IV. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG
1.2.1. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường trung học cơ sở
Kế hoạch giáo dục nhà trường là loại hình văn bản chuyên môn nghiệp vụ để triển khai áp dụng CTGDPT quốc gia trong bối cảnh cụ thể của địa phương và các điều kiện thực tế của nhà trường. Để xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp, hiệu quả cần đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau:
(1)Đảm bảo tính pháp lí trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.
Khi xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cần thực hiện đúng theo các văn bản pháp lệnh đã được quy định. Đồng thời, kế hoạch một khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức sẽ được coi là một văn bản pháp quy.
(2) Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của môn học, lớp học và cấp học, từ đó đảm bảo chất lượng giáo dục.
Khi xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cần dựa theo mục tiêu giáo dục của môn học/ Hoạt động giáo dục của từng lớp học được quy định trong chương trình giáo dục ; thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục phù hợp nhằm thực hiện được mục tiêu của môn học/ hoạt động giáo dục đề ra; từ đó thực hiện được mục tiêu CTGDPT và đảm bảo chất lượng giáo dục. Mục tiêu được xây dựng trong kế hoạch giáo dục nhà trường THCS phải vừa đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục cấp quốc gia, vừa đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục của nhà trường; phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng của nhà trường.
(3) Đảm bảo tính logic của mạch kiến thức, tính thống nhất giữa các môn học/ hoạt động giáo dục; đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục phù hợp với quy định trong CTGDPT 2018.
74
Khi xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cần có sự thống nhất về mạch kiến thức giữa các môn học và các hoạt động giáo dục từ đó góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả cấp học. Bên cạnh đó cần đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục/hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp không ít hơn thời lượng quy định của CTGDPT. kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục theo từng khối lớp có thể thay đổi nội dung, cách thức, tư liệu, thời lượng, hình thức dạy học,… nhưng phải đảm bảo tính logic của mạch kiến thức, tính thống nhất giữa các môn học và các hoạt động giáo dục; đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục phù hợp với quy định trong CTGDPT 2018. Thực hiện nguyên tắc này sẽ tạo tính linh hoạt trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục.
(4) Đảm bảo phù hợp năng lực nhận thức của HS, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của đội ngũ CBQL, GV nhà trường.
kế hoạch giáo dục nhà trường cần được xây dựng phù hợp đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của HS, bối cảnh cụ thể của từng địa phương, nhà trường. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vùng miền, từng địa phương, từng nhà trường mà lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực HS, phù hợp với đặc điểm HS. Từ đó đảm bảo các yêu cầu về tích hợp các nội dung giáo dục mang tính cập nhật xã hội, thời đại đa dạng, phong phú. Tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học của HS.
(5) Đảm bảo huy động các nguồn lực xây dựng thực hiện kế hoạch giáo dục nhà
trường; có lộ trình, kế hoạch thực hiện chi tiết, khả thi.
Nguyên tắc này yêu cầu đảm bảo nguồn lực thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, xây dựng lộ trình phù hợp, kế hoạch thực hiện chi tiết trong quá trình thực hiện. Trong đó đội ngũ GV cần được tham gia ngay từ khâu biên soạn nội dung kế hoạch giáo dục nhà trường và phải được tập huấn đầy đủ để có thể thực hiện thành công kế hoạch giáo dục nhà trường. Cần phân tích tình hình nguồn lực của nhà trường, địa phương để thiết kế hoạt động dạy học, giáo dục sao cho phù hợp với thực tế và có tính khả thi. Bên cạnh đó việc phối hợp các lực lượng giáo dục và tham mưu đối với lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương để tìm kiếm sự đầu tư, hỗ trợ thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường luôn là việc làm cần thiết.
(6) Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lí giáo dục với các trường THCS.
75
Kế hoạch giáo dục nhà trường THCS cần sự tham gia của các bên liên quan trong và ngoài nhà trường từ khâu thiết kế đến giai đoạn thực thi. Ngay từ giai đoạn lập kế hoạch, hiệu trưởng nhà trường đã cần có sự huy động các lực lượng bên trong, bên ngoài nhà trường để có đầy đủ thông tin và tìm kiếm sự hợp tác, đồng thuận. Những thành phần chính có thể kể đến gồm: CBQL, người điều phối, GV, chuyên gia, nghệ nhân, bộ phận biên tập,... Ngoài ra tùy từng chủ đề học tập mà chúng ta có thể kêu gọi sự tham gia của các lực lượng bên ngoài nhà trường như: Ban đại diện cha mẹ HS, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, cơ sở kinh doanh, dịch vụ,…