IV. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG
2.2.3. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục môn học
- Xây dựng KHGD môn học phải dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể: Khi xây dựng
KHGD môn học, cần dựa trên các văn bản, kế hoạch khác, chẳng hạn như hướng dẫn nhiệm vụ năm học của sở GDĐT; KHGD của nhà trường; Công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học… Thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện các kế hoạch theo hướng ngày càng cụ thể hóa và chi tiết hóa các kế hoạch tổng thể, các định hướng chung.
- Căn cứ vào khối lượng nội dung dạy học và thời lượng dạy học để phân chia các nội dung dạy học sao cho đảm bảo tính khả thi và vừa sức đối với trình độ HS: Cần chú
trọng đến sự phân hóa các điều kiện, đối tượng dạy học để đề xuất nội dung và thời lượng dạy học phù hợp. Những điều này GV sẽ còn tiếp tục làm cụ thể khi xây dựng kế hoạch bài học và khi đó, KHGD môn học là một căn cứ để thực hiện.
- Đảm bảo tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất trong và giữa các môn học, hoạt động giáo dục. KHGD môn học theo từng khối lớp cần sắp xếp các nội dung
theo thời gian thực hiện, chú trọng đến sự thống nhất với các môn học, HĐGD khác về khung thời gian, bố trí thời gian đánh giá.
- Đảm bảo tính linh hoạt: KHGD môn học là bản kế hoạch các nhiệm vụ được đề
ra để thực hiện trong năm học, nhưng nó có thể được điều chỉnh trong các trường hợp cần thiết, và việc thực hiện theo lộ trình thời gian có thể linh động tùy theo từng GV và bối cảnh dạy học cụ thể của họ.