Một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn sau DTLCP trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu phi tại xã trần phú, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 111)

xã Trần Phú

Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường là một yếu tố đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với các hộ chăn nuôi, là động lực thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn. Phát triển sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, phải gắn với thị trường. Hộ chăn nuôi không nên chạy theo tín hiệu về giá của thị trường mà nên nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường cần gì và với lượng khoảng bao nhiêu, tránh sản xuất một cách ồ ạt, gây dư thừa, mất cân bằng cung cầu của thị trường.

Trên địa bàn xã Trần Phú hiện nay có 2 kênh tiêu thụ lợn chính, trong đó, bán trực tiếp cho thương lái là kênh tiêu thụ chính, một phần nhỏ còn lại thì bán cho người giết mổ trong xã. Bên cạnh đó, qua điều tra, toàn bộ 60 hộ chăn nuôi điều tra đều chưa tham gia vào bất kỳ loại hình liên kết nào, các hình thức liên kết trong sản xuất hay trong tiêu thụ đều chưa được các hộ chăn nuôi áp dụng. Chính điều này đã gây ra rất nhiều bất lợi đối với các hộ chăn nuôi. Khó khăn từ đầu vào là hay thậm chí là không mua được giống, phải mua giống với giá cao, chất lượng giống không đảm bảo đến khó khăn trong khi chăn nuôi là về kỹ thuật, chi phí vốn bỏ ra lớn cho công nghệ, dịch bệnh, ... đến khó khăn về đầu ra như quá phụ thuộc vào thương lái, thường xuyên bị thương lái ép giá, ...

Chính vì những lý do trên, việc tham gia liên kết, chăn nuôi theo chuỗi từ đầu vào sản xuất đến đầu ra, chăn nuôi đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh,

phòng dịch bệnh, cho ăn đúng, ăn đủ nhằm nâng cao chất lượng,... sẽ không chỉ giúp hộ chăn nuôi có thể giảm thiểu một phần chi phí bỏ ra, mà còn giúp nâng cao chất lượng thịt, tăng hiệu quả chăn nuôi, giảm nối lo về con giống, thức ăn, công nghệ hay rủi ro về dịch bệnh, rủi ro về đầu ra cũng sẽ giảm bớt khi chất lượng đầu ra cao. Điểu này cũng sẽ giúp người chăn nuôi chủ động hơn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, tránh trông chờ ỷ lại vào Chính phủ, bởi Chính phủ chỉ khai thông thị trường, còn việc kinh doanh ra sao phụ thuộc vào chính hộ chăn nuôi, chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường sẽ được thị trường chấp nhận, chất lượng sản phẩm không tốt thì việc bị đào thải khỏi thị trường là lẽ đương nhiên.

Cùng với việc tham gia vào các chuỗi liên kết chính quy, rõ ràng chứ không phải thỏa thuận miệng thì việc thành lập các hội, nhóm chăn nuôi lợn để có thể giúp những người chăn nuôi được trao đổi thông tin với nhau. Người trẻ thì học hỏi kinh nghiệm từ chú bác đi trước, chú bác đi trước thì học hỏi từ người trẻ cách thức áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào chăn nuôi.Từ đó hình thành nên 1 cộng đồng những người chăn nuôi lợn tại xã Trần Phú, quan hệ chặt chẽ với nhau, hợp lại để tránh tình trạng bị thương lái ép giá và cùng nhau tìm đầu ra cho sản phẩm.

Giải pháp về nguồn lực hỗ trợ hộ chăn nuôi

Giải pháp về nguồn lực

Về vốn

Hiện nay, sau hơn 1 năm vắng bóng DTLCP trên địa bàn xã, có rất nhiều các hộ chăn nuôi ở các quy mô họ muốn được mở rộng sản xuất, nhưng cái họ thiếu nhất chính là vốn và nhu cầu mạnh mẽ nhất chính là được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng. Các thủ tục vay đơn giản hơn trước kia rất nhiều nhưng số tiền ngân hàng cho vay còn thấp và thời gian cho vay ngắn. Cộng thêm khó khăn của các hộ về tài sản thế chấp rất nhỏ so với nhu cầu vay

của ngân hàng nên hầu hết các hộ chăn nuôi ở các quy mô đều phải vay vốn từ nhiều nguồn và thường thì sẽ không được hưởng ưu đãi về lãi suất.

Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi mở rộng quy mô, tôi xin đề nghị các giải pháp về vốn như sau: Thứ nhất, thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, cho hộ nông dân vay với lượng phù hợp với phương án kinh doanh của hộ và thời gian vay dài hơn (nhiều hơn 1 năm), tài sản thế chấp của các hộ vay chăn nuôi bằng 1/3 lượng vốn xin vay để đầu tư cho sản xuất. Thứ hai, tiếp tục phát huy vai trò của các đoàn thể như quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân... tại địa phương để góp vốn sản xuất. Thứ ba, tổ chức thành lập các hiệp hội chăn nuôi nhằm hỗ trợ vốn cho nhau cùng phát triển sản xuất. Thứ tư, tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của ngành chăn nuôi như xin ký hợp đồng bao tiêu sản nguyên liệu chăn nuôi của các công ty thức ăn gia súc hoặc hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu (hộ có nhu cầu giết mổ, nhà máy chế biến...) nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm. Và cuối cùng, đối với các hộ ngoài vốn tự có của hộ gia đình cần phải biết huy động các nguồn vốn khác như anh em, bà con, bạn bè và điều quan trọng nhất là phải sử dụng đồng vốn như thế nào cho hợp lí đạt hiệu quả kinh tế cao nhất từ nguồn vốn đó.

Giải pháp về lao động

Hộp 4.2 Ý kiến của người dân về tình hình lao động cho chăn nuôi lợn

Hiện nay, đối với những người có tuổi một chút đang chăn nuôi lợn, họ rất lo ngại về sau, khi mà họ lớn tuổi hơn một chút thì sẽ không có người kế nghiệp vì con cái họ bây giờ rất ít người chọn theo nghề chăn nuôi của bố mẹ. Nên những hộ chăn nuôi lớn tuổi đang rất ngại trong việc mở rộng quy mô chăn nuôi hay phát triển chăn nuôi.

Theo như chia sẻ của ông Trần Công Huấn – Phó chủ tịch xã Trần Phú thì tại xã, có rất ít người trẻ chọn theo nghiệp chăn nuôi của bố mẹ. Chính vì thế, muốn phát triển chăn nuôi lợn tại xã, cần thay đổi suy nghĩ của người trẻ, định hướng cho người trẻ thấy rằng, hoàn toàn có thể làm giàu từ chăn nuôi lợn nếu chúng ta có quyết tâm, kiến thức, kỹ năng.

Về cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi vô cùng quan trọng. Nếu như chuồng trại ảnh hưởng đến năng suất trong chăn nuôi thì hệ thống giao thông, điện đường ảnh hưởng đến các chi phí phát sinh trong chăn nuôi như chi phí vận chuyển, chi phí khấu hao tài sản cố định, ... Hiện tại, cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi lợn của xã Trần Phú còn chưa được quan tâm chú trọng đầu tư. Hệ thống đường giao thông đang dần xuống cấp, hệ thống điện của xã cũng thường xảy ra sự cố gây mất điện, ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn, đặc biệt là vào mùa đông cần đèn sưởi và mua hè cần vận hành quạt thông gió cho đàn lợn bớt lạnh, bớt nóng.

Chính vì vậy, cần chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể của xã/huyện có các biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cũng như số lượng cơ sở hạ tầng như mở thêm các khung đường khác để sự lưu thông, vận chuyển lợn trở nên dễ dàng hơn.

Những hỗ trợ hộ chăn nuôi cần trong quy trình chăn nuôi

Sau khi DTLCP xuất hiện và lan rộng đã gây thiệt hại không nhỏ đến những hộ chăn nuôi lợn. Nhưng dịch bệnh xuất hiện cũng đã khiến cho một bộ phận người chăn nuôi nhận ra bản thân cần phải thay đổi cách chăn nuôi thông thường, truyền thống dễ bị tổn thương sang những cách chăn nuôi mới, có hiệu quả hơn, rủi ro dịch bệnh thấp hơn như chăn nuôi theo quy trình VietGAPH, ATDB, ATSH hay bằng thảo dược, ... Nhưng không phải hộ chăn nuôi nào cũng nắm rõ những kỹ thuật khi thay đổi cách thức chăn nuôi. Chính

vì thế mà những hỗ trợ cho hộ chăn nuôi về quy trình chăn nuôi VietGAPH, ATDB, ATSH là điều vô cùng cần thiết.

