Các biện pháp mà các nước trên Thế giới lựa chọn để ngăn chăn DTLCP
Năm 2014, Cộng Hòa Séc phát hiện đợt dịch này vào năm 2014. Khi phát hiện được dịch, chính phủ nước này đã nhanh chóng khoanh vùng dịch, dựng 44,5 km hàng rào điện xung quanh vùng có dịch. Bên cạnh đó chính quyền Cộng Hòa Séc cũng đưa ra lệnh cấm săn bắn lợn rừng. Từ 22/3/2017 đến 22/4/2018 chính quyền nước này thực hiện đợt tổng truy lùng xác lợn rừng, đào tạo và trả công cho những người thu gom xác lợn rừng mang đi tiêu hủy. Ngoài những biện pháp ngăn chặn vùng dịch, các quốc gia châu Âu cũng kiểm soát nghiêm ngặt thức ăn thừa của người dùng và các thức ăn của gia
súc. Các chuyến bay, chuyến xe từ nơi có dịch tả lợn châu Phi sẽ được quản lý nghiêm ngặt và tuyệt đối không cho lợn khỏe mạnh ăn lại thức ăn thừa.
Tại Trung Quốc, hiện nay, một số cơ sở chăn nuôi lợn lớn đã sử dụng công nghệ cao để nhận diện sớm dịch. Truyền thông địa phương cho biết các doanh nghiệp công nghệ lớn như Alibaba và JD.com còn dùng công nghệ nhận dạng để giám sát sức khỏe của lợn nuôi, phát hiện những triệu chứng bệnh và thay đổi trong hành vi của con vật.
Tại Australia vào tháng 1, theo ABC News, thịt lợn bị dịch tả đã được tìm thấy ở đây. Chính phủ Australia đã cảnh giác cao độ và đã khoanh vùng để kiểm tra chặt chẽ hàng hóa, nhất là thịt lợn và các sản phẩm liên quan đến từ khu vực có nguy cơ cao. Thức ăn đông lạnh cho chó, thịt lợn khô và tai lợn khô là một trong những nguồn gây dịch tả lợn châu Phi.
Đan Mạch đã bắt đầu xây dựng hàng rào dài 70km, cao 1,5m dọc biên giới với Đức, để ngăn không cho lợn hoang xâm nhập và lây lan dịch tả lợn châu Phi. Ngành chăn nuôi lợn tại Đan Mạch đóng vai trò quan trọng, bởi xuất khẩu thịt lợn của quốc gia này riêng trong năm 2017 đã thu về 2,7 tỉ USD. Chi phí xây hàng rào sẽ tiêu tốn 10 triệu Euro và nông dân sẽ tài trợ 4 triệu Euro.
Các biện pháp Việt Nam sử dụng để phòng chống DTLCP
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi phải xây dựng kế hoạch tổng thể và kịch bản phòng, chống bệnh dịch với nhiều tình huống khác nhau; các cấp địa phương từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, doanh nghiệp chăn nuôi và hộ gia đình phải có kế hoạch phòng chống dịch phù hợp với tình hình cụ thể và từng giai đoạn.
Hỗ trợ kinh phí phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, cụ thể, hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi (gọi chung là cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh với mức hợp lý trên cơ sở giá thành, chi phí chăn nuôi lợn và phù hợp cho từng loại lợn (đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác được mức hỗ trợ cao hơn các loại lợn khác).
Kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy mạnh cấu trúc lại ngành chăn nuôi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch tổng thể và kịch bản phòng, chống bệnh dịch với nhiều tình huống khác nhau; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương về công tác phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy mạnh cấu trúc lại ngành chăn nuôi, đa dạng hóa vật nuôi, trước mắt tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản,... để bù đắp thiếu hụt sản phẩm thịt lợn nhằm phục vụ tốt đời sống người dân; chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành có liên quan khẩn trương tổ chức triển khai nghiên cứu, sản xuất vắc xin và hệ sinh thái các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Khuyến khích thu mua lợn sạch, không nhiễm bệnh để tiêu thụ, cấp trữ đông
Bộ Công Thương chỉ đạo sở Công Thương đôn đốc, theo dõi việc khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện việc thu mua lợn sạch, không nhiễm bệnh để tiêu thụ, cấp trữ đông nhằm giảm thiểu lây lan dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi để giữ ổn định giá lợn không bị xuống thấp trong giai đoạn trước mắt và có nguồn thực phẩm an toàn cung cấp cho nhu cầu thị trường trong thời gian tới; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển lợn,
sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
Thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác cho người dân
Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác cho người dân theo nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội; về chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo nguyên tắc Nhà nước và người chăn nuôi cùng chia sẻ những gánh nặng về kinh tế do phát sinh dịch bệnh.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư về việc kiện toàn, củng cố hệ thống thú y các cấp Theo đúng quy định của Luật Thú y, tăng cường năng lực thú y các cấp đủ sức thực thi nhiệm vụ; chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi và hỗ trợ chủ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy.
3 PHẦN III: ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Chương Mỹ có duy nhất một xã Trần Phú là xã dân tộc miền núi, được Ủy ban dân tộc công nhận xã khu vực I thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015 (Quyết định số 447/QĐ-UBDT Ngày 19/9/2013). Xã Trần Phú nằm ở phía nam và là xã thuộc vùng xa của huyện Chương Mỹ, cách thị trấn huyện lỵ Chương Mỹ gần 20km. Xã có diện tích đất tự nhiên là 1.613,06 ha, diện tích đất nông nghiệp là 894,87 ha.
Xã Trần Phú nằm cách trung tâm huyện là thị trấn Chúc Sơn 11,7 km. - Phía Bắc giáp với xã Mỹ Lương; xã Hồng Phong
- Phía Tây giáp với tỉnh Hòa Bình; - Phía Nam giáp với tỉnh Hòa Bình;
- Phía Đông giáp với xã Hồng Phong, xã Đồng Lạc huyện Mỹ Đức..
Địa hình
Xã Trần Phú có địa hình phức tạp, phía tây của xã là đồi thấp, phía đông là ruộng lúa, đôi khi xen kẽ gò, đồi. Địa hình của xã nghiêng dần theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Độ dốc địa hình khu vực đồi lớn, các khu vực còn lại tương đối nhỏ, thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống thủy lợi tự chảy, hệ thống giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác.
Đặc điểm khí hậu (Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của xã Trần Phú, 2019)
- Nhiệt độ: xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng đồng bằng bắc bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa vùng núi tây bắc, vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 4 xấp xỉ 20°c, tháng 1 và đầu tháng
2 nhiều ngày có nhiệt độ thấp từ 8 - 12°C. Tháng 6 - 7 nhiệt độ cao nhất là 38°C, mùa hè có mưa nhiều, mùa đông mưa ít và đôi khi có sương muối.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trên địa bàn bình quân 1500-1700 mm/năm. Bình quân đạt 129,0 mm/ tháng. Lượng mưa tập trung cao độ vào mùa hè đạt khoảng 400mm. Cá biệt nếu tính cả năm trong những năm gần đây thì năm có lượng mưa thấp nhất là năm 1998 với 1156,8 mm và năm có lượng mưa cao nhất là năm 1994 với 2728 mm.
- Chế độ gió: Mùa đông có nhiều đợt gió mùa đông bắc, mùa hè có gió đông nam (Mát và ẩm) song mỗi mùa thường có từ 4-5 đợt gió Tây Nam (nóng và khô) thổi qua.
