IV. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG
1.2.4. Vai trò của Hiệu trưởng, tổ chuyên môn và giáo viên trong việc xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường
a. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường
82
Hiệu trưởng có nhiệm vụ tổ chức cho CBQL, GV xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; hướng dẫn, hỗ trợ GV triển khai kế hoạch giáo dục nhà trường vào thực tiễn; động viên, kiểm tra, giám sát CBQL, GV, nhân viên triển khai hiệu quả kế hoạch giáo dục nhà trường. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường gắn liền với vai trò của tập thể sư phạm nhà trường, của tất cả GV, trong đó hiệu trưởng trường THCS phải là người tổ chức, định hướng, chỉ đạo, giám sát và trực tiếp tham gia vào tất cả các bước của quá trình đó. Theo quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường ở trên, vai trò của người CBQL được cụ thể hóa qua những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
(1) Xây dựng dự thảo kế hoạch giáo dục nhà trường, lấy ý kiến của các bên liên quan về bản dự thảo, cụ thể:
+ Tiến hành phân tích bối cảnh nhà trường để xác định rõ điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức; từ đó xác định các mục tiêu giáo dục và dạy học của nhà trường. Xác định các việc cần làm, cách làm, phân bổ các nguồn lực và sắp xếp theo tiến độ hợp lý để thực thi kế hoạch hiệu quả. Hiệu trưởng cần xác định đúng, đủ các căn cứ và những yêu cầu mới trong thực hiện chương trình giáo dục để làm cơ sở cho việc hoạch định.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học/hoạt động giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực HS một cách phù hợp với đối tượng HS, điều kiện nhà trường, địa phương, năng lực của đội ngũ GV. Từ kế hoạch giáo dục môn học và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, hiệu trưởng xây dựng dự thảo, khung kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp.
+ Tổ chức lấy ý kiến của các bên liên quan, các lực lượng giáo dục về bản dự thảo kế hoạch giáo dục nhà trường, bao gồm ý kiến của tổ chuyên môn, của GV, nhân viên nhà trường, cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục phối hợp khác.
(2) Chỉnh sửa dự thảo kế hoạch giáo dục nhà trường theo góp ý.
(3) Xây dựng, hoàn chỉnh, ban hành kế hoạch năm học chính thức; công khai cho tất cả các lực lượng giáo dục biết và thực hiện.
(4) Tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục nhà trường THCS.
(5) Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường trong quá trình tổ chức thực hiện và trong giai đoạn cuối của kỳ kế hoạch. Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện ở tất cả các khâu của kế hoạch giáo dục đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục, trong đó có: mục tiêu, chỉ tiêu; thời lượng thực hiện; tiến trình thực hiện; các yêu cầu về phát triển phẩm chất, năng lực cho HS; phương pháp và hình thức triển khai; các hoạt động của GV, HS… Sử dụng kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường, tổ
83
chuyên môn, cá nhân GV để làm cơ sở cho kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học, giáo dục.
b. Vai trò của tổ chuyên môn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường
Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng, cụ thể:
(1) Xây dựng kế hoạch giáo dục môn học, kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: tổ chuyên môn triển khai đến các GV xây dựng kế hoạch giáo dục môn học, kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; từ đó tổ chức sinh hoạt chuyên môn để thống nhất, hoàn chỉnh kế hoạch. Quá trình sinh hoạt tổ chuyên môn theo đúng tiến trình được quy định trong Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH5 được ban hành để xây dựng kế hoạch giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học.
(2) Rà soát, đối chiếu kế hoạch giáo dục các môn học khác nhau để xây dựng chủ đề liên môn: Theo yêu cầu của CTGDPT 2018 cần thực hiện dạy học, giáo dục các chủ đề tích hợp liên môn, vì vậy các tổ chuyên môn cần có sự thống nhất, trao đổi để xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề liên môn và kế hoạch tổ chức thực hiện các chủ đề liên môn.
(3) Khi có bản dự thảo kế hoạch giáo dục nhà trường, tổ chuyên môn có vai trò điều chỉnh, chỉnh sửa kế hoạch năm học tổ chuyên môn theo góp ý; cũng như cung cấp các thông tin phản hồi ngược lại với hiệu trưởng về kế hoạch giáo dục nhà trường.
(4) Tổ chuyên môn hoàn thiện kế hoạch năm học của tổ.
c. Vai trò của GV trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường
GV đóng vai trò quan trọng trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, cụ thể là:
(1) Tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường: Bằng thực tiễn dạy học môn học, GV là người có kinh nghiệm, thông hiểu nội dung môn học cũng như cách thức thực hiện môn học mình phụ trách một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó, GV đóng góp ý kiến, đề xuất với tổ chuyên môn, tổ chuyên môn sẽ dựa vào đó để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch năm học, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch
5Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH về việchướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng
84
giáo dục nhà trường. Đồng thời, trước khi ban hành kế hoạch giáo dục, nhà trường THCS tổ chức lấy ý kiến tại các tổ. Đây là bước rất cần thiết để rà soát lại các nội dung, hoạt động của kế hoạch giáo dục đã phù hợp với đặc thù của từng môn học và các hoạt động giáo dục khác. Trong sinh hoạt tại các tổ, vai trò của GV được phát huy tối đa. Những ý kiến xây dựng cho kế hoạch giáo dục của nhà trường sẽ được tổ chuyên môn phân tích gắn với đặc thù của môn học, huy động tối đa các nguồn lực trong thực hiện kế hoạch giáo dục.
(2) Trực tiếp thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường: GV là người hiện thực hóa kế hoạch giáo dục nhà trường trong thực tiễn giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học môn học mình phụ trách và các hoạt động giáo dục tại nhà trường. Trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường có những điểm chưa phù hợp, GV tiếp tục có ý kiến đề xuất với tổ chuyên môn