Vôi Đá (1 cơ sở) nhận thấy giá lợn con tăng mạnh (2,5 – 3,5 triệu đồng/con) nên họ quyết định đầu tư lợn đực giống để vừa mở rộng quy mô, vừa sản xuất giống để tiết kiệm chi phí con giống, vừa bán cho các hộ chăn nuôi khác. Nhưng đến cuối năm 2020, do khâu chăm sóc nên có 2 cơ sở tại Phú Mỹ và Vôi Đá, 2 con lợn giống đã bị chết nên trên địa bàn xã chỉ còn 5 con lợn đực giống.
4.1.2 Hình thức tổ chức sản xuất, liên kết, quy mô chăn nuôi tại xã TrầnPhú Phú
Chăn nuôi lợn là một ngành truyền thống đã có từ lâu đời tại xã Trần Phú. Bên cạnh hình thức các hộ nông dân tự mở rộng chăn nuôi, thì đến năm 2016, Công ty cổ phần chăn nuôi CP (Công ty CP) đã tiến hành thuê các hộ nông dân, các cơ sở chăn nuôi chăn nuôi gia công cho họ, và quy mô tương đối ổn định qua các năm.
Bảng 4.3. Hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi tại xã Trần Phú
Diễn giải
Trước DTLCP Sau DTLCP Tốc độ phát triển
2017 2018 T4/2019 T11/2019 T11/2020
SL CC SL CC SL CC SL CC SL CC
18/17 19/17 20/17
Con % con % con % con % con %
A. Tổng đàn 9649 100 9649 100 11914 100 7415 100 8576 100 100 76.85 88.88
B. Tổng số cơ sở chăn nuôi 227 100 227 100 199 100 161 100 181 100 100 70.93 79.74
I. Chăn nuôi trong dân
1. Tổng đàn 6149 63.7 6149 63.7 4914 41.25 3415 46.06 4576 53.36 100 55.54 74.42
2.Số cơ sở và hộ chăn nuôi 223 98.2 223 98.2 193 96.98 156 96.89 176 97.24 100 69.96 78.92
II. Gia công cho các công ty, xí nghiệp
1. Tổng đàn 3500 56.9 3500 56.9 7000 58.75 4000 53.94 4000 46.64 100 114.29 114.29
2. Số cơ sở và hộ chăn nuôi 4 1.76 4 1.76 6 3.02 5 3.11 5 2.76 100 125.00 125.00
Qua bảng 4.3, ta có thể thấy, có hai hình thức tổ chức chăn nuôi chính trên địa bàn xã đó là chăn nuôi trong dân và chăn nuôi gia công cho công ty (ở đây là công ty CP). Có sự biến động rất lớn về số cơ sở chăn nuôi và tổng đàn lợn cả trong dân và cả gia công cho các công ty (ở đây là CP) ở trước và sau khi có bệnh DTLCP. Từ năm 2017 đến năm 2020, chăn nuôi lợn trong dân biến động tương đối lớn khi mà giá lợn giảm mạnh rồi đến khi DTLCP xuất hiện và bùng phát thì tổng đàn lợn trong dân của xã đã giảm xuống 78,92% so với cùng kỳ năm 2017 khi giảm từ 6149 con về 4576 con, tổng số cơ sở chăn nuôi lợn cũng giảm xuống còn 74,42%, từ 223 cơ sở xuống còn 176 cơ sở chăn nuôi. Đặc biệt trong năm 2019, tổng số cơ sở chăn nuôi và tổng đàn trong dân còn giảm lần lượt 30% và tổng đàn giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2018 cũng như 2017 khi mà cuối năm 2018, giá lợn xuống rất thấp (25.000 đồng/kg) và đến đầu năm 2019 thì bùng phát DTLCP khiến người chăn nuôi lao đao. Còn đối với chăn nuôi gia công cho CP, biến động lớn nhất là vào đầu năm 2019 khi CP quyết định mở rộng thêm 2 cở sở sản xuất cùng với đó là gia tăng lượng lợn tại các hộ đã gia công khiến tổng đàn lợn vào đầu năm 2019 tăng lên 7000 con. Sau đó, do ảnh hưởng bởi DTLCP nên tổng đàn lợn và số cơ sở chăn nuôi gia công cho CP giảm xuống còn 5 hộ với 4000 con. Mặc dù số cơ sở chăn nuôi gia công cho CP chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với số cơ sở chăn nuôi trong dân nhưng tổng đàn giữa 2 bên không có sự chênh lệch quá lớn.