IV. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG
4.5. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học
Để xây dựng KHDH và GD cá nhân trong năm học, GV cần tiến hành các bước sau:
Hình 4.1. Quy trình xây dựng KHDH và GD cá nhân trong năm học
Bước 1.Xác định căn cứ pháp lí và thực tiễn
- Pháp lí: Các văn bản liên quan như CT tổng thể, CT môn học, Điều lệ trường THCS; KHGD nhà trường; Bảng phân công nhiệm vụ năm học mới của GV;…
148
- Thực tiễn: Kết quả đạt được của GV năm học trước; Bảng phân tích tình hình lớp học được phân công chủ nhiệm/giảng dạy.
- Phân tích năng lực cá nhân: Điểm mạnh, điểm yếu, điều kiện cụ thể,…
Bước 2. Xác định nhiệm vụ/ nội dung công việc và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ
Nội dung công việc của GV trong nhà trường phổ thông được phân làm 3 nhóm chính: (1) Giảng dạy/GD; (2) Chủ nhiệm; (3) Công việc kiêm nhiệm khác: Công tác Đảng, Đoàn, Đội, Công đoàn…
Để xác định các nhiệm vụ/nội dung công việc một cách cụ thể, GV cần xác định
mình sẽ thực hiện nhiệm vụ/công việc gì? Để thực hiện công việc/nhiệm đó cần chuẩn bị những gì? Cần bao nhiêu thời gian cho công việc/nhiệm vụ này? Để thực hiện nhiệm vụ/công việc đó cần những hỗ trợ nào?... Xác định rõ nội dung nhiệm vụ/công việc trước khi bắt đầu làm là cách thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn làm việc, giúp việc dạy học và GD của GV trong suốt cả năm học đi đúng hướng và dễ dàng.
Khi xác định nhiệm vụ/công việc cần làm, GV cần xác định đối tượng, thời gian, địa điểm thực hiện, nguồn hỗ trợ… Đồng thời, GV cần xác định rõ cái nào nên làm trước, cái nào làm sau. Việc sắp xếp các công việc một cách hợp lí theo thứ tự cấp bách, mức độ quan trọng hoặc theo trình tự thời gian… là một yếu tố quan trọng khi lập kế hoạch hiệu quả. Việc này giúp GV loại bỏ những công việc không cần thiết, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Bước 3. Xây dựng KHDH và GD cá nhân
Việc xây dựng KHDH và GD cá nhân được tiến hành theo mẫu do nhà trường hoặc Sở/Phòng GD và Đào tạo quy định. Nhìn chung, kế hoạch cá nhân của mối GV ngoài phần thông tin chung, phần kế hoạch sẽ được tích hợp các loại sau: KHDH, Kế hoạch chủ nhiệm, Kế hoạch thực hiện các hoạt động khác và kế hoạch tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Bản KHDH và GD cá nhân trong năm học gồm 4 bước tương ứng 4 nội dung chính:
149
Phần thông tin chung giúp các cán bộ quản lí có cái nhìn tổng thể về bản kế hoạch cá nhân. Phần này cần được trình bày ngắn gọn và làm nổi bật được các điểm mạnh của bản thân, từ đó xác định được các điểm thuận lợi và các khó khăn cần khắc phục. Ngoài ra, phần thông tin chung cần thể hiện các kết quả phân tích tình hình, đặc điểm của HS được phân công giảng dạy, chủ nhiệm; đặc điểm, tình hình chung của nhà trường…
B3.2. Xây dựng KHDH và GD cá nhân trong năm học
Phần này được trình bày cụ thể về nhiệm vụ/công việc được phân công, chỉ tiêu đề ra, mục tiêu, thời gian thực hiện, biện pháp thực hiện, nguồn lực hỗ trợ… Gồm các bước cụ thể sau:
+ B3.2.1. Xác định chỉ tiêu, mục tiêu cần đạt
Việc xác định chỉ tiêu, mục tiêu trước khi làm việc giúp GV định hình được quá trình làm việc và kết quả đạt được khi hoàn thành nó. Có chỉ tiêu và mục tiêu sẽ giúp GV có động lực làm việc hơn và xác định được lộ trình thực hiện công việc nhằm đáp ứng mục tiêu. Việc đặt ra chỉ tiêu, mục tiêu được xác định với những câu hỏi: Lí do cần phải thực hiện nhiệm vụ/làm việc này? Vai trò của việc thực hiện nhiệm vụ đó? Chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện nhiệm vụ đó có phù hợp với năng lực của mình không?... Điều này sẽ giúp GV đánh giá được công việc mà GV làm trong suốt năm học có cần thiết không? Có nên làm không? Từ đó đỡ mất thời gian, công sức cho những công việc khác; hoặc giảm thiểu sự lúng túng trong quá trình thực hiện công việc, dẫn tới ảnh hưởng đến mục tiêu đề ra.
