Thông tin chung về các hộ điều tra
Bảng 4.4. Một số thông tin chung về các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML Tổng/ BQ
Tổng số hộ điểu tra Hộ 26 22 12 60
1. Tuổi bình quân Tuổi 49.62 49.59 46.83 48.68
2. Số năm kinh nghiệm BQ Năm 18.96 18 12.5 16.49
3. Trình độ học vấn - Không đi học % 0 0 0 0.00 Cấp 1 % 19.23 0 0 6.41 Cấp 2 % 50 45.45 33.33 42.93 Cấp 3 % 26.92 27.27 25 26.40 Trên cấp 3 % 3.85 27.27 41.67 24.26
4. Tổng số nhân khẩu BQ Người 5.31 5.18 4.92 5.14
5. Số lao động BQ Người 3.31 3.09 3 3.13
6. Số lao động chăn nuôi lợn BQ Người 1.35 1.59 2.08 1.72 7. Số lao động thuê cho chăn nuôi lợn Người 0 0.05 0.75 0.27 8. Số hộ được tập huấn về chăn nuôi
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Qua số liệu điều tra cho thấy, tuổi và số năm kinh nghiện bình quân của những hộ chăn nuôi lợn tỷ lệ thuận với nhau. Tuổi bình quân càng lớn, số năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn càng cao. Nhỏ nhất là QML với tuổi bình quân là 46,83 và 12 năm kinh nghiệm; tiếp theo là QMV với tuổi bình quân là 49.59 và với 18 năm kinh nghiệm; sau cùng là QMN với tuổi bình quân là 49,62 và 18,96 năm kinh nghiệm. Chỉ có sự chênh lệch nhỏ giữa theo QMN và QMV là do sau khi đỉnh DTLCP đi qua, có rất nhiều các hộ chăn nuôi theo QML do lo ngại sự tái bùng phát của dịch nên thu nhỏ quy mô sản xuất, bên cạnh đó, cũng có những hộ QMN, QMV, QML nhân cơ hội giá lợn đang cao mà mở rộng sản xuất cũng là một phần nguyên nhân kéo gần khoảng cách chênh lệch về tuổi bình quân và số năm kinh nghiệm giữa các quy mô chăn nuôi. Số tuổi BQ của các hộ chăn nuôi điều tra là 48,68 tuổi, số năm kinh nghiệm BQ là 16,49.
Từ số liệu điều tra, có thể thấy được sự khác nhau về trình độ học vấn của các hộ chăn nuôi ở các quy mô khác nhau. Có sự tăng dần về trình độ học vấn giữa các quy mô. Với QMN, tỷ lệ những người học hết cấp 1 là 19,23%, còn QMV và QML là 0%. Tỷ lệ những người học hết cấp 2 ở QMN là cao nhất (50%) và giảm về 45,45% ở QMV và 33,33% ở QML. Tỷ lệ những người học hết cấp 3 ở QML tuy là thấp nhất (25% so với 27,27% tại QMV và 26,92% QMN) nhưng tỷ lệ học trên cấp 3 tại QML lại cao hơn rất nhiều so với QMN (3,85%) và QMV (27,27%). Qua đây, ta có thể thấy trình độ học vấn của các hộ chăn nuôi lợn tỷ lệ thuận với quy mô chăn nuôi. Trình độ học vấn của chủ hộ có tác động lớn đối với việc ra quyết định trong việc đầu tư chăn nuôi. Trình độ học vấn cao sẽ giúp cho chủ hộ có thể nắm bắt thông tin, đưa ra các quyết định chính xác hơn. Học vấn cũng giúp cho chủ hộ chăn nuôi tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh hơn, tốt hơn, vận dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào chăn nuôi hiệu quả hơn. Vì tỷ lệ số lao động
có trình độ học vấn ở mức trên cấp 3 của QML rất cao (41,67%) nên đã kéo trình độc học vấn trên cấp 3 của 60 hộ điều tra lên 24,26%.
