Nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng phát triển

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG kế HOẠCH dạy học và GIÁO dục THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH THCS môn âm NHẠC (Trang 37 - 39)

IV. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG

1.1.3. nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng phát triển

triển phẩm chất và năng lực học sinh

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS có ý nghĩa quan trọng, đó là:

(1) Giúp nhà trường triển khai các hoạt động theo một quy trình khoa học và logic: kế hoạch giáo dục nhà trường giúp thực thi các hoạt động giáo dục phù hợp với các cấp quản lí; bên cạnh đó giúp các cơ sở quản lí chủ động trong việc triển khai các hoạt động giáo dục cũng như tận dụng được thời gian tối ưu để thực hiện kế hoạch giáo dục. Từ đó, chỉ ra một lịch trình hoạt động chính của nhà trường trong năm học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS cũng như lựa chọn được các phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện hoạt động phù hợp với chức năng của cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó kế hoạch giáo dục nhà trường giúp dự kiến những khó khăn mà nhà trường có thể gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch và chuẩn bị những phương án để khắc phục.

(2) Giúp nhà trường phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. Nghị quyết số 29-NQ/TW xác định: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng”. CTGDPT 2018 cũng đặt ra yêu cầu cần có điều kiện bảo đảm là nhà trường “được giao quyền tự chủ theo quy định của pháp luật, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phổ thông tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, đồng thời lôi cuốn sự tham gia của nhiều đối tượng trực tiếp thực hiện (CBQL, GV, nhân viên,....), hoặc các đối tượng hưởng lợi chính (HS, cha mẹ HS, cộng đồng...) vào quá trình xây dựng và phát triển chương trình.

72

(3) Giúp nhà trường thực hiện nguyên tắc phân hóa trong dạy học và giáo dục khi thực hiện CTGDPT 2018. Chương trình được định hướng theo hướng phân hóa, tùy vào đặc điểm cá thể người học; tùy vào điều kiện cụ thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp, hiệu quả dựa trên việc bám sát và chịu sự chi phối của các yếu tố về đối tượng và điều kiện giáo dục. Mỗi nhà trường có một đối tượng HS cụ thể, có đội ngũ GV khác nhau; có những điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và hoàn cảnh địa lý, lịch sử hình thành cụ thể không giống nhau. Vì thế rất cần thực hiện vận dụng chương trình giáo dục cấp quốc gia một cách linh hoạt, đa dạng sao cho phù hợp với đối tượng và điều kiện của mỗi địa phương, mỗi nhà trường.

(4) Giúp nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL giáo dục nhà trường cũng như nâng cao năng lực của GV, nhân viên trong nhà trường. kế hoạch giáo dục nhà trường là kết quả của tập thể giáo dục nhà trường, thể hiện năng lực, tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo của cả CBQL, GV, nhân viên. Thông qua việc tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học, đội ngũ GV nghiên cứu sâu và nắm vững mục tiêu, YCCĐ về phẩm chất, năng lực HS, nội dung dạy học, giáo dục, tiếp cận và thực hiện tốt hơn các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá tích cực của môn học/hoạt động giáo dục theo CTGDPT 2018, phát huy hết khả năng sáng tạo, huy động được tiềm lực của đông đảo đội ngũ giáo dục. Bên cạnh đó giúp cho GV nâng cao chất lượng công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới công tác quản lý hoạt động học tập của HS theo hướng học tập tích cực; xây dựng được kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.

(5) Giúp nhà trường huy động được các nguồn lực, lực lượng giáo dục khác nhau tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường trong mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội là quán triệt quan điểm phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, bảo đảm điều kiện thực hiện thành công kế hoạch giáo dục nhà trường. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức ở địa phương để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Giáo dục gia đình cần phối hợp với giáo dục nhà trường theo yêu cầu của

73

lớp học, cấp học; nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ HS hoạt động, góp phần thực hiện tốt kế hoạch giáo dục nhà trường.

(6) Giúp nhà trường đánh giá được mức độ đạt được theo từng giai đoạn của kế hoạch giáo dục nhà trường: Thông qua việc xác định tiêu chuẩn và cách thức đo lường, đánh giá các hoạt động của nhà trường, đơn vị và các cá nhân HS nhằm hình thành phát triển phẩm chất và năng lực HS. Từ đó có cơ sở để điều chỉnh liên tục kế hoạch giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nhà trường; thực hiện được các YCCĐ trong CTGDPT 2018.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG kế HOẠCH dạy học và GIÁO dục THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH THCS môn âm NHẠC (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)