Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam sau DTLCP

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu phi tại xã trần phú, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44 - 46)

Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam trước DTLCP

Chăn nuôi lợn là ngành sản xuất không thể thiếu trong nông nghiệp Việt Nam bởi sản xuất thịt lợn chiếm xấp xỉ 2/3 tổng sản lượng thịt hàng năm. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn lợn cả nước có 27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu tấn, tăng 1,9%. Đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%. Thị trường tiêu thụ thịt lợn vẫn chưa khởi sắc sau cú xảy chân 2016, giá bán thịt lợn ở mức thấp khiến người chăn nuôi tiếp tục chịu thua lỗ. Giá lợn hơi trên địa bàn cả nước biến động tăng trong tháng qua, phổ biến trong khoảng 27.000 – 35.000 đ/kg.

Năm 2018, đàn lợn tiếp tục tăng trưởng tốt cả về quy mô đầu con và sản lượng, vượt so với kế hoạch năm 2018 đề ra, ước tính trong năm 2018 sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 3,81 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017. Giá lợn thịt bắt đầu hồi phục từ tháng 4/2018 sau đúng 01 năm xuống thấp (Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 597/TTg-NN ngày 28/4/2017 đưa ra ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp người chăn nuôi lợn ổn định và phát triển sản xuất).

Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam sau khi xuất hiện DTLCP

Tại Việt Nam, ngày 19/02/2019, Chi cục Thú Y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thông báo phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Ngày 05/03/2019, thông tin từ cơ quan chức năng cho biết đã có 207 hộ tại 7 tỉnh thành xuất hiện dịch, trong đó 4.200 con lợn nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy. Ngày 19/03/2019, dịch tả lợn Châu Phi đã lan đến 23 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, bao gồm : Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Điện Biên, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thừa Thiên-Huế, Lai Châu, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, làm tiêu hủy 88.600 con lợn và tiếp tục đe dọa ngành chăn nuôi cả nước. Đến ngày 12/05/2019, dịch xảy ra tại 2.296 xã, 204 huyện, của 29 tỉnh, thành phố. Số lợn phải tiêu hủy là 1.210.556 con. Ngày 17/08/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố có 58 tỉnh thành xuất hiện dịch tả lợn châu Phi và số lợn buộc phải tiêu hủy là hơn 2,6 triệu con. Ngày 04/09/2019,

sau 7 tháng phát hiện ổ dịch đầu tiên, dịch tả lợn châu Phi đã phủ són khắp 63 tỉnh thành, khoảng 4,4 triệu con lợn đã bị tiêu hủy. Đến ngày 11/12/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện và lây lan trên cả nước, gây thiệt hại rất lớn. Dịch đã xảy ra tại 8.550 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn bị tiêu hủy gần 5,5 triệu con, với tổng trọng lượng trên 340.000 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng của cả nước. Theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y các địa phương, từ đầu năm đến ngày 27/08/2020, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát tại 155 xã của 20 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 4.00 con lợn. Tại Hội nghị Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng ngày 03/09, ông Phạm Văn Đông cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước có 1.008 ổ dịch tả lợn Châu Phi, trong đó có 531 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019, 27 ổ dịch phát sinh mới, 450 ổ dịch tái phát tại 44 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy 42.150 con lợn với khoảng 2.157 tấn. Trong năm 2020, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra chủ yếu tại khu vực miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn có 114 xã có dịch, Cao Bằng có 85 xã có dịch, Bắc Cạn có 64 xã có dịch, tỉnh Quảng Nam có 99 xã có dịch.

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu phi tại xã trần phú, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)