Tình hình sử dụng đất đai xã Trần Phú
Đất đai là một tư liệu sản xuất không thể thay thế được bất kì đối với một vùng nông thôn nào, đặc biệt là trong quá trình sản xuất đất nông nghiệp. Việc phân bổ và sử dụng đất đai như thế nào có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai xã Trần Phú giai đoạn 2016-2018
TT Chỉ tiêu ĐVT SL 2017 2018 2019 So sánh
(Ha) CC (%) (Ha)SL CC (%) SL CC (%) 18/17 19/18
Tổng diện tích đất TN Ha 1613.06 100 1613.06 1613.06
1 Đất nông nghiệp Ha 894.87 55.48 894.86 55.48 894.87 55.48 100.00 100.00
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp Ha 816.87 50.64 816.87 50.64 817.26 50.67 100.00 100.05
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm Ha 405.32 25.13 385.62 23.91 357.49 22.16 95.14 92.71
1.1.1.1 Đất trồng lúa Ha 317.83 19.70 321.97 19.96 293.12 18.17 101.30 91.04
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác Ha 87.49 5.42 83.35 5.17 64.37 3.99 95.27 77.23
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm Ha 411.55 25.51 431.25 26.73 459.77 28.50 104.79 106.61
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 72.56 4.50 72.56 4.50 72.17 4.47 100.00 99.46
1.3 Đất nông nghiệp khác Ha 5.43 0.34 5.43 0.34 5.44 0.34 100.00 100.18
2 Đất phi nông nghiệp Ha 638.28 39.57 640.28 39.69 640.27 39.69 100.31 100.00
2.1 Đất ở Ha 45.46 2.82 45.46 2.82 46.25 2.87 100.00 101.74
2.2 Đất chuyên dùng Ha 370.31 22.96 370.31 22.96 377.24 23.39 100.00 101.87
2.3 Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, làmnghĩa địa 15.84 0.98 15.84 0.98 15.84 0.98 100.00 100.00
2.4 Đất có mặt nước chuyên dùng 206.67 12.81 206.67 12.81 200.94 12.46 100.00 97.23
3 Diện tích đất chưa sử dụng Ha 79.91 4.95 77.92 4.83 77.92 4.83 97.51 100.00
Từ bảng 3.1, ta có thể thấy tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Trần Phú trong 3 năm qua không có nhiều biến động. Tuy nhiên, lại có sự thay đổi nhẹ trong cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã. Cụ thể, diện tích đất trồng cây hàng năm đang giảm dần qua các năm, năm 2017, diện tích này là 405,32ha, nhưng tới năm 2018 đã giảm về 385ha và năm 2019 còn 357,49ha, bình quân mỗi năm, diện tích đất trồng cây hàng năm giảm khoảng 4%. Diện tích đất trồng lúa cũng có sự biến động nhẹ. Diện tích đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăn dần qua các năm, bình quân mỗi năm tăng khoảng 3%. Theo ông Vương Công Chính cán bộ địa chính xã Trần Phú, từ năm 2017, các cuộc tập huấn cho chủ trang trại được tiến hành, khiến các chủ trang trại, các hộ nông dân dần thay đổi suy nghĩ và chuyển dần các cây hàn năm sang cây lâu năm để trong tương lai thu gỗ, và đây được coi là nguồn tài sản tích trữ về già nên cây lâu năm, đặc biệt là cây lấy gỗ được trồng nhiều hơn trong 3 năm trở lại đây. Diện tích đất phi nông nghiệp không có quá nhiều biến động trong 3 năm vừa qua. Còn một phần diện tích đất chưa sử dụng đã được sử dụng trong năm 2019 là có những hộ dân mở rộng sản xuất nên thuê đất của xã để trồng cây ăn quả, nuôi gà nên diện tích đất chưa sử dụng giảm. Như vậy, qua bảng điều tra số liệu, ta có thể thấy rằng diện tích đất đai xã Trần Phú qua các năm có sự thay đổi nhưng không nhiều. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao nhất do có điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Tình hình dân số
Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu
Chỉ tiêu SLNăm 2017CC Năm 2018 Năm 2019 So sánh
(%) SL (%)CC SL (%)CC 18/17 19/18 1. Tổng số nhân khẩu 9888 100 10005 100 10133 100 101.18 101.28 1.1. Số nhân khẩu thường trú 10150 102.7 10278 102.7 10420 102.8 101.26 101.38 1.2 Số nhân
khẩu không cư trú tại nơi đăng kí thường trú
302 3.05 313 3.13 327 3.23 103.64 104.47
1.3 Số nhân
khẩu tạm trú 40 0.4 40 0.4 40 0.39 100 100
Nguồn: Công an xã Trần Phú
Từ bảng 3.2, ta có thể thấy, dân số của xã sau mỗi năm tăng khoảng 100 người/năm hay bình quân một năm, dân số của xã Trần Phú tăng khoảng 1,1%/năm. Số nhân khẩu không cư trú tại nơi đăng ký thường trú cũng tăng dần qua các năm như năm 2018, số nhân khẩu không cư trú tại nơi đăng ký thường trú tăng 3,64%; năm 2019, tỷ lệ này là 4,47%. Theo như thông tin công an xã cung cấp thì điều này xảy ra là do có nhiều người trẻ đi đến các khu công nghiệp làm công nhân để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Cùng với đó, số nhân khẩu tạm trú không có gì thay đổi sau 3 năm do trong 3 năm vừa qua thì không có ai chuyển tới sống hay đăng ký thường trú trên địa bàn xã.