Bảng 4.13. Những hỗ trợ hộ chăn nuôi cần trong quy trình chăn nuôi Chỉ tiêu SLQMN QMV QML (hộ) (%)CC (hộ)SL (%)CC (hộ)SL (%)CC A. Những hộ không cần hỗ trợ 10 38.46 7 31.81 0 0 B. Những hộ cần hỗ trợ 16 61.54 15 68.19 12 100 1. Thủ tục pháp lý, hồ sơ 5 31.25 1 6.67 8 66.67

2. Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi 13 81.25 14 93.33 5 41.67 3. Tập huấn ghi chép sổ sách 1 6.25 1 6.67 2 16.67

4. Đăng ký nhãn hiệu tập thể 4 25 0 0 1 8.33

5. Khác 1 6.25 0 0 2 16.67

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020

Qua điều tra, có thể thấy rằng, có sự chênh lệch khá lớn về nhu cầu cần được hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi khi hộ chăn nuôi muốn chuyển từ chăn nuôi thông thường sang chăn nuôi VietGAPH hay ATDB, ATSH, cũng có những hộ muốn chuyển từ chăn nuôi hữu cơ sang ATSH, VietGAPH, ATDB. Những hộ cần được hỗ trợ thì tăng dần theo quy mô, từ 61.54% ở QMN tới 68,19% ở QMV và 100% ở QML. 100% tức là cả 12/12 hộ chăn nuôi QML được điều tra, mặc dù có hộ đã và đang làm VietGAPH rồi nhưng họ vẫn muốn tham gia các lớp tập huấn để năm rõ về thủ tục pháp lý, ... Qua số liệu, ta cũng có thể thấy rằng, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi là nội dung mà người chăn nuôi cần được hỗ trợ nhất với tỷ lệ cần hỗ trợ ở QMN là 81,25%, QMV là 93,33% và QML là 41,67%. QML cần ít hơn 2 quy mô còn lại về hỗ trợ kỹ thuật là do tại QML, có 8,33% hộ chăn nuôi điều tra đã áp dụng VietGAPH và 50% hộ đã áp dụng ATDB vào trong chăn nuôi lợn.

Qua đây, ta có thể thấy rằng, những hộ chăn nuôi họ luôn mong muốn được tham gia các lớp tập huấn để mở rộng hiểu biết, nâng cao kỹ năng, luôn sẵn sàng học hỏi tiếp thu cái mới. Đây chính là một trong những yếu tố tiền đề để mở rộng, phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn. Chính vì thế, việc mở các lớp tập huấn cho các hộ chăn nuôi sẽ giúp họ nâng cao kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi lợn; trao đổi các kinh nghiệm phòng trừ dịch bệnh, …, sẽ giúp cho người chăn nuôi yên tâm hơn khi mở rộng, phát triển chăn nuôi.

Giải pháp về thú y, phòng trừ dịch bệnh

Tính từ đầu tháng 11 năm 2019 đến giữa tháng 12 năm 2020, tại xã DTLCP chưa hề xuất hiện lại, hay nói cách khác, tình hình DTLCP trên địa bàn xã đã được kiểm soát rất tốt. Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2020, đã có rất nhiều các xã, huyện, tỉnh thành phố phải công bố sự trở lại và tái bùng phát của DTLCP, nhưng tại xã Trần Phú, tính từ hộ cuối cùng có lợn bị tiêu hủy là vào đầu tháng 11 năm 2019 đến nay, hơn 1 năm trôi qua, DTLCP hoàn toàn chưa có dấu hiệu sẽ tái xuất trên địa bàn xã.

Trên địa bàn xã hiện có rất nhiều cán bộ thú y có trình độ đại học trở lên, bên cạnh đó, các cán bộ chủ chốt của xã như Phó chủ tịch xã, cán bộ địa chính xã, cán bộ văn thư xã,... đều có các cở sở chăn nuôi lợn của riêng mình nên kiến thức chuyên môn về chăn nuôi lợn, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, ..., họ đều nắm được rất rõ ràng và chuyên sâu nên việc tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi khác không gặp quá nhiều trở ngại. Có thể đây cũng chính là một trong những lý do mà khi DTLCP vừa mới manh nha xuất hiện trên địa bàn xã đã bị khoanh vùng dập dịch chỉ trong 1 thời gian ngắn và gây ảnh hưởng không quá lớn đối với tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn xã.

