Vốn
Vốn là một yếu tố rất cần thiết, quan trọng cho chăn nuôi lợn, đặc biệt là đối với những hộ chăn nuôi lợn theo quy mô lớn thì vốn lại là vấn đề hết sức cần thiết và nhiều khi có tính quyết định đối với sản xuất.
Biểu đồ 4.10. Tình hình sử dụng vốn cho chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Qua điều tra, tính toán, tỷ lệ số hộ vay vốn ở QMN không quá lớn, chỉ là 7,69% ở QMN nhưng tỷ lệ vốn vay BQ lại khá cao, rơi vào khoảng 40% tổng vồ đầu tư. Với QMV, tỷ lệ hộ vay vốn là 18,18% và tỷ lệ vốn vay BQ chiếm khoảng 61,25% tổng vốn đầu tư. Sang đến QML, tỷ lệ hộ vay vốn chiếm 41,67%, một con số khá lớn và tỷ lệ vốn vay BQ chiểm khoảng 19,4% tổng vốn đầu tư do các hộ QML cần lượng tiền rất lớn để sản xuất, có hộ vay tới 1,9 tỷ đồng, và số tiền này chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư của họ.
Lao động
Đối tượng của ngành chăn nuôi lợn là những sinh vật sống nên lao động là một yếu tố hết sức quan trọng. Qua một số thông tin chung về các hộ điều tra, ta có thể nhận thấy tuổi bình quân của các chủ hộ chăn nuôi là 48,68 tuổi
với 16,49 năm kinh nghiệm nuôi lợn. Trình độ học vấn hết cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với bình quân đạt 42,93%. Điều này cho thấy rằng, các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Trần Phú có kinh nghiệm chăn nuôi lợn rất phong phú, tuy nhiên, số lượng lao động được đào tạo với trình độ chuyên môn tay nghề cao còn hạn chế. Số lao động cho chăn nuôi lợn bình quân chiểm khoảng 61% trên tổng số nhân khẩu bình quân. Điều này chứng minh rằng, việc chăn nuôi lợn đang được các hộ chăn nuôi quan tâm, chú trọng.
Đất đai
Bảng 4.8. Tình hình sử dụng đất đai cho chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu QMN m2 QMV m2 QML m2 BQ m2
1. Diện tích chuồng nuôi bình quân/hộ 141.15 322.05 710 391.07 2. Diện tích có thể xây thêm chuồng bình
quân/hộ 280.77 755.23 1308.33 781.44
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Qua điều tra phân tích, ta có thể nhận thấy rằng, tại tất cả các quy mô chăn nuôi, diện tích có thể xây thêm chuồng bình quân/hộ so với diện tích chuồng BQ/hộ hiện tại đang là khoảng gấp đôi. Điều này thể hiện rằng, tiềm năng phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã là rất lớn. Tuy nhiên, hộ chăn nuôi, đặc biệt là những hộ chăn nuôi theo QMV đang gặp phải một vấn đề khi muốn mở rộng sản quy mô chăn nuôi, ngoài việc thiếu vốn thì họ còn thiếu người nối nghiệp, hay nói cách khác là con cháu họ không muốn hay không có ý định theo nghiệp chăn nuôi lợn do rất vất vả mà thị trường đầu vào không đảm bảo, đầu ra lại không ổn định nên đó là một trong những lý do quan trọng khiến các hộ chăn nuôi QMV chùn bước trong việc mở rộng quy mô sản xuất.
