Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu phi tại xã trần phú, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 62)

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Bảng 3.3. Các loại dữ liệu thứ cấp

STT Loại thông tin Nguồn

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Tài liệu và sách tham khảo chuyên ngành; các tài liệu trên Internet; các nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp nông thôn; phát triển chăn nuôn lợn nái sinh sản, lợn thịt

2 Điều kiện tự nhiên xã Báo cáo Đảng ủy, bản đồ địa giới hành chính 3 Tình hình phân bố và sử

dụng đất đai

Ban Địa chính xã 4 Tình hình dân số và lao động Ban Thống kê xã 5 Tình hình phát triển kinh tế -

xã hội

Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội của xã

6 Cơ sở hạ tầng Ban Thống kê xã

7 Quy hoạch phát triển kinh tế và định hướng phát triển chăn nuôi lợn của huyện

Phòng Nông nghiệp huyện Chương Mỹ

Nguồn: Tự tổng hợp, 2020

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá được tình hình phát triển chăn nuôi lợn sau DTLCP tại xã Trần Phú, tôi đã tiến hành điều tra 60 hộ dân chăn nuôi lợn tại địa bàn xã 60 hộ chăn nuôi này được chọn hoàn toàn ngẫu nhiêndo trạm thú y xã cung cấp. Để thực hiện phân loại hộ chăn nuôi, tôi quan tâm tới chỉ tiêu quy mô số lượng lợn mà các hộ chăn nuôi hiện tại đang nuôi, khảo sát về số lượng lợn xuất chuồng của đàn gần đây nhất để đánh giá được sự thay đổi quy mô sản xuất sau khi DTLCP đi qua của các nhóm hộ chăn nuôi với quy mô, mức đầu tư, trình độ kỹ thuật khác nhau. Điều tra diễn ra khi DTLCP đã kết thúc trên

địa bàn xã và các hộ chăn nuôi đã xuất bán được 3 lứa lợn kể từ khi có dịch tả lợn Châu Phi.

 Số lượng phiếu: 60 phiếu khảo sát

 Nội dung:

+ Thông tin chung về chủ hộ, nhân khẩu, lao động cho chăn nuôi lợn + Thông tin về giống và thức ăn cho chăn nuôi lợn

+ Thông tin về dịch bệnh, xử lý chất thải và môi trường + Tình hình tiêu thụ lợn

+ Chi phí, kết quả chăn nuôi và dự định của người chăn nuôi trong thời gian tới.

Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu được nhập vào excel Theo phiếu điều tra sau đó tính toán, xử lý. - Thông tin thứ cấp: tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin Theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích Theo nội dung nghiên cứu để tài.

- Xử lý thông tin sơ cấp: các thông tin thu thập được kiểm tra tổng hợp, phân loại, so sánh và thỏa mãn yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic.

- Số liệu được phân tổ: chọn mẫu điều tra theo quy mô chăn nuôi nhỏ, vừa, lớn (theo gợi ý của cán bộ thú y xã):

+ Chăn nuôi theo QMN (hộ nhỏ): <10 con lợn nái hoặc 30 con lợn thịt + Chăn nuôi theo QMV (gia trại): Từ 10-20 lợn nái hoặc >30 con lợn thịt + Chăn nuôi theo QML (trang trại): >20 lợn nái hoặc >100 lợn thịt

Bảng 3.4. Quy mô của các hộ chăn nuôi

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)

Quy mô lớn 12 20.00

Quy mô vừa 22 36.67

Quy mô nhỏ 26 43.33

- Phương pháp xử lý số liệu bằng dùng máy tính và phần mềm Excel để xử lý các số liệu sơ cấp: các số liệu thu nhập được nhập vào máy tính và dùng các hàm, các câu lệnh để tính toán, chạy chương trình cho ra kết quả từ đó phân tích được các thông tin đã điều tra như số tuyệt đối, tương đối và bình quân

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả

Phương thống kê mô tả dùng để mô tả các chỉ tiêu, hệ thống hóa số liệu, phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp để phân tích hình hình biến động Theo thời gian về tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn xã.

Kiểm định ANOVA

Sử dụng kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác biệt trung bình của các nhóm chăn nuôi lợn theo các quy mô khác nhau.