Tổng số nhân khẩu BQ/ hộ của QMN là lớn nhất (5.31) và giảm dần về 5.18 ở QMV và 4.92 ở QMN. Số lao động BQ của QMN cũng là lớn nhất (3,31) sau đó đến QMV (3.09) và QML (3,0). Tuy nhiên, do có sự khác nhau về quy mô chăn nuôi nên quy mô lớn và quy mô vừa cần nhiều lao động hơn nên số lao động trong chăn nuôi lợn BQ và số lao động thuê cho chăn nuôi lợn tăng dần từ QMN đến QML. Số lao động cho chăn nuôi lợn BQ tăng từ 1,35 (QMN) đến 1,59 (QMV) và 2,08 (QML). Số lao động thuê cho nuôi lợn cũng tăng từ 0 ở QMN lên 0,05 ở QMV và 0,75 ở QML. Nhân khầu ở QMN tuy ít hơn QML nhưng vì là chăn nuôi theo QML mà số nhân khẩu dùng cho chăn nuôi lợn lớn hơn các quy mô còn lại.
Nhìn chung. Tổng số nhân khẩu BQ của hộ chăn nuôi tỷ lệ thuận với số lao động BQ của hộ và tỷ lệ nghịch với số lao động BQ trong chăn nuôi lợn.
Tỷ lệ số lượng các hộ được tập huấn về chăn nuôi lợn trong 3 năm gần đây tương đối cao. QMN là 88,46%; QMV là 100% và QML là 91,67%. Có sự chênh lệch nhỏ về số lượng các hộ được tập huấn ở QML và QMV là do sau khi có sự bùng phát của bệnh DTLCP trên lợn, nhiều hộ chăn nuôi đã thu hẹp sản xuất lại, bên cạnh đó cũng có những hộ mở rộng quy mô chăn nuôi. Có những hộ trước kia chăn nuôi theo QML, nhưng sau dịch xuất hiện, họ chuyển sang chăn nuôi ở QMV, cũng có những hộ chăn nuôi trước kia là chăn nuôi theo QMV, trong 3 năm trở lại đây có thể chưa tham gia lớp tập huấn nào về chăn nuôi lợn, nhưng sau khi dịch xuất hiện, họ coi đây là cơ hội có thể mở rộng thị trường tiêu thụ. Chính điều này đã trực tiếp tạo ra sự chênh lệch giữa QMV và QML. Còn với QMN, nhiều người cho rằng, họ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng thức ăn thừa, phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp để nuôi một vài con thì không cần thiết phải tham gia các lớp tập huấn nên tỷ lệ của QMN thấp hơn QMV, QML.
Tình hình chăn nuôi lợn của các hộ
Bảng 4.5. Tình hình chăn nuôi lợn của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Hộ chăn nuôi
QMN QMV QML BQ
1.Số lứa nuôi bình quân 1 năm Lứa 2.08 2.05 2.25 2.13 2. Số con nuôi bình quân 1 lứa Con/lứa 20.27 43.23 62.50 42.00 3. Số con bán bình quân/lứa Con/lứa 19.88 42.23 61.50 41.20 4. Trọng lượng xuất chuồng bình
quân cho 1 con Kg/con 95.81 95.73 89.33 93.62
5. Thời gian nuôi Ngày/lứa 165.58 162.27 163.75 163.87
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Qua số liệu điều tra, ta có thể thấy được, các hộ chăn nuôi QML có số lứa nuôi BQ 1 năm cao nhất (2,25), tiếp theo đến QMN (2,08) và QMV (2,05). Với QML, họ có trang thiết bị, công nghệ hiện đại hơn, tận dụng được lợn đực giống trong trại hay trong trại luôn có lượng tinh lợn đông lạnh dự trữ sẵn nên thời gian chờ phối/ thời gian quay vòng lứa lớn mới nhanh hơn. Còn với QMN, quy mô chăn nuôi ít, số lượng bán ra ít, họ cũng thường không cần chờ lợn đến số lượng kilogram nhất định mới bán mà chỉ cần được giá là họ bán luôn, hoặc cũng có khi, họ sẽ chờ giá lợn lên rồi bán vì số lượng khá ít nên cũng không ảnh hương quá lớn tới hộ chăn nuôi.