GV cần chia ra 2 loại mục tiêu: Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của từng nhiệm vụ/công việc. Các mục tiêu thường được viết dưới dạng chủ động và sử dụng những động từ chỉ hành động với ý nghĩa rõ ràng như “lên kế hoạch”, “viết”, “làm”, “xây dựng”,… Bên cạnh đó, khi xây dựng mục tiêu, GV cần tham khảo tiêu chí SMART:
S (specific)- cụ thể, chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu; M (measuable)- quan sát được, đo đếm được; A (achiveable)- khả thi, vừa sức; R (realistic)- thực tế; T (time-scale) - có giới hạn về thời gian.
+ B3.2.2. Xác định biện pháp thực hiện
Sau khi liệt kê được nội dung công việc/nhiệm vụ cần làm, xác định được chỉ tiêu cần đạt, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, GV cần xác định các biện pháp thực hiện
150
công việc nhằm đạt được chỉ tiêu, mục tiêu đề ra. Điều này giúp GV bớt lúng túng và đỡ mất thời gian trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
+ B3.2.3. Xác định nguồn hỗ trợ và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ/công việc
GV cần liệt kê được các nguồn lực hỗ trợ, là những vấn đề cần thiết, liên quan đến việc đạt được mục tiêu đề ra và hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Ví dụ: Nguồn tài chính, nguồn tài liệu, chuyên gia hoặc những người có thể giúp đỡ bạn (sự đa dạng về nghề nghiệp của cha mẹ học sinh cũng là một nguồn lực)… Bên cạnh đó, GV cần xác định những khó khăn, trở ngại làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành các công việc cụ thể và đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ: GV được phân công hướng dẫn HS tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật nhưng thời gian biểu dày đặc, thực hiện quá nhiều nhiệm vụ khác như công tác Đoàn Đội, phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi… Khi xác định được những khó khăn này trong quá trình xây dựng kế hoạch, GV có thể đề xuất tổ trưởng chuyên môn, Ban Giám hiệu giảm bớt công việc một cách hợp lí.
+ B3.2.4. Dự kiến thời gian thực hiện: Dựa vào yêu cầu công việc, GV dự kiến thời gian thực hiện công việc, thời gian hoàn thành công việc cũng như hoàn thành các giai đoạn của công việc. Từ đó giúp GV kiểm soát thời gian một cách hiệu quả, điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp khác một cách kịp thời
Ví dụ 1:
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể Biện pháp Thời
gian Lưu ý (Nguồn hỗ trợ, tình huống phát sinh…) Hướng dẫn HS sáng tạo sản phẩm tham dự cuộc thi - Chọn được nhóm HS có khả năng tham gia cuộc thi,
- Chọn HS say mê lĩnh vực KHKT, có khả năng sáng tạo. trong nhóm nên có 1 HS có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt. 10/9- 15/9 16-19/9 - GVCN và GVBM các lớp. - Bảng phân tích nguồn lực Phụ huynh (VD: Phụ huynh là kĩ sư nếu đề tài có liên
151 Khoa học
kĩ thuật.
- Xây dựng được ý tưởng về sản phẩm dự thi (đảm bảo không bị trùng lặp và tính mới),
- Tham khảo được ý kiến và sự hỗ trợ của chuyên gia, - Lập được kế hoạch thực hiện, - Tìm được nguồn hỗ trợ kinh phí chế tạo sản phẩm, - Thiết kế được sản phẩm và viết được báo cáo tóm tắt đúng yêu cầu..