Phương pháp so sánh

Phương pháp này sử dụng để đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu khác nhau, qua đó phân tích mức độ biến động giữa các đối tượng trong các khoảng thời gian khác nhau. Trong nhiên cứu đã sử dụng phương pháp so sánh để so sánh sự thay đổi giữa chăn nuôi lợn trước dịch và chăn nuôi lợn sau dịch ở các quy mô khác nhau.

Phương pháp hạch toán

Phương pháp ghi chép về tình hình chăn nuôi lợn của các hộ điều tra. Thống kê kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ chăn nuôi. Tính toán các chỉ tiêu về giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI).

3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn

-Số cơ sở chăn nuôi lợn: là tổng số cơ sở (hộ) có chăn nuôi lợn tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này được sử dụng nhằm mục đích nhận biết sự

biến động về số lượng cơ sở chăn nuôi qua các năm ở địa bàn nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu thứ cấp, đồng thời làm cơ sở điều tra chọn mẫu để thu thập số liệu sơ cấp.

- Tổng sản lượng sản phẩm chăn nuôi lợn là trọng lượng (kg) thịt bán (thường được gọi là trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng), thịt giết của đàn lợn trong kỳ điều tra. Đây là một trong những chỉ tiêu vừa phản ánh quy mô chăn nuôi vừa thể hiện kết quả chăn nuôi của các hộ trong một thời kỳ nhất định.

Các chỉ tiêu đánh giá về phát triển chăn nuôi lợn

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối là chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi tuyệt đối về mức độ hiện tượng qua thời gian như: số lượng lợn thịt, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng, số lượng trang trại và gia trại, các cơ sở dịch vụ... Đó là hiệu số giữa hai mức độ của hiện tượng trong dãy số. Tùy theo chiều hướng phát triển của hiện tượng mà chỉ tiêu này có thể mang dấu (+) hay (-).

+ Tốc độ phát triển: là chỉ tiêu tương đối dùng để nêu lên tốc độ, xu hướng phát triển của các hiện tượng như: số lượng lợn thịt, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng, ..., trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này chính là số tương đối động thái, được tính bằng cách so sánh giữa hai mức độ của một chỉ tiêu trong dây số.

+ Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) định gốc và tốc độ tăng (giảm) bình quân, Nếu biết các tốc độ phát triển, ta có thể tính các tốc độ tăng (giảm) theo các công thức:

+ Tốc độ tăng hoặc giảm (%) = Tốc độ phát triển (%) – 100

- Các loại chi phí sử dụng cho chăn nuôi lợn như chi phí thức ăn; chi phí sản xuất; chi phí giống trong chăn nuôi lợn; thị trường tiêu thụ; nguồn giống, vốn cho phát triển chăn nuôi;

- Dich bệnh và công tác thú y: Tỷ lệ lợn được tiêm phòng/năm; tỷ lệ lợn chết do bệnh/năm,…

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn

* Các chỉ tiêu thể hiện kết quả.

- Giá trị sản xuất (GO) là giá trị toàn bộ sản phẩm do chăn nuôi lợn tạo ra trong năm.

GO được tính bằng trọng lượng thịt lợn xuất bán (Qi) nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi):GO = �=�� �� ∗ ��

- Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên để sản xuất ra sản phẩm trong kỳ. Đối với chăn nuôi lợn, chi phí trung gian được tỉnh bằng tổng các khoản chỉ về giống, thức ăn, thuốc thú y, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất,...

- Giá trị gia tăng (VA) là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian trong chu kỳ nuôi. VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập thuần tuý của người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất, Đây là phần thu nhập của cơ sở do chăn nuôi lợn bao gồm cả công lao động và lãi thu được trong kỷ sản xuất.

MI = VA-(A+T) – giá trị lao động thuê ngoài (nếu có)

Trong đó: A là giá trị khâu hao tài sản cố định T là các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

+ Trọng lượng xuất chuồng BQ; số lứa đẻ BQ 1 năm của nái sinh sản; số con lợn đẻ ra BQ của 1 lứa.

+ Hiệu suất chỉ phí trung gian theo giá trị sản xuất (GO/IC): chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

+ Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị tăng thêm (VA/IC): chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong giới hạn nguồn lực chi phí.

+ Hiệu suất chi phí trung gian theo thu nhập hỗn hợp (MI/IC): chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.