Có sự chênh lệch giữa số con nuôi và số con bán BQ/ lứa tại các quy mô là do đa phần, những hộ chăn nuôi sẽ không bán hết mà sẽ để lại khoảng 1 con lợn lại để gia đình sử dụng.
Không có sự chênh lệch quá lớn giữa trọng lượng xuất chuồng bình quân của 1 con lợn và thời gian nuôi giữa các quy mô. Tại QML, khi xuất chuồng, lượng lợn sẽ tương đối lớn nên tình trạng để lợn trong chuồng chờ giá lên sẽ bán như QMN sẽ rất ít. Thường thì khi lợn đến trọng lượng nhất định (khoảng 90kg), các hộ QML sẽ xuất chuồng luôn khi mà giá không chắc sẽ tăng nhưng chi phí khi để quá nhiều lợn trong chuồng thì nhất định sẽ tăng. Bên cạnh đó,
sự trở lại và tài bùng phát mạnh mẽ của DTLCP ở các địa phương khác vào giai đoạn tháng 5, tháng 6 năm 2020 khiến nguy cơ về bệnh DTLCP có thể quay trở lại bất cứ lúc nào như ở những xã khác, huyện khác, các tỉnh thành khác cũng khiến các hộ chăn nuôi khá e ngại khi tích lợn đã có thể xuất chuồng trong một thời gian dài.
Tình hình xử lý chất thải và môi trường
Về vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi, nếu làm tốt, không chỉ giúp người chăn nuôi kiếm thêm được những lợi từ chất thải trong chăn nuôi, mà còn giúp bảo vệ sự trong lành của môi trường. Nhưng nếu xử lý không tốt, sẽ dễ dần đến tình trạng chất thải chăn nuôi gây ô nhiểm nguồn nước, mùi khí thải gây ô nhiểm không khí, tiếng động từ chăn nuôi lợn gây ô nhiễm tiếng ồn, … gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Biểu đồ 4.4. Tình hình xử lý phân lợn của các hộ chăn nuôi điều tra
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Từ số liệu điều tra, ta có thể thấy rằng, tỷ lệ sử dụng Biogas để xử lý phân lợn của các hộ chăn nuôi là rất cao, đều trên 90%. Đặc biệt, đối với các hộ chăn nuôi theo QML, 100% các hộ chăn nuôi đều sử dụng Biogas để xử lý
phân. Ngoài ra, lượng phân không được xử lý qua Biogas thì sẽ được người chăn nuôi ủ cho trồng trọt (QMN là 19,23%; QMV là 4,55%), bên cạnh đó, hộ chăn nuôi theo QMV còn cho cá ăn (4,55%); hộ chăn nuôi theo QML đem bán cho các vùng nông, lâm nghiệp để bón cho cây, nhưng tỷ lệ này còn khá thấp (8,33%).
Biểu đồ 4.5. Tình hình xử lý nước thải trong của các hộ chăn nuôi điều tra
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Tương tự như xử lý phân trong chăn nuôi, tỷ lệ các hộ chăn nuôi xử lý nước thải trong chăn nuôi bằng Biogas là 92.31% với QMN; 90,91% với QMV và 100% với QML. Ngoài ra, tỷ lệ các hộ chăn nuôi theo QMN thải trực tiếp ra cống rãnh là 7,69% và thải ra ao nuôi cá là 3,85%. Tỷ lệ các hộ chăn nuôi theo QMV xả thải ra cống rãnh là 9,09%; tỷ lệ hộ chăn nuôi QML thải ra ao nuôi cá là 8,33%.
