IV. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG
1.2.3. Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường
Để xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, cần thực hiện theo quy trình như sau:
Sơ đồ 1.1. Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường
Bước 1: Nghiên cứu chương trình GDPT cấp quốc gia và nội dung giáo dục địa phương
Bước 2: Phân tích bối cảnh dạy học và giáo dục của nhà trường
Bước 3: Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường
Bước 4: Xây dựng kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục và kế hoạch giáo dục tổng thể của nhà trường
Bước 5: Hoàn thiện văn bản, phê chuẩn kế hoạch giáo dục của nhà trường; Bước 6: Triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường
78
Bước 1. Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông cấp quốc gia và nội dung giáo dục địa phương
Nghiên cứu CTGDPT cấp quốc gia sẽ giúp CBQL và GV nhận thức được đầy đủ những định hướng, yêu cầu trong CTGDPT, từ đó lập kế hoạch phù hợp. Theo đó, nghiên cứu CTGDPT cấp quốc gia là nghiên cứu định hướng, quan điểm xây dựng chương trình làm định hướng cho xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Mỗi trường THCS cần tổ chức cho tất cả các GV nhà trường tìm hiểu về CTGDPT 2018 cấp THCS gồm chương trình tổng thể và chương trình các môn học, hoạt động giáo dục.
Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung giáo dục địa phương: Căn cứ vào đặc điểm của từng vùng miền, các địa phương nghiên cứu, lựa chọn những nội dung phù hợp để biên soạn theo các chủ đề và hướng dẫn các nhà trường tổ chức thực hiện. Theo CTGDPT 2018 và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nội dung giáo dục địa phương cấp THCS gồm một số vấn đề cơ bản: Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương; Các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương; Các vấn đề về chính trị - xã hội, môi trường của địa phương.
Bước 2. Phân tích bối cảnh dạy học và giáo dục của nhà trường
Phân tích bối cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường là việc xem xét tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định về mục tiêu, kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục.
Để phân tích bối cảnh, công việc cơ bản là thu thập tất cả các thông tin liên quan đến nguồn nhân lực tham gia vào quá trình dạy học, giáo dục cũng như các điều kiện vật lực và môi trường giáo dục góp phần đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi của kế hoạch giáo dục khi xây dựng, bao gồm:
- Các thông tin về HS: quy mô HS, số lớp, trình độ HS, nhu cầu học tập, động cơ và thái độ học tập, cách thức học và các điều kiện học tập,…
- Các thông tin về GV: số lượng, trình độ,...
- Các yếu tố về cơ sở vật chất phục vụ thực hiện chương trình giáo dục nhà trường. - Các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, của gia đình HS.
Ở bước này, các công việc cần thực hiện bao gồm:
- Tổ chức thu thập thông tin về các nguồn lực phục vụ quá trình dạy học và giáo dục, thông tin về người học và thông tin về các lực lượng giáo dục phối hợp với nhà trường;
79
- Phân công cán bộ, GV của tổ bộ môn thực hiện việc thu thập, xử lí, phân tích thông tin theo kế hoạch;
- Tổng hợp, đánh giá kết quả, đưa ra các định hướng trong việc phát triển kế hoạch giáo dục.
Từ kết quả phân tích này, nhà trường có thể ra các quyết định, các biện pháp phát triển đội ngũ; những biện pháp phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường, tài liệu dạy học.
Bước 3. Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường
Mục tiêu của chương trình giáo dục THCS là giúp HS phát triển các phẩm chất, NL đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề, có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên THCS, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Trong kế hoạch giáo dục nhà trường có hai cấp độ mục tiêu: Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu chung có tính khả thi phải phản ánh được sự thống nhất giữa ý chí chủ quan của nhà trường (phản ánh trong định hướng và tầm nhìn) và xu thế khách quan (phản ánh trong bối cảnh và nguồn lực có thể có cho giáo dục nhà trường trong thời gian tới). Từ các mục tiêu chung nên cụ thể hoá thành các mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu của kế hoạch giáo dục là dự kiến trước kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục. Các mục tiêu kế hoạch giáo dục cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của YCCĐ về phẩm chất, NL. Mục tiêu cụ thể chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể cần đạt, có thể đo lường được thông qua các chỉ tiêu cụ thể.
Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi: kế hoạch giáo dục này có thể hình thành cho HS những kiến thức, kỹ năng ở mức độ nào? Những phẩm chất, NL của HS nào có thể được hình thành ở HS và các mức độ đạt được sau khi thực hiện KHGD?...