4 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN SAU DTLCP TẠIXÃ TRẦN PHÚ XÃ TRẦN PHÚ

4.1.1 Thực trạng DTLCP tại xã Trần Phú

Xã Trần Phú là một xã thuần nông với tỷ lệ người dân tham gia sản xuất nông nghiệp ở mức cao, tổng giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - ngư nghiệp năm 2020 là 102,13 tỷ đồng tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi, khi mà mỗi năm xã cung cấp hàng nghìn tấn thịt, cá, trứng các loại. Trong đó, chăn nuôi lợn là ngành trọng điểm của xã và cũng là ngành tạo ra giá trị cao nhất. Tuy nhiên, trong năm 2019, khi giá lợn xuống rất thấp và DTLCP xuất hiện, bùng phát mạnh mẽ vào gia đoạn tháng 5, tháng 6 năm 2019 đã khiến cho tổng đàn lợn vào cuối năm 2019 giảm còn 3415 con, tương ứng với giảm 44,46% so với cùng kỳ năm 2018.

 Thời gian dịch xuất hiện tại xã

DTLCP xuất hiện lần đầu tiên tại xã vào ngày 2 tháng 5 năm 2019, và đến ngày 6 tháng 5 năm 2019, hộ gia đình đầu tiên có lợn bị tiêu hủy là nhà ông Trịnh Văn An ở thôn Hồng Thái, số lượng lợn khi đó bị tiêu hủy là 27 con lợn thương phẩm – toàn bộ đàn lợn nhà ông An. Sang đến ngày 8 tháng 5 năm 2019, tại thôn Phú Mỹ xuất hiện ổ DTLCP mới, tại nhà ông Trần Văn Dũng, với tổng số lợn bị tiêu hủy lên đến 111 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy là 10.380kg. Trong những ngày tiếp theo, xuất hiện thêm tại các ở các ổ DTLCP mới ở các hộ chăn nuôi tại thôn Hồng Thái, Phú Mỹ cũng như các thôn khác trên địa bàn xã như: Phú Mỹ, Trung Tiến, Dương Kệ, Vôi Đá, Tân Lập,…

 Thời điểm dịch bùng phát mạnh nhất

Trên địa bàn xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, thời điểm dịch bùng phát mạnh nhất là vào giai đoạn từ tháng 5 cho đến hết tháng 6, với tổng số con bị

tiêu hủy lên đến 921 con, chiếm 81,87% tổng số lợn bị tiêu hủy trên toàn địa bàn xã. Ở đoạn thời gian tiếp theo tình hình DTCP bước đầu được kiểm soát khi mà số lượng lợn bị đem đi tiêu hủy giảm mạnh so với đoạn thời gian tháng 5, tháng 6. Đặc biệt, tại tháng 10 năm 2019, trên địa bàn xã không xuất hiện thêm ổ DTLCP nào mới. Sang đến ngày 02 tháng 11 năm 2019, tại thôn Đồng Ké xuất hiện thêm 1 ổ DTLCP mới, tiêu hủy 9 con lợn thương phẩm với tổng trọng lượng là 631kg, và đây cũng là ổ dịch tả lợn Châu Phi cuối cùng trên địa bàn xã. Từ đó cho tới nay, trên địa bàn xã chưa xuất hiện thêm bất kỳ một ổ DTLCP nào nữa.

 Số lượng lợn bị tiêu hủy và thiệt hại mà DTLCP gây ra

Từ đầu tháng 5 năm 2019 dịch bệnh xuất hiện và bùng phát trên địa bàn xã Trần Phú cho đến đầu tháng 11 năm 2019 khi dịch bệnh kết thúc, đã có 38 hộ chăn nuôi thuộc 11/13 thôn trên địa bàn xã có lợn bị tiêu hủy. Tổng số lợn tiêu hủy là 1125 con, tổng trọng lượng là 79669kg.

