IV. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG
1.1.2. Kế hoạch giáo dục nhà trường
Kế hoạch giáo dục nhà trường là sự cụ thể hóa nội dung và cách thức triển khai chương trình giáo dục quốc gia phù hợp với thực tiễn địa phương trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình quốc gia. kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng hằng năm dựa trên kế hoạch giáo dục chung và các hướng dẫn trong CTGDPT. Trong các cấp độ của CTGDPT, kế hoạch giáo dục nhà trường là cấp độ quan trọng nhất. Đây chính là văn bản chi phối việc soạn thảo kế hoạch dạy học (lessons plan) của mỗi GV.
4Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.
70
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường do tập thể CBQL, GV nhà trường thực hiện với sự tham gia tư vấn, góp ý của các lực lượng liên quan (cha mẹ HS, HS, cộng đồng địa phương, chuyên gia giáo dục), cùng với sự hướng dẫn của cơ quan quản lí giáo dục địa phương (Phòng GD&ĐT). Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình giáo dục quốc gia, mỗi nhà trường sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: bối cảnh địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội nơi nhà trường đóng; các điều kiện về nguồn nhân lực (chủ thể quản lí, đội ngũ GV, nhân viên…); điều kiện nguồn vật lực (các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nguồn kinh phí…) của nhà trường; đặc điểm cụ thể của HS - đối tượng thụ hưởng kế hoạch giáo dục nhà trường. Do đó, không có kế hoạch giáo dục chung cho tất cả các nhà trường trong phạm vi một tỉnh thành hoặc cả quốc gia. Sự đa dạng về đối tượng người học, môi trường giáo dục, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, tất yếu phải đa dạng hóa chương trình giáo.
Phát triển chương trình giáo dục quốc gia và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường có một số khác biệt được thể hiện trong bảng so sánh sau đây:
Bảng 1.2. So sánh phát triển chương trình giáo dục quốc gia và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THCS
Phát triển chương trình giáo dục quốc gia
Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THCS Chủ thể tham
gia thực hiện
Các chuyên gia về chương trình,
ngành học Đội ngũ GV nhà trường
Chủ thể quản lí Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Hiệu trưởng nhà trường THCS
Phương thức
quản lí Chỉ đạo tập trung, từ trên xuống Tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Sản phẩm
Chương trình giáo dục mới thay thế chương trình giáo dục hiện hành
Kế hoạch giáo dục mới trên cơ sở cụ thể chương trình giáo dục hiện hành
71
Phạm vi Tất cả các cơ sở giáo dục trong
cả nước
Chỉ trong phạm vi một nhà trường THCS
Tính chất Cố định trong một thời gian dài Liên tục thay đổi, phát triển qua từng năm
Tài liệu Sách giáo khoa, sách GV
Kế hoạch bài giảng của GV; tài liệu lưu hành nội bộ của tổ chuyên môn