Phát triển chăn nuôi lợn phải gắn liến với thị trường tiêu thụ hay nói cách khác, thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn có vai trò quyết định, nó thúc đẩy và làm chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Biểu đồ 4.1. Tình hình tiêu thụ lợn của các hộ chăn nuôi điều tra
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Từ kết quả điều tra, ta có thể nhận thấy, với các hộ chă nuôi điều tra thì có 2 kênh tiêu thụ lợn chính. Thứ nhất là từ hộ chăn nuôi bán trực tiếp cho thương lái, từ thương lái đi các địa phương khác. Kênh tiêu thụ thứ hai là từ hộ chăn uôi bán cho các cơ sở giết mổ tại địa phương. Tỷ lệ các hộ chăn nuôi đều bán lợn cho thương lái là rất cao, 86,54% lượng lợn của các hộ chăn nuôi QMN được bán cho thương lái; 97,73% lượng lợn của các hộ chăn nuôi QMV được bán cho thương lái và tỷ lệ này ở QML là 95,83%. Lượng lợn còn lại không được bán cho thương lái thì sẽ bán cho những người giết mổ trong xã (13,46% với QMN; 2,27% với QMV; 4,17% với QML). Tỷ lệ các hộ chăn nuôi bán cho nguồn khác hay bán cho công ty bằng 0% ở cả ba quy mô chăn nuôi. Qua đây, ta có thể thấy sự phụ thuộc rất lớn của các hộ chăn nuôi đối với thương lái. Điều này gần tương tự với việc bỏ toàn bộ trứng vào cùng một giỏ. Và đây thì không phải là một tín hiệu tốt. Khi các hộ chăn nuôi quá phụ thuộc vào thương lái, tình trạng bị thương lái ép giá sẽ thường xuyên xảy ra,
hay khi có dịch bệnh, thương lái sẽ ngừng toàn bộ việc thu mua, và người chăn nuôi sẽ chịu hoàn toàn rủi ro.
Biểu đồ 4.2. Mối liên hệ với người mua của các hộ chăn nuôi điều tra
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Từ số liệu điều tra, ta có thể nhận thấy rằng, việc mua bán lợn có hợp đồng của các hộ điều tra hoàn toàn chưa xảy ra, tỷ lệ các hộ tham gia mua bán lợn có hợp đồng ở cả 3 quy mô chăn nuôi đều bằng 0%. Tuy nhiên, tỷ lệ tiện gặp ai thì bán ở cả 3 quy mô lại cao nhất. QMN là 76,92%, QMV là 90,91% và QML là 82,22%. Ngoài ra, tỷ lệ các hộ chăn nuôi bán thương xuyên với một số người cũng chiếm một tỷ lệ nhất định (23,08% với QMN, 9,09% với QMV và 16,67% với QML).
Qua biểu đồ 4.6 và 4.7, có thể thấy sự bấp bênh trong thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các hộ chăn nuôi. Lợn được bán chủ yếu cho thương lái là chính, nhưng tỷ lệ mua bán có hợp đồng lại bằng 0% ở cả ba quy mô. Bên cạnh đó, tỷ lệ mua bán thường xuyên với một số người ở cả 3 quy mô cũng thấp hơn rất nhiều so với việc tiện gặp ai thì bán nên có thể nhận xét rằng, đa phần các
hộ chăn nuôi khi có lợn xuất chuồng, họ tiện gặp ai, thì sẽ bán cho người đó. Cũng có số ít bán thương xuyên cho một số người, nhưng chiếm tỷ lệ không cao. Chính vì thế, có thể nói rằng, thị trường tiêu thụ thịt lợn của các hộ chăn nuôi điều tra trên địa bàn xã thực sự vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì thế, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, đặc biệt là chăn nuôi bền vững sau dịch thì phát triển thị trường tiêu thụ là điều thiết yếu để giải quyết vấn đề đầu ra cho người chăn nuôi.
Biểu đồ 4.3. Yêu cầu của người mua đối với hộ chăn nuôi điều tra
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Người mua chủ yếu là thương lái, tiện gặp thì bán nên yêu cầu về VietGAPH hay yêu cầu về hữu cơ đều không quá cao. Qua số liệu điều tra, ta có thể thấy tỷ lệ những người mua có yêu cầu về VietGAPH và hữu cơ đều bằng 0% ở cả 3 quy mô. Yêu cầu chủ yếu của người mua tập trung chủ yếu vào trọng lượng lợn con và giống là chính, một phần nhỏ là yêu cầu khác. Đối với trọng lượng về lợn xuất chuồng, yêu cầu của người mua đối với QML là cao nhất (88,33%) sau đó đến QMV (68,18%) và cuối cùng là QMN (65,38%). Đa phần, yêu cầu về trọng lượng lợn xuất chuồng đều trên 100kg, nhưng
trong lứa lợn xuất chuồng vừa rồi, do lo ngại về tình hình dịch bệnh, nên các hộ chăn nuôi đều xuất lợn trước khi trọng lượng lợn đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là ở QML, khi lợn được gần 90kg, họ đã xuất chuồng luôn do lo ngại về tình hình dịch bệnh. Yêu cầu về giống của QML cũng cao hơn so với QMV và QMN (25% so với 23,08% QMN và 18,18% ở QMV). Sự chênh lệch chủ yếu là do lượng lợn xuất chuồng của các quy mô. Với QML, một lứa lợn xuất chuồng bình quân là khoảng 61,5 con/ lứa, cao hơn nhiều so với QMV là 42,23 con/ lứa và QMN là 19,88 con/ lứa nên những yêu cầu về trọng lượng, giống lợn xuất chuồng cũng cao hơn nhiều so với QMN và QMV. Bên cạnh đó, còn có những yêu cầu khác như lợn không được mắc bệnh, tỷ lệ nạc cao, ngoại hình đẹp.