Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện thường tín, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 37 - 40)

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một trong những bí quyết của quốc gia này nằm ở chiến lược phát triển nhân sự xuất sắc. Thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng nhân sự không chỉ trong khu vực kinh tế tư nhân mà trong cả khối cơ quan Nhà nước để đáp ứng khả năng cạnh tranh ở quy mơ tồn cầu là mục tiêu mà Chính phủ Hàn Quốc đặt ra và mục tiêu ấy đã thành hiện thực.

a) Cải thiện ngoại ngữ

Thơng qua các chính sách thay đổi giáo dục từ mầm non, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra tiêu chuẩn tiếng Anh quốc tế vào chương trình đào tạo nhằm nâng

cao trình độ ngoại ngữ cho các công dân tương lai.

Trong hoạt động tuyển dụng, hầu hết các ứng viên khi nộp hồ sơ đều phải chứng minh được năng lực tiếng Anh giao tiếp và học thuật của mình qua chứng chỉ TOEIC hoặc TOEFL.

Ở vòng tiếp theo, các ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn trực tiếp và họ phải thể hiện được khả năng tư duy, tranh luận, thuyết phục, trình bày ý tưởng trước các chuyên gia bằng tiếng Anh. Nhờ làm cách này, mặt bằng chung về ngoại ngữ của nguồn nhân lực Hàn Quốc tăng đáng kể.

b) Linh hoạt và dạng hóa đối tượng tuyển dụng

Ngồi việc tuyển chọn những sinh viên mới tốt nghiệp theo kiểu truyền thống, các doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ cũng chào đón những người lao động trung niên, phụ nữ, chuyên gia, lao động nước ngoài và du học sinh tại Hàn Quốc. Mục đích là tạo ra sự đa dạng về văn hóa và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều đối tượng khác nhau (Phan Hồng Giang, 2016).

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới với diện tích 378.000 km2, là một quốc gia coi trọng con người, luôn đặt giáo dục con người lên hàng đầu. Từ thời kỳ Thiên Hoàng Minh Trị, tư tưởng này đã được xem trọng. Bởi xem trọng con người, xem trọng người tài sẽ là địn bẩy giúp cho đất nước có thể phát triển bền vững. Nhật Bản trong những thập kỷ qua đã khẳng định mình là quốc gia vững mạnh trên tất cả mọi mặt, bởi họ luôn lấy hiền tài làm trọng để phát huy những thế mạnh khác. Cách giáo dục của họ đã tạo dựng nguồn nhân lực sự cần cù, lịng kiền trì, bền bỉ, kỷ luật lao động nghiêm, trung thành tận tụy với công việc và gắn bó sống cịn với tổ chức mà họ đang làm việc.

Để đảm bảo thường xuyên nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Nhật khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành hệ thống giáo dục hay đào tạo nghề trong các công ty, doanh nghiệp. Cùng với việc tăng cường giáo dục – đào tạo (nhất là đào tạo nghề), Chính phủ có chính sách ưu đãi đối với lực lượng lao động có trình độ chun mơn giỏi, tay nghề cao, đồng thời khích lệ hoạt động sáng tạo của người lao động thích ứng với mọi điều kiện. Về sử dụng và quản lý nguồn nhân lực, Nhật thực hiện chế độ lên lương và tăng thưởng theo thâm niên. Như vậy, phương thức đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của Nhật Bản là phát huy cao

độ tính chủ động sáng tạo của người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có khả năng thích ứng nhanh với điều kiện làm việc luôn thay đổi và nhạy bén trong việc làm chủ công nghệ và các hình thức lao động mới (Cảnh Chí Hồng và Trần Vĩnh Hoàng, 2013).

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Trung quốc

Trung Quốc với dân số 1,4 tỷ người, diện tích tự nhiên 9.597 km2, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành nước hiện đại và phát triển kinh tế. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc một mặt nhấn mạnh yếu tố tự lực tự cường, mặt khác khơng ngừng tìm tịi áp dụng các cơng nghệ và các phương pháp quản lý tiên tiến của nước khác, trong đó phải kể đến sự nhấn mạnh về phát triển nguồn nhân lực. Từ sau giải phóng (1949), Trung Quốc thực hiện chính sách đầu tư mạnh cho phát triển giáo dục. Ưu tiên giáo dục – đào tạo trong nước, đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo, nâng cấp nội dung chương trình; ưu tiên cho việc cập nhật tri thức mới, công nghệ mới, mời chuyên gia, .... Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc chú trọng việc gửi lưu học sinh theo học tại các nước phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Pháp. Từ năm 1979 đến 1983, Trung Quốc đã gửi 11.700 sinh viên đi học ở nước ngoài, bằng số sinh viên gửi ra nước ngoài từ 1949 đến 1978. Từ năm 1979 đến 1987, hơn 40.000 sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài học tập ở 73 nước, đồng thời cũng trong thời kỳ đó, hơn 18.000 sinh viên tốt nghiệp trở về nước làm việc. Trung Quốc một mặt vẫn gửi lưu học sinh ra nước ngoài học tập, mặt khác cải cách nền giáo dục đại học theo các phương hướng: đa dạng hóa các cấp đào tạo và các hình thức trường lớp, giao cho các trường đại học và các trường tổng hợp nhiệm vụ lập thêm các chi nhánh đào tạo, các khóa đào tạo ngắn hạn, các khóa đặc biệt đào tạo cán bộ kỹ thuật, ..., thành lập các trường trung học dạy nghề và tăng số lượng sinh viên các loại, tăng cường đào tạo sau đại học.

Như vậy, đến nay Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã chứng minh một hướng đi đúng trong phát triển nguồn nhân lực để phục vụ quá trình phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là tăng trưởng kinh tế gắn với giáo dục đào tạo. (Cảnh Chí Hồng và Trần Vĩnh Hồng, 2013)

Một phần của tài liệu Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện thường tín, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 37 - 40)