- Thống kê các đề tài đã tham gia dự thi các năm trước để tránh trùng lặp
- Tham khảo cách viết đề cương chi tiết, - Liên lạc và xin ý kiến chuyên gia về ý tưởng và tính khả thi của ý tưởng.
- Lập kế hoạch thực hiện và dự trù kinh phí
- Tham khảo các bản báo cáo đề tài KHKT trước đó. 20-23/9 24-25/9 Tháng 12 quan đến thiết kế máy móc, thiết bị, cha mẹ học sinh là Nông dân nếu sản phẩm có liên quan đến Nông nghiệp…)
- Giảng viên Đại học/Cao đẳng… có liên quan - Nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà trường -……
B3.3. Xây dựng kế hoạch tự học và bồi dưỡng thường xuyên
Căn cứ vào kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV cuối năm trước theo thông tư 20/2018, GV tiến hành xây dựng kế hoạch tự học và bồi dưỡng thường xuyên theo quy trình sau:
1. Liệt kê tất cả các nội dung cần tự học và lựa chọn nội dung ưu tiên. 2. Đặt mục tiêu cần đạt cho từng nội dung
3. Dự kiến kết quả mong đợi
4. Xác định cách thức/hình thức tham dự/thực hiện khóa học/tự học 5. Xác định thời hạn cho từng nội dung
152
Phần này được trình bày rất vắn tắt theo lộ trình thời gian tương ứng với nội dung công việc và kết quả sẽ đạt được. Ngoài ra, trong kế hoạch hằng tháng, GV cần phải dành 1 khoảng không gian để hiệu chỉnh sau khi kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ/công việc được giao hoặc bổ sung các công việc phát sinh khác.
Bước 4.Tổ chức thực hiện
Để đáp ứng mục tiêu đề ra, sự tập trung là yếu tố cần thiết nhằm giúp GV làm việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong 1 khoảng thời gian, GV chỉ làm 1 công việc/thực hiện 1 nhiệm vụ nhất định, nếu có thể hãy kết hợp làm nhiều việc trong một khoảng thời gian một cách hợp lí. Ví dụ: Vừa giảng dạy trên lớp theo thời khóa biểu, vừa thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và hỗ trợ HS còn yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi,…
Bên cạnh việc tập trung làm việc, GV hãy dành khoảng thời gian hợp lí cho những sự cố phát sinh. Bởi thực tế luôn khác hẳn lí thuyết và kế hoạch cũng vậy, sẽ luôn có những điểm không trùng với quá trình thực hiện và cũng không thể biết trước những việc phát sinh. Vì vậy, khi lên kế hoạch cá nhân, GV cố gắng dự trù, dự đoán và liệt kê một số tình huống phát sinh, những khó khăn, thách thức có thể gặp phải, từ đó đưa ra các phương án dự phòng.
Bước 5. Kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh/hoàn thiện kế hoạch cá nhân
Để biết bản thân đã làm được đến đâu và liệu có hoàn thành được mục tiêu đúng hạn hay không, GV cần phải liên tục theo dõi, kiểm tra và đối chiếu các mục tiêu và kết quả đạt được. Một kế hoạch được chuẩn bị kĩ lưỡng, cập nhật và chỉnh sửa thường xuyên sẽ giúp GV đánh giá chính xác được chất lượng của công việc theo từng giai đoạn. Đồng thời, việc kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của công việc sẽ giúp GV định hướng những việc làm tiếp theo, biện pháp khắc phục khó khăn, tìm kiếm nguồn hỗ trợ khác và thực hiện các phương án dự phòng nhằm đảm bảo hiệu quả công việc và đáp ứng mục tiêu đề ra.
153
NỘI DUNG 5.
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP TRONG VIỆC XÂY DỰNG, ĐIỀU CHỈNH VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT,
NĂNG LỰC HỌC SINH CẤP THCS 5.1. Xây dựng kế hoạch tự học
5.1.1. Khái niệm Kế hoạch tự học
Kế hoạch tự học là bản thiết kế các công việc mà GV sẽ thực hiện để phát triển cá nhân; được sử dụng trong việc thiết lập và hướng tới các mục tiêu cho sự phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của GV.