Tuy nhiên, vẫn có những hộ chăn nuôi trong đó có cả những hộ chăn nuôi theo QML bị xóa sổ sau khi DTLCP đi qua như nhà ông Nguyễn Văn Lộc ở thôn Trung Tiến, tiêu hủy 150 con lợn thương phẩm với tổng trọng lượng lên đến 10.182kg hay nhà ông Vũ Văn Hiệu ở thôn Dương Kệ tiêu hủy 16 con lợn nài và 106 con lợn thương phẩm, tổng trọng lượng tiêu hủy là 9.188kg, ... Điều này cho thấy vẫn còn có những mặt hạn chế trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn xã. Vì vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh, để đàn lợn có thể phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng tốt và khả năng lợn bị mắc bệnh thấp thì cần phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Chi cục thú y của thành phố, huyện cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn, tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết của người chăn nuôi về cách phòng chống các loại dịch bệnh trên đàn lợn, đặc biệt là những loại dịch bệnh lần đầu xuất hiện tại Việt Nam/ trên địa bàn thành phố, huyện để họ biết được cách xử lý chính xác đối với từng loại bệnh trên đàn lợn và có thể tự chữa các bệnh thông thường cho lợn, tiết kiệm chi phí thú y.

+ Cán bộ thú y cần sát sao hơn, đến tận nơi xem xét, đánh giá tình hình rồi đưa ra những biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan khi có đàn lợn bị mắc các dịch bệnh, tránh tâm lý chủ quan rằng các hộ chăn nuôi theo QML sẽ không bị ảnh hưởng bởi dịch do quy trình chăn nuôi có thể tạm coi là khép kín.

+ Tăng cường công tác tiêm phòng bắt buộc đối với đàn vật nuôi, thường xuyên phun khử trùng, thuốc phòng chống dịch bệnh trên toàn xã

+ Tiêm phòng các loại bệnh lợn thường gặp theo độ tuổi.

Giải pháp về đầu vào trong chăn nuôi lợn

Con giống

Giống là một khâu rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Nếu hộ chăn nuôi lựa chọn, sử dụng các loại giống tốt, năng suất cao, tỷ lệ thịt cao, vóc dáng lớn thời gian nuôi ngắn, tỷ lệ mắc bệnh thấp, khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của xã,…. thì quá trình chăn nuôi sẽ thuận lợi và hiệu quả cũng sẽ cao hơn và ngược lại. Hiện nay, các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đa phần sử dụng lợn giống ngoại là chính, một phần nhỏ sử dụng lợn lai. Sử dụng lợn ngoại là do năng suất cao, tỷ lệ thịt cao, vóc dáng lớn thời gian nuôi ngắn nhưng nhược điểm của lợn ngoại tỷ lệ mắc bệnh cao do khả năng thích nghi với khí hậu nước ta nói chung và thích nghi với điều kiện khi hậu trên địa bàn xã nói riêng không quá tốt. Vì vậy, việc lựa chọn giống lợn phẩm chất

tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường của địa phương là một việc rất khó.

Hiện nay, trên địa bàn xã chủ yếu sử dụng lợi ngoại như Yorkshire, Duroc, Landrace, Hampshire, bên cạnh đó còn có một vài loại lợn lai cũng được các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã lựa chọn như lợn nai 2 máu, 3 máu,… Nguồn giống này chủ yếu được cung cấp từ nguồn giống tại địa phương và các khu vực lân cận. Nhưng chất lượng con giống này không đồng đều, khác nhau theo từng hộ. Có nhiều hộ chăn nuôi còn khá lơ là trong việc tiêm phòng cho lợn con dẫn đến sức đề kháng của lợn yếu, khả năng mắc bệnh cao. Cùng với đó, sau khi DTLCP xảy ra, lượng lợn bị tiêu hủy lớn dẫn đến khan hiếm lợn giống, đã đẩy giá lợn con lên rất cao, đỉnh điểm có giai đoạn giá lợn con trên địa bàn xã Trần Phú và các xã lân cận lên đên 3,7 triệu đồng/con.

Để giải quyết vấn đề này thì các cơ quan ban ngành có liên quan cần đưa

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu phi tại xã trần phú, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)