Qua đây, ta có thể thấy được rằng, đa phần chất thải trong chăn nuôi của các hộ điều tra đều được xử lý bằng Biogas là chính, một phần nhỏ được tận
dụng cho nông nghiệp và một phần nhỏ được thải thẳng trực tiếp ra môi trường.
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020)
Tình hình sử dụng giống và thức ăn trong chăn nuôi
Biểu đồ 4.6. Tình hình sử dụng giống của các hộ chăn nuôi
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020)
Qua số liệu điếu tra, con giống chủ yếu được QMN, QMV lựa chọn là giống lai (92,31% ở QMN và 86.36% QMV), phần còn lại là giống ngoại (QMN là 7,69% và QMV là 13,64%). Còn với QML, họ sử dụng 100% là giống ngoại do năng suất cao, tỷ lệ thịt cao, vóc dáng lớn thời gian nuôi ngắn nhưng nhược điểm của lợn ngoại tỷ lệ mắc bệnh cao do khả năng thích nghi với khí hậu nước ta kém. Chăn nuôi theo QML theo công nghệ hiện đại hơn giúp hộ chăn nuôi phần nào giảm được rủi ro về sức đề kháng yếu cho lợn, còn QMV, QMN, do chưa hiện đại hóa chuồng nuôi, công nghệ, kỹ thuật chưa tốt nên lợn lai (2 máu, 3 máu) được họ ưa chuộng hơn. Lợn bản địa không được các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã chọn lựa do những nhược điểm
về trọng lượng, tỷ lệ thịt, mức độ phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn xã và thời gian nuôi.
Biểu đồ 4.7. Tình hình nơi mua giống của các hộ chăn nuôi
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Qua số liệu điều tra, ta có thể thấy, đổi với QML, có 58,33% tỷ lệ hộ chăn nuôi mua giống của công ty chuyên cung cấp giống như CP, tỷ lệ mua ở trung tâm giống là 25%, tỷ lệ con giống tự sản xuất là 33%, mua từ trang trại chuyên cung cấp giống là 25%, mua của hộ nông dân khác là 25%, từ nguồn khác như mua từ thương lái. QMV và QMN không có sự chênh lệch quá lớn về nơi mua giống, nhưng 2 quy mô này lại chênh lệch khá lợn đối với QML. Đa phần, QMN, QMV mua giống từ hộ nông dân khác (ở QMV là 40,91%, QMN là 38,46%), tự sản xuất (QMV là 31,82% và QMN là 30,77%), từ trang trại chuyên cung cấp giống (QMV là 31,82%, QMN là 23,08%). Ngoài ra, còn một lượng nhỏ giống mua ở công ty chuyên cung cấp giống và nguồn khác. Tổng của những chỉ tiêu này không bằng 100% do có những hộ chăn nuôi, trong 1 lứa lợn, họ vừa mua giống từ công ty chuyên cung cấp giống, vừa mua giống từ trung tâm và vừa sử dụng giống tự họ sản xuất. Nhưng còn
tồn tại một vài bất cập, đặc biệt là đối với quy mô chăn nuôi nhỏ và vừa, là do công nghệ, kỹ thuật chưa đảm bảo nên chất lượng con giống họ tự sản xuất ra chưa cao, cùng với đó, việc QMN, QMV mua giống từ những hộ chăn nuôi khác cũng làm cho nguy cơ về chất lượng giống không đảm bảo tăng lên.