Kế hoạch tự học bao gồm các hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua việc tự học tập, tự bồi dưỡng hoặc thông qua các lớp bồi dưỡng trực tiếp hoặc cộng đồng học tập, thời gian hoàn thành và xem xét các mục tiêu, tài liệu hợp tác với người khác, tiến trình sẽ được ghi nhận, hỗ trợ cần thiết và cách đáp ứng mục tiêu sẽ cải thiện kiến thức và kĩ năng chuyên môn của GV và ảnh hưởng đến việc học của HS.
Tất cả các GV được yêu cầu phải có kế hoạch phát triển và tăng trưởng cá nhân. Ngoài ra, một quy trình phát triển bản thân GV là cần thiết cho những người không đáp ứng các tiêu chuẩn theo hệ thống đánh giá.
5.1.2. Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tự học
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, GV luôn phải phát triển nghề nghiệp của mình. Đối với bất kì ai, nếu có mục tiêu và xây dựng một kế hoạch tự học thì việc tự học thật sự có hiệu quả.
Quá trình phát triển nghề nghiệp của GV là mở rộng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nhà giáo trong suốt sự nghiệp. Để phát triển tốt, GV cần có kế hoạch tự học, bao gồm các chiến lược, nguồn lực và kinh nghiệm để đạt được các mục tiêu. Kế hoạch tự học đặc biệt quan trọng đối với GV nói chung và đối với GV tập sự trong việc phát triển nghề nghiệp của GV. Đặc biệt, khi chương trình GDPT 2018 sẽ bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 thì việc thiết kế một kế hoạch tự học để đáp ứng các yêu cầu về năng lực của GV là hết sức cần thiết.
5.1.3. Nguyên tắc và quy trình xây dựng kế hoạch tự học
5.1.3.1. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch tự học
- Mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch học tập phải được cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao, tức là kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hoặc thậm chí kế hoạch của từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng,
154
nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.
- Nội dung tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên của GV và CBQL phổ thông phải căn cứ theo các nhiệm vụ của nhà giáo được quy định tại các văn bản hiện hành. Một số văn bản cốt lõi GV cần tham khảo để xây dựng nội dung gồm:
+ Thông tư số: 17/2019/TT-BGDĐT của BGDĐT ban hành ngày 01/11/2019 về CT bồi dưỡng thường xuyên GV cơ sở GD phổ thông gồm: GV cơ sở GD phổ thông áp dụng đối với GV đang giảng dạy ở trường tiểu học, trường THCS, trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, link: https://moet.gov.vn/van-ban/vanban/Pages/chi-tiet-van- ban.aspx?ItemID=1324
+ Thông tư số: 19/2019/TT-BGDĐTcủa BGDĐT ban hành ngày 12/11/2019 về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên GV, CBQL cơ sở GD mầm non, cơ sở GD phổ thông
và GV trung tâm GD thường xuyên. Link:
https://moet.gov.vn/content/vanban/.../19_2019_TT_BGDDT.signed.pdf
+ Ngoài ra, theo các yêu cầu của BGDĐT, GV phải đáp ứng Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GD phổ thông theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018
của BGDĐT, link:
https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBPQ/Attach/20_2018_TT_BGDDT.PDF; các Thông tư liên tịch quy định về chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với từng hạng GV: Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015 đối với
GV Tiểu học, link: http://vbpl.vn/bogiaoducdaotao/Pages/vbpq-
toanvan.aspx?ItemID=91866, Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015 đối với GV THCS, link: http://vbpl.vn/bogiaoducdaotao/2015/TTLT- BGDT-BNV, Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 đối với GV THCS, link: http://vbpl.vn/bogiaoducdaotao/2015/TTLT-BGDT-BNV và các văn bản hiện hành khác.
- Đảm bảo về thời gian thực hiện, chọn đúng trọng tâm. Cái gì là cốt lõi, là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc học dàn trải thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định được trọng