nuôi.
2.1.3 Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn sau dịch tả lợnChâu Phi Châu Phi
Thực trạng dịch tả lợn Châu Phi
Bệnh DTLCP tuy đã xuất hiện ở các nước trên Thế giới từ khá lâu về trước nhưng đến năm 2018, khi dịch xuất hiện ở Trung Quốc và sang đến 2019 thì lan rộng ra hầu khắp các tỉnh thành của Việt Nam khi chưa có vắc xin phòng bệnh đã gây thiệt hại vô cùng lớn đối với ngành chăn nuôi Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng tình hình dịch tả lợn Châu Phi để có cái nhìn tổng quan về những thiệt hại mà DTLCP gây ra cho ngành chăn nuôi, bên cạnh đó, tìm ra các hướng chăn nuôi mới giúp giảm chi phí, giảm rủi ro về dịch bệnh.
Hình thức tổ chức sản xuất, liên kết và quy mô chăn nuôi
Đánh giá thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết. Hình thức tổ chức sản xuất là liên kết đúng sẽ giúp người chăn nuôi có thể có chất lượng sản phẩm lợn hơi xuất chuồng tốt hơn, chất thịt ngon hơn, và liên kết không chỉ giúp hộ chăn nuôi có được những con giống chuẩn, thì liên kết còn có thể giúp mở rộng thị trường đầu ra cho thịt lợn. Phát triển chăn nuôi lợn sau DTLCP bao gồm cả việc tăng trưởng về số lượng trong chăn nuôi như sự tăng lên về quy mô đàn lợn hay việc mở rộng quy mô sản xuất của các hộ chăn nuôi, từ QMN lên QMV, QML, từ QMV lên QML. Ngoài ra tăng trưởng về số lượng trong chăn nuôi còn là sự tăng lên của sản lượng thịt lợn thu được trong chu kỳ chăn nuôi; tăng lên của giá trị sản xuất chăn nuôi lợn được tạo ra trong nền kinh tế. Cùng với sự tăng lên về số lượng trong chăn nuôi là việc các hộ chăn nuôi tham gia vào các hình thức liên kết chăn nuôi, điều này có
thể giúp đảm bảo chất lượng đầu vao, các quy trình kỹ thuật và thị trường đầu ra ổn định hơn.
Đánh giá, phân tích sự biến động trong quy mô chăn nuôi hộ, gia trại và trang trại trước dịch, thời kỳ đỉnh dịch và sau đỉnh dịch. Phân tích các hình thức liên kết được sử dụng hay không có sự liên kết nào từ các hộ, gia trại, trang trại với các công ty, hợp tác xã, ... để từ đó, có thể đưa ra hướng chăn nuôi phù hợp.
Phát triển thị trường tiêu thụ
Đối với người sản xuất thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng gần như là yếu tố quyết định. Chúng ta có câu “Được mùa mất giá, được giá mất mùa” đây là vấn đề mà hầu hết người sản xuất nào cũng đều lo lắng. Đặc biệt thịt lợn là sản phẩm tươi sống nếu không được bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị hỏng nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như nước ta. Mặt khác, lợn là loài chăn nuôi có chu kỳ ngắn nếu không xuất chuồng đúng kỳ hạn sẽ ảnh hưởng tới chi phí sản xuất (tăng tiền thức ăn, trong khi tăng trọng giảm, chất lượng giảm...). Chỉ khi người sản xuất cảm thấy an tâm với thị trường tiêu thụ của sản phẩm thì họ mới mạnh dạn mở rộng quy mô. Bởi vậy thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới tốc phát triển trong chăn nuôi. Sự ổn định của thị trường là động lực giúp cho ngành chăn nuôi lợn thịt phát triển đặc biệt với các hộ sản xuất quy mô lớn trên cả nước.
Kết quả về hiệu quả kinh tế
Phát triển chăn nuôi lợn, đặc biệt là phát triển chăn nuôi lợn sau DTLCP luôn phải đảm bảo về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó, hiệu quả về kinh tế là yếu tố then chốt của hoạt động chăn nuôi lợn. Đạt được sự tăng trưởng ổn định về số lượng đàn lợn, sản lượng và chất lượng, VSATTP nhưng với điều kiện đảm bảo được công tác phòng chống dịch bệnh luôn ở mức tối đa. Tăng trưởng ổn định, tránh tăng sản xuất ồ ạt mà không đảm bảo được công tác phòng dịch, không đảm bảo được chất lượng lợn, VSATTP. Áp
dụng đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi để mang lại kết quả, hiệu quả chăn nuôi cao và nguồn thu nhập khả quan cho người chăn nuôi; từng bước đáp ứng yêu cầu về sản phẩm chăn nuôi của người tiêu dùng.