Biểu đồ 4.8. Tình hình sử dụng thức ăn cho lợn của các hộ chăn nuôi
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Từ số liệu điều tra, ta có thể dễ dàng nhận thấy được, thức ăn công nghiệp ăn thẳng được cả 3 quy mô chăn nuôi lợn ưa chuộng. 88,46% các hộ chăn nuôi lợn QMN lựa chọn sử dụng thức ăn công nghiệp ăn thẳng; 100% QMV và QML cho lợn ăn thức ăn công nghiệp ăn thẳng. Bên cạnh việc các hộ chăn nuôi cho lợn ăn bằng thức ăn công nghiệp ăn thẳng thì họ cũng sử dụng thức ăn công nghiệp tự phối trộn (phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp trộn với cám) đặc biệt là những hộ chăn nuôi ở QMN (11,54%) và QMV (4,55%). Ngoài ra, các hộ chăn nuôi còn sử dụng các loại thức ăn khác như bỗng rượu, tận dụng nước cơm, phở thừa, … Chính việc sử dụng thức ăn tận dụng này đã làm cho chi phí về thức ăn của các hộ chăn nuôi nhỏ và vừa thấp hơn nhiều so với hộ chăn nuôi lợn theo QML.
Chi phí chăn nuôi lợn
Bảng 4.6. Chi phí chăn nuôi lợn của các nhóm hộ điều tra
(Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng)
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML BQ
1. Chi phí giống Tr.đ 1869.89 1734.37 1585.54 1763.33 2. Chi phí thức ăn Tr.đ 2852.24 2849.69 3213 2923.46 3. Chi phí thú ý Tr.đ 237.07 227.66 353.12 256.83
4. Thuê lao động Tr.đ 0 0 100.41 20.08
5. Chi phí sửa chữa hàng năm Tr.đ 119.06 83.64 74.18 97.10 6. Chi phí khác (điện, nước,
vận chuyển, …) Tr.đ 133.84 126.04 182.24 140.66
7. Khấu hao 272.9 275.07 608.31 340.78
8. Tiền thuê đất/năm (nếu có) Tr.đ 0 0 0 0.00
9. Tổng chi phí cho đàn gần
đây nhất Tr.đ 5485.01 5296.47 6116.81 5542.24
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020
Qua điều tra, phân tích, tính toán số liệu, ta có thể thấy được rằng, so với QMN, QMV thì QML chi phí giống của QML là thấp nhất (1 triệu 586 nghìn trên 100kg thịt lợn xuất chuồng so với 1 triệu 734 nghìn ở QMV và 1 triệu 870 nghìn ở QMN ) do ở QML, tỷ lệ tự sản xuất giống cao, bên cạnh đó, việc mua giống ở công ty giống hay trang trại chuyên cung cấp giống với số lượng lớn đã giúp giảm chi phí về giống cho hộ chăn nuôi. Nhìn chung, bình quân 100kg lợn hơi xuất chuồng, các hộ chăn nuôi điều tra trên địa bàn xã bỏ ra 1 triệu bảy trăm 6 mươi 3 nghìn.
Mặc dù đối với các hộ chăn nuôi theo QMV, QMN, họ đa phần là sử dụng lao động của gia đình nên chi phí thuê lao động bằng 0. Nhưng sang đến
QML, khi cần đến nhiều lao động hơn, thì cứ bình quân 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng thì tiền thuê lao động là 100.41 nghìn đồng., chi phí sửa chữa hàng năm hơn, bên cạnh đó, việc sử dụng trang thiết bị được đầu tư bài bản, kỹ lưỡng, hiện đại, chất lượng tốt nên chi phí sửa chữa hàng năm của QML cũng thấp hơn so với 2 quy mô còn lại. Các hộ chăn nuôi QMV, QMN do thương xuyên sử dụng thức ăn thừa, phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho lợn nên cũng phần nào giúp giảm chi phí thức ăn cho lợn xuống, thấp hơn chi phí thức ăn của hộ chăn nuôi QML, bên cạnh đó, do sự xuất hiện của DTLCP, các hộ chăn nuôi QML cũng ý thức hơn đến việc sử dụng thức ăn đảm bảo để tránh việc lợn bị bệnh dịch nên chi phí thức ăn của lợn tại