Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ,viên chức

Một phần của tài liệu Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện thường tín, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 34 - 37)

2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ,viên chức

2.1.5.1 Chế độ chính sách

Chế độ, chính sách là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng CBVC. Do con người tạo ra, nhưng đồng thời chính sách lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chính sách có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người, nhưng cũng có thể kiềm hãm những hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của họ. Chính sách đối với CBVC cịn góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội, bảo đảm cho mọi người sống trong bình đẳng, phát triển hài hịa; là nơi tạo điều kiện, cơ hội bình đẳng cho mọi cán bộ có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của mình.

2.1.5.2 Năng lực bản thân của của cán bộ viên chức

Mỗi cán bộ, viên chức cần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc. Học và làm theo Bác không phải là bằng những điều cao siêu, to lớn, mà cần bắt đầu từ những lời nói, việc làm, bằng thái độ, cách ứng xử trong xử lý và giải quyết cơng việc hằng ngày. Đó là sự tự ý thức về trách nhiệm của mình trong cơng việc chung, là việc cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ ở cương vị công tác. Mỗi người cần thấm nhuần, khắc sâu lời Bác dạy: Cán bộ, đảng viên “là người đày tớ trung thành và tận tụy của nhân dân”; “phục vụ nhân dân là phục tùng chân lý”; “làm công bộc cho dân là một việc làm cao thượng”.

Học tập ý thức, tinh thần trách nhiệm phục vụ người học cần xuất phát từ tinh thần tự giác, sự thôi thúc của con tim, từ danh dự và lương tâm của chính bản thân mỗi người. Làm việc với một niềm hăng say, phấn khởi, tin tưởng, hạnh phúc, với mong muốn được cống hiến, đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của cơ quan, đơn vị, tổ chức mà mình là thành viên, rộng hơn là của xã hội, đất nước, chứ khơng phải vì danh lợi, chạy theo thành tích. Cần nhận thức rõ rằng, trở thành một cán bộ, viên chức, một đảng viên là niềm vinh dự, tự hào, nhưng cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn. Vinh dự, trách nhiệm đó địi hỏi mỗi người cần cố gắng, phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, năng lực chun mơn để hồn thành tốt nhiệm vụ được tổ chức phân cơng, giao phó.

2.1.5.3 Quy hoạch bố trí và sử dụng cán bộ viên chức

Quy hoạch CBVC là dự kiến sắp xếp CBVC theo các vị trí trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, đề bạt hoặc ứng cử các chức danh lãnh đạo, quản lý. Công tác quy hoạch và xây dựng chỉ tiêu biên chế là công việc thường xuyên, quan trọng, được thực hiện hàng năm. Quy hoạch tốt, phù hợp với thực tế tạo tiền đề cho sự phát triển sau này.

Sau khi tuyển chọn được đội ngũ CBVC đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần thiết thì việc sắp xếp, bố trí, quy hoạch, bổ nhiệm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ CBVC. Thực tế cho thấy, nếu làm tốt công tác này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho CBVC phát huy được trình độ, năng lực, sở trường của mình. Như

vậy, để phát huy hiệu quả sử dụng đội ngũ CBVC trong bộ máy hành chính quyền, cần tiếp tục đổi mới và hồn thiện chính sách sử dụng CBVC.

Hiện nay có tình trạng, cán bộ trẻ, cán bộ giỏi hầu như không muốn chọn cấp cơ sở là nơi gắn bó cống hiến lâu dài. Bên cạnh đó nguồn cán bộ ở trung tâm hạn hẹp, một số CBVC khơng đủ tiêu chuẩn vẫn đưa vào quy hoạch, có nơi do nể nang, rà soát nhưng chưa mạnh dạn đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch và chưa bổ sung kịp thời những người trẻ, sức phấn đấu tốt vào quy hoạch. Một số chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước có thay đổi điều chỉnh nhưng chưa tương ứng với công sức của cán bộ bỏ ra trong q trình thực thi nhiệm vụ; huyện có chế độ hỗ trợ khi đi học nhưng mức trợ cấp không theo kịp mức tăng giá hiện nay. Do vậy cần sử dụng đồng bộ các chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích cán bộ, viên chức đem hết khả năng, năng lực của mình cơng hiến cho xã hội.

2.1.5.3 Công tác tuyển dụng

Tuyển dụng là một trong những nội dung quan trọng, quyết định chất lượng, ảnh hưởng tới việc sử dụng CBVC về sau. Mục đích của việc tuyển dụng là tìm được những người đủ tài, đủ sức và phẩm chất để thực hiện công việc. Tuyển dụng là khâu tiền đề quan trọng để xây dựng và phát triển đội ngũ CBVC nhà nước trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Nếu công tác tuyển dụng làm không tốt sẽ dẫn đến tình trạng “vào được mà khơng ra được”, người được tuyển dụng làm việc kém hiệu quả, ảnh hưởng tới chất lượng công tác, làm cho bộ máy vừa thừa, lại vừa thiếu. Nhà nước phải tốn nhiều tiền hơn cho việc đào tạo, bồi dưỡng hoặc phải tiến hành các đợt tinh giảm biên chế vừa mất thời gian, công sức, lại tốn kém tiền bạc.

Việc tuyển dụng CBVC phải thực sự xuất phát từ nhu cầu cơng việc, vì việc tìm người thay vì người để sắp xếp, bố trí việc. Để làm được điều này phải kết hợp đồng bộ cùng với các giải pháp khác, như các cơ quan Nhà nước phải xây dựng được hệ thống danh mục vị trí cơng việc và cơ cấu nghạch viên chức của cơ quan, tổ chức mình, từ đó mới có cơ sở để tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng số lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý.

2.1.5.4 Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ viên chức

Đào tạo, bồi dưỡng chính là q trình tạo những cơ hội học tập cho CBVC nhằm trang bị, cập nhật những kiến thức, kỹ năng và thái độ, giúp thực hiện tốt hơn công việc được giao. Việc đào tạo, bồi dưỡng có ba mục tiêu chính: Trang bị, bổ sung, cập nhật những kiến thức, kỹ năng, thái độ chuyên môn nghề nghiệp cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc, tăng năng suất lao động. Tạo điều kiện, làm giảm thời gian làm quen với vị trí cơng việc mới trong các trường hợp đề bạt, luân chuyển, thuyên chuyển, biệt phái. Trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để CBVC đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngạch, đáp ứng các yêu cầu tương lai về nguồn nhân lực của tổ chức.

2.1.5.5 Môi trường làm việc

Môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, CBVC (bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngồi). Vì vậy, việc xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng, chuyên nghiệp cho CBVC là rất quan trọng, cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và năng suất làm việc của CBVC; quyết định hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị và là nguồn động lực góp phần quan trọng trong sự phát triển, cho nên môi trường làm việc là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công việc, năng suất lao động của nhân viên trong một cơ quan, đơn vị.

Một phần của tài liệu Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện thường tín, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)