Nguy cơ dịch bệnh

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu phi tại xã trần phú, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 100 - 104)

Đối với bất kỳ hộ chăn nuôi nào, ngoài việc giữ gìn tốt, vệ sinh chuồng trại thì tình hình dịch bệnh và công tác thú y là những vấn đề luôn được quan tâm vì khi công tác thú y lơ là, sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát, khi đó, việc tiêu hủy một phần hay cả đàn lợn của các hộ chăn nuôi là điều khó tránh khỏi. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến xã hội, sức khỏe con người. Việc sử dụng vacxin, thuốc phòng bệnh sẽ phần nào giúp giảm thiểu ruit ro nguy cơ về dịch bệnh để các hộ chăn nuôi có thể yên tâm chăn nuôi, thậm chí mở rộng quy mô chăn nuôi.

Dịch tả lợn Châu phi xuất hiện và hiện chưa có vacxin phòng, trị bệnh cho nên tỷ lệ chết của lợn khi mắc phải là 100%.

Biểu đồ 4.12. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của các hộ chăn nuôi QMN

Qua điều tra, ta có thể thấy, tình trạng lợn của các hộ chăn nuôi nếu mắc phải DTLCP thì tỷ lệ chết là 100%, nhưng rất may, tại các hộ chăn nuôi QMN của xa, tỷ lệ lợn mắc bệnh khá thấp (23,08%). Việc sử dụng vácxin phòng bệnh đang đem lại những tín hiệu tích cực khi mà những bệnh được sử dụng vacxin, thuốc phòng bệnh thì tỷ lệ lợn bị bệnh đó rất thấp và tỷ lệ chết gần như bằng 0%.

Biểu đồ 4.13. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của các hộ chăn nuôi QMV

Với các hộ chăn nuôi lợn theo QMV, tỷ lệ các hộ chăn nuôi có lợn bị mắc bệnh DTLCP là 13,64%, và tỷ lệ con chết là 100%. Đối với dịch tả, lở mồm long móng và bệnh tai xanh, tỷ lệ vacxin, thuốc phòng bệnh được sử dụng cho lợn là 100%, có lẽ, chính điều này đã khiến cho tỷ lệ các hộ có lợn mắc bệnh vag tỷ lệ lợn bị chết là 0%. Đối với phó thương hàn và phù đầu, tuy tỷ lệ vacxin, thuốc phòng bệnh được sử dụng không qua cao, thế nhưng, tỷ lệ con mắc bệnh và con chết cũng là 0%. Đối với bệnh tiêu chảy, có xuất hiện tỷ lệ mắc bệnh nhưng khá nhỏ và không xuất hiện tỷ lệ lợn bị chết. còn đối với viêm phổi, có thể do không sử dụng vacxin, thuốc phòng bệnh nên tỷ lệ các hộ có lợn bị mắc bệnh là 4,55%, tỷ lệ chết là 50%, tức là có một nửa số lợn bị viêm phổi bị chết.

Biểu đồ 4.14. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của các hộ chăn nuôi QML

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020

Qua số liệu điều tra, tại các hộ chăn nuôi lợn theo QML, ngoài tất cả những hộ có lợn bị chết do dịch tả lợn Châu Phi ra thì cũng bệnh tiêu chảy và viêm phổi cũng là những bệnh có tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết cao, tỷ lệ vacxin được dùng để phòng 2 bệnh này thì lại là 0%. Có thể chính sự lơ là trong việc sử dụng vacxin, thuốc phòng bệnh tiêu chảy và viêm phổi cho lợn đã dẫn đến tỷ lệ các hộ chăn nuôi có lợn mắc 2 loại bệnh này ở mức tương đối cao (16,67% đối với bệnh tiêu chảy và 33,33% đối với bệnh viêm phổi). Tỷ lệ chết của 2 bệnh này lần lượt là 41,25% và 20%, tức là, trong 16,67% hộ có lợn bị tiêu chảy, thì có tới 41,25% lợn mắc bệnh bị chết; trong 33,33% các hộ có lợn bị viêm phổi thì có 20% lợn mắc bệnh bị chết. Còn tỷ lệ dùng vacxin, thuốc phòng bệnh dịch tả, tai xanh, LMLM là 100%, tỷ lệ con bị chết hay mắc bệnh đều là 0%.

Qua số liệu điều tra, ta có thể nhận thấy rằng, những hộ chăn nuôi nếu có sử dụng vacxin hay thuốc phòng trừ dịch bệnh thì tỷ lệ lợn bị bệnh, bị chết là rất thấp, thậm chí là bằng 0%.

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu phi tại xã trần phú, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)