PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ,viên chức Trung
HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.3.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín
1. Mục tiêu định hướng phát triển của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín
Trong những năm gần đây, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín đã chuyển hướng theo chức năng nhiệm vụ của một Trung tâm Giáo dục cấp huyện chuyên sâu hơn về công tác giảng dạy. Nhu cầu dạy và học của học sinh ngày càng cao. Hàng năm Trung tâm ln hồn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao ở mức cao. Hiện tại, Trung tâm đã có đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn sâu, điều kiện cơ sở vật chất được cải thiện.
Trước yêu cầu đặt ra nêu trên, nhiệm vụ trọng tâm đặt ra đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín là phải xây dựng được đội ngũ CBVC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo đó, trong giai đoạn từ nay đến năm 2022 đội ngũ CBVC của Trung tâm phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau:
-Về phẩm chất chính trị: Trung thành với Tổ quốc; chấp hành đúng đườn
lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật; tận tụy phục vụ nhân dân; có đạo đức lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực.
-Về trình độ và năng lực: Được đào tạo và trang bị kiến thức trên các lĩnh vực chuyên môn, thành lập thêm các tổ chuyên môn để đảm bảo công tác giảng dạy ngày càng được nâng cao về chất lượng, tăng số CBVC có trình độ Đại học trở lên, giảm số CBVC có trình độ trung cấp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các giải pháp tuyển dụng, đào tạo và duy trì đội ngũ CBVC chất lượng cao. Nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, các kiến thức xã hội khác của đội ngũ CBVC nói chung và của đội ngũ quản lý nói riêng để tăng cường cơng tác quản lý, kiểm tra, giám sát để hoạt động chuyên môn được đảm bảo.
-Về cơ cấu của đội ngũ CBVC:
Phải có số lượng thích hợp, cơ cấu về ngạch bậc, trình độ, tuổi tác, giới tính
đồng bộ và hợp lý.
Để đạt được các mục tiêu, yêu cầu về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC nêu trên, cần xác định rõ:
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập của đội ngũ CBVC trong thời gian qua, nhanh chóng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của ngành Giáo dục thời kỳ mới, có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho người học;
Nâng cao chất lượng đội ngũ Trung tâm Giáo dục là chuẩn bị nguồn lực cho giai đoạn phát triển kế tiếp của Trung tâm, tạo điều kiện để đội ngũ CBVC có thể cống hiến cao nhất và nhanh chóng trưởng thành. Đảm bảo để Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín có đội ngũ CBVC có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn phát triển mới.
2. Mục tiêu và các định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín
Nhận thức rõ đội ngũ CBVC là nhân tố quan trọng quyết định đến chất
lượng dạy và học. Để Trung tâm phát triển bền vững phải có nguồn nhân lực tốt, có sức khỏe, năng động, sáng tạo, đặc biệt là đội ngũ CBVC phải đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục.
Con người là vốn quý nhất, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Vì thế với Trung tâm, cần nhất quán trong tư tưởng, nhận thức và hành động về vai trò của đội ngũ CBVC, coi trọng nhân tố chất lượng của đội ngũ CBVC trong sự nghiệp phát triển, từ đó có biện pháp cụ thể và phù hợp đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển tổ chức.Với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Thường Tín cần xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC phù hợp với chiến lược phát triển trong từng thời kỳ, đồng thời gắn liền với mục tiêu hoạch định nguồn nhân lực, nâng cao năng
lực quản lý điều hành cho các cấp lãnh đạo, năng lực chuyên môn cho đội ngũ trực tiếp làm công tác chuyên môn giảng dạy cho học sinh.
Tăng cường hiệu quả của công tác tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC ngay từ yếu tố đầu vào, điều này tạo sự thuận lợi trong quá trình đào tạo lại, đào tạo nâng cao.
Gắn việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC đi đơi với kiện tồn cơ cấu tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế chính sách quản lý điều hành, cải cách hành chính, cải tiến lề lối tác phong làm việc, văn hóa ứng xử. Các nội dung có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Vì vậy, trong tổ chức thực hiện, cần triển khai đồng bộ, nhịp nhàng gắn kết lẫn nhau.
Có cơ chế phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng phát triển, duy trì đội ngũ CBVC đủ số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển. Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ CBVC giỏi, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có đủ năng lực quản lý điều hành, trình độ chun mơn. Có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút và giữ được các CBVC giỏi. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức theo chức năng và nhiệm vụ.
Đánh giá và sử dụng cán bộ phải gắn liền với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn cán bộ và hiệu quả công tác thực hiện làm thước đo chủ yếu. Làm tốt cơng tác quy hoạch để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng lâu dài. Tổ chức sắp xếp lại lao động gắn với việc xây dựng chính sách hợp lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng nhằm tạo sự cố gắng trong học tập, nâng cao trình độ chun mơn.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý đội ngũ CBVC theo hướng :
Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ CBVC đảm bảo chất lượng và nâng cao tính chuyên nghiệp. Thực hiện quy hoạch đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ lãnh đạo các tổ theo hướng trẻ hóa, đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, xây dựng bản mô tả cơng việc đối với từng vị trí cơng tác cụ thể, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá đội ngũ CBVC, đảm bảo tính rõ ràng, khách quan trong đánh giá.
Thực hiện quản lý theo khối lượng và chất lượng công việc được giao. Thực hiện đãi ngộ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Gắn liền với quá trình đổi mới cơng tác quản lý đội ngũ CBVC phải hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý. Bản thân từng chính sách chỉ phát huy tác dụng thực sự trên cơ sở phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều chính sách khác. Do vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC không chỉ ở khâu sử dụng mà phải thể hiện ở tất cả các khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.