Bảng 4.1. Tình hình thiệt hại do DTLCP gây ra Thời

gian

tổng số con tiêu

hủy Nái Thương phẩm Tổng TL

của lợn nái Tổng TLtp hủy (kg)TL tiêu SL con CC % SL con CC % SL con CC % Tháng 5 490 43.56 61 12.45 429 87.55 17140 22494 39,579 Tháng 6 431 38.31 27 6.26 404 93.74 7552 21787 29349 Tháng 7 122 10.84 9 7.38 113 92.62 2059 3449 5508 Tháng 8 26 2.31 3 11.54 23 88.46 807 550 1860 Tháng 9 47 4.18 2 4.26 45 95.74 546 2196 2742 Tháng 10 0 0 0 - 0 - 0 0 0 Tháng 11 9 0.8 0 0 9 100 0 0 631 Tổng 1125 100 102 9.07 1023 90.93 28104 50476 79669 Nguồn: Trạm Thú y xã Trần Phú, 2020

Qua bảng 4.1, ta có thể thấy, từ khi DTLCP lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn xã Trần Phú vào đầu tháng 5 năm 2019 đến đầu tháng 11 năm 2019, trong 7 tháng này, tháng 5 là tháng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ DTLCP với 490 chiếm 43,56% tổng số lợn bị tiêu hủy trong đó, lợn thương phẩm bị tiêu hủy nhiều nhất với 429 con (tương ứng với 87,55% số lợn bị tiêu hủy trong tháng 5), sau đó là lợn nái với tổng số con bị tiêu hủy là 61 con (tương ứng với 12,45% số lợn bị tiêu hủy trong tháng 5 năm 2019) và trọng lượng tiêu hủy tương ứng là 22494 kg đối với lợn thương phẩm và 17140 kg đối với lợn nái. Tiếp sau đó là tháng 6 với 431 con lợn, chiếm 31,38% số lợn bị tiêu hủy, trong đó, số lợn thương phẩm và lợn nái bị tiêu hủy lần lượt là 404 và 27 con, tương ứng với 93,74% và 6,36% số lợn bị tiêu hủy vào tháng 6, tổng trọng lượng lần lượt là 21787 đối với lợn thương phẩm và 7552 đối với lợn nái. Càng về sau, khi DTLCP dần được kiểm soát thì số lượng lợn bị dịch và bị tiêu hủy giảm đi rất nhiều. Tháng 7, số lợn bị tiêu hủy chỉ còn 122 con, chiếm 10,84% đến tháng 8, con số này chỉ là 26 con tương đương với 2,31%; tháng 9 là 47 con chiếm 4,18%. Sự tăng lên này là do xuất hiện sự lơ là trong phong tác phòng chống dịch tại các hộ chăn nuôi khi sô lượng lợn bị bệnh DTLCP ngày càng giảm khiến các hộ chăn nuôi chủ quan. Nhưng đây cũng là ý do khiến cho tháng 10 năm 2019 không có hộ chăn nuôi nào tại xã có lợn bị bệnh và bị đem đi tiêu hủy. Sang đến 11, một lần nữa do sự chủ quan lơ là trong công tác phòng chống dịch mà tại thôn Đồng Ké, nhà ông Nguyễn Viết Đăng xuất hiện ổ dịch mới, tiêu hủy toàn bộ 9 con lợn thương phẩm chiếm 0,8% với tổng trọng lượng là 631 kg. Chính vì những lần chủ quan trước của các hộ chăn nuôi, trong các tháng tiếp theo, công tác kiểm soát, phòng chống dịch trên địa bàn xã được tiến hành một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn. Và điều này đã đem lại những tín hiệu tích cực cho những người chăn nuôi lợn trên địa bàn xã khi mà từ tháng 11 năm 2019 đến nay (tháng 12 năm 2020), tại xã đã không còn bóng dáng của DTLCP. Nhưng không thể phủ nhận thiệt

mà mà bệnh DTLCP gây ra trên địa bàn xã. 1125 con lợn bị tiêu hủy với tổng trọng lượng là 79699 kg, thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.

Bảng 4.2. Tình hình biến động về số lượng lợn tại xã Trần Phú

Diễn giải Trước DTLCP Sau DTLCP 2017 2018 T4/2019 T11/2019 T11/2020 SL con CC % SL con CC % SL con CC % SL con CC % SL con CC % 1.Số cơ sở và hộ

chăn nuôi trong dân 223 100.00 223 100.00 193 86.55 156 69.96 176 78.92 2. Tổng đàn 6149 100.00 6149 100.00 4914 100.00 3415 100.00 4576 100.00

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu phi tại xã trần phú, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)