Bước 4. Xây dựng kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục và kế hoạch giáo dục tổng thể của nhà trường
Trong bước này cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
* Dự kiến khung tổng thể của kế hoạch giáo dục nhà trường
80
- Xác định các căn cứ xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường: Gồm các căn cứ pháp lí và căn cứ thực tiễn
- Dự thảo thiết kế khung kế hoạch giáo dục nhà trường và xây dựng kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục: Xây dựng dự thảo khung kế hoạch giáo dục của nhà trường THCS là việc tổng hợp các kế hoạch dạy học và giáo dục của khối lớp, lớp, kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của toàn trường thành một kế hoạch tổng thể chung của nhà trường. Để xây dựng dự thảo thiết kế khung kế hoạch giáo dục nhà trường và xây dựng kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục cần:
+ Tìm hiểu về CTGDPT 2018 ở cấp THCS; tìm hiểu những định hướng lớn của chương trình tổng thể;
+ Tìm hiểu về chương trình môn học cấp THCS, gồm: mục tiêu môn học, các năng lực đặc thù, các YCCĐ của môn học, nội dung chính của môn học, phương pháp kiểm tra đánh giá;
+ Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chuyên môn, GV lựa chọn, thiết kế các chủ đề dạy học, các hoạt động giáo dục / hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp;
+ Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chuyên môn, GV lựa chọn, thiết kế các chủ đề dạy học, các hoạt động giáo dục/ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp;
+ Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch dạy học/kế hoạch giáo dục môn học (thời lượng cho các bài học, chủ đề, hoạt động trải nghiệm trong môn học);
+ Tổng hợp các kế hoạch giáo dục môn học và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; xây dựng kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục;
+ Phân bổ các nguồn lực (đội ngũ GV, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, thời gian…). Khi xây dựng khung kế hoạch giáo dục nhà trường cần trả lời các câu hỏi: Những hoạt động cần được thực hiện là gì? Trong các hoạt động được xác định, hoạt động nào có thể làm trước? Sắp xếp các hoạt động vào khung thời gian phù hợp nhất? Sử dụng nguồn lực nào? Trách nhiệm thực hiện chính là ai? Các nội dung cần nêu rõ trong kế hoạch giáo dục tổng thể của nhà trường (Các hoạt động cần thực hiện; Các chỉ số kết quả; Người phụ trách; Thời gian; Nguồn lực/kinh phí,…).
81
Sau khi các tổ chuyên môn hoàn thành việc xây dựng kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục; nhà trường tập hợp kế hoạch giáo dục của các tổ chuyên môn, Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo và tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.
Các yếu tố giúp cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục tổng thể của nhà trường thành công là cần có sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ quản lý, GV và công tác thông tin và truyền đạt, quảng bá rộng rãi. Vì vậy khi viết kế hoạch giáo dục nhà trường có thể chia thành một số nhóm; bên cạnh nhóm viết kế hoạch giáo dục nhà trường, cần có một nhóm viết tài liệu tuyên truyền, quảng bá tới các bên liên quan.
Bước 5. Hoàn thiện văn bản, phê chuẩn kế hoạch giáo dục của nhà trường
Ở bước này, kế hoạch giáo dục nhà trường được viết thành văn bản hoàn chỉnh để phê duyệt và triển khai thực hiện. Việc phê chuẩn kế hoạch giáo dục nhà trường được thực hiện theo trình tự như sau: báo cáo kế hoạch và họp liên tịch thông qua kế hoạch; thông qua kế hoạch tại cơ quan quản lí cấp trên. Kế hoạch được lưu vào hồ sơ và theo dõi việc thực hiện. Trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.
Bước 6. Triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường
- Triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường:Kế hoạch giáo dụccủa nhà trường cần sự tham gia của các bên liên quan trong và ngoài nhà trường từ khâu thiết kế đến giai đoạn thực thi. Sau khi được xây dựng và hoàn thiện kế hoạch này cần được phổ biến rộng rãi tới các bên liên quan để việc triển khai thực hiện được hiệu quả.
- Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường: Hiệu trưởng thực hiện hoạt động giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục hàng tuần thông qua kiểm tra sổ đầu bài, qua dự giờ thăm lớp, qua quan sát hàng ngày, qua kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV. Với mỗi nội dung trong kế hoạch dạy học, giáo dục của trường, có thể phân công, uỷ quyền cho tổ chuyên môn thực hiện việc giám sát, đánh giá để kịp thời có tác động điều chỉnh, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, chất lượng chương trình giáo dục cấp học. Việc giám sát đánh giá và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường được thực hiện thường xuyên trong năm học kết hợp với hoạt động tự đánh giá trong quản lí chất lượng trường THCS.