Biểu đồ 4.11. Dự kiến sự thay đổi về quy mô chăn nuôi trong thời gian tới
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020)
Qua số liệu điều tra, diện tích đất có thể xây thêm, mở rộng chuồng trại của các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã là rất lớn. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng dần thích nghi và cũng coi như đã có kinh nghiệm phòng dịch nên ta có thể thấy, trong tương lai gần, không có hộ chăn nuôi nào có ý định giảm quy mô chăn nuôi. Nhưng không phải vì có kinh nghiệm phòng dịch bệnh mà các hộ chăn nuôi sẵn sàng mở rộng quy mô mà họ giữ thái độ đứng xem, chờ xem tình hình dịch bệnh biến chuyển như thế nào để rồi lứa tiếp theo sẽ tính tiếp chuyện nên tăng, giảm hay giữ nguyên quy mô chăn nuôi hiện tại. Đó là những hộ trong tương lai, vẫn giữ nguyên quy mô chăn nuôi như bây giờ, tỷ lệ này không cao ở QMV (45,46%) nhưng lại khác lớn ở QMN và QML do họ hiện tại vẫn đang giữ thái độ thận trọng trước dịch, vì thế cho nên tỷ lệ muốn tăng quy mô chăn nuôi ở 2 quy mô này chỉ rơi vào khoảng trên 30%. Còn đối với các hộ chăn nuôi QMV, tỷ lệ các hộ muốn mở rộng chăn nuôi lên đến 54,54%. Điều này một phần được giải thích rằng, những hộ chăn nuôi, ngoài việc có kinh nghiệm trong phòng dịch, họ còn là những hộ trước kia
chăn nuôi theo QML, sau dịch bùng phát mạnh mẽ, họ trở về chăn nuôi QMV, khi tình hình dịch đã tạm thời ổn định, họ muốn quay về chăn nuôi theo QML.
Cơ sở hạ tầng
Chuồng trại là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất trong chăn nuôi, nếu như chuồng trại phù hợp, có thể giúp cho vật nuôi phát triển tốt, còn nếu không hợp lý, chuồng trại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, khiến cho năng suất không cao và đàn vật nuôi dễ mắc bệnh dịch. Chính vì vậy, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, chuồng trại cũng là một trong những cách giúp tăng năng suất, đảm bảo đàn lợn phát triển trong đều kiện tốt nhất có thể và giúp hộ chăn nuôi có thể kiểm soát, hạn chế sự phát sinh của dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Bảng 4.9. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi lợn của các nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML
1. Kiểu chuồng nuôi
Xây đúng TCKT % 30.77 68.18 83.33
Xây chưa đúng TCKT % 61.54 27.27 8.33
2. Số chuồng nuôi được trang bị:
Hệ thống làm mát % 53.85 86.36 91.67 Máng, vòi nước tự động % 65.38 90.91 100.00 Phun khử trùng (tự động/ không tự động) % 0 0 16.67 Quạt % 69.23 68.18 100 Máy phát điện % 0 13.64 83.33 Hầm Biogas % 92.31 90.91 100 Khác % 0 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Qua điều tra về cơ sở hạ tầng của các hộ phục vụ cho chăn nuôi lợn, ta có thể khẳng định rằng, các hộ chăn nuôi theo quy mô càng lớn thì tỷ lệ đầu tư cho cơ sở hạ tầng càng cao. Tỷ lệ chuồng trại xây đúng TCKT của QML là lớn nhất với 83,33%, sau đó đến QMV là 68,18%, sau cùng, chiếm tỷ lệ thấp nhất là QMN với chỉ 30,77% chuồng xây đúng TCKT. Cùng với đó là tỷ lệ chuồng xây chưa đúng TCKT thì tăng lên theo sự giảm đi của quy mô. Từ 61,54 ở QMN xuống còn 27,27 ở QMV và 8,33 ở QML. Bên cạnh đó, cũng
vần còn tồn tại một tỷ lệ nhỏ các hộ chăn nuôi đang không rõ liệu chuồng nuôi nhà mình có xây đúng TCKT hay không.
Số chuồng nuôi được trang bị các trang thiết bị hiện đại như hệ thống làm mát; máng, vòi tự động, quạt, máy phát điện, hầm Biogas cũng hầu như tăng theo quy mô chăn nuôi. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với sự phát triển chăn nuôi tại địa phương.