3.1.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn
Hệ thông giao thông, thủy lợi (Báo cáo nông nghiệp – môi trường – tiểu thủ công nghiệp năm 2015 – 2019)
- Giao thông: xã có quốc lộ (đường Hồ Chí Minh) chạy qua với độ dài trên địa bàn xã là 4km, tuyến đường này là tuyến đường huyết mạch Bắc – Nam của cả nước; tỉnh lộ 429; đường huyện lộ Hồng Phong – Trần Phú chạy qua trung tâm xã, đường huyện lộ Nguyễn Văn Trỗi nằm ở ranh giới xã từ đường Hồ Chí Minh đến tỉnh lộ 419 thuộc thị trấn huyện lỵ Chúc Sơn và hệ
thống đường trục thôn 16,9km, đường xóm ngõ 49,1km, đường trục chính nội đồng 21km. Các đường từ trục thôn trở lên đã được bê tông hóa hoặc trải nhựa. Đường xóm, ngõ đã bê tông hóa 7,5km, chiếm 15,3%. Đường trục chính nội đồng được dải sỏi cấp phối 100%.
- Thủy lợi: Xã có các hồ lớn như Hồ Đồng Sương, hồ Kỳ Viên là nguồn nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp; các hồ nước, trạm bơm, kênh mương cơ bản đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Các tuyến kênh do xã quản lý cần cứng hóa gồm 25 tuyến với tổng chiều dài là 15,7km; đã được cứng hóa 13,6km; đạt 86,6%.
Hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa
- Trường học: Xã có đủ các cấp trường từ Mầm non đến Trung học cơ sở, riêng trường Mầm non có khu trung tâm và 3 điểm trường ở các thôn; cấp Tiểu học có 2 trường, trong đó trường THCS và 2 trường Tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia.
- Trạm Y tế: Xã có trạm y tế tại khu trung tâm xã. Năm 2012, xã Trần Phú được công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo tiêu chuẩn mới.
- Nhà văn hóa: Có 9/13 thôn có nhà văn hóa. Một số thôn xóm có đình, chùa phục vụ tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa.
Hệ thống thông tin, truyền thông; điện; nước
- Hệ thống thông tin, truyền thông: Hệ thống thu phát truyền thông (truyền thanh, truyền hình) đã phủ khắp xã, riêng đường truyền Internet đã đến xã và các thôn. Trên địa bàn xã có 06 cột thu phát sóng, trên 50% số hộ sử dụng dịch vụ Internet của các nhà mạng khác nhau
- Hệ thống điện: Xã có 17 trạm biến áp với tổng công suất 3.403 KVA. Hệ thống điện đã phủ khắp các thôn xóm, 100% hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia, các đường làng ngõ xóm đều có hệ thống điện chiếu sáng.
- Nước: người dân trong xã sử dụng nước giếng khơi, giếng khoan là chính, thôn đồng bào dân tộc (Đồng Ké) được đầu tư một trạm cấp nước sạch, tuy nhiên do người dân không mua nước nên không thể vận hành, khai thác để cấp nước mới được.