơ hình liên kết đặt địa điểm.

Hiện nay, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thường Tín đang thuwch hiện đồng thời ba nhiệm vụ chính:

- Thứ nhất: Thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp - Thứ hai: Thực hiện hoạt động giáo dục Thường xuyên - Thứ ba: Thực hiện hoạt động hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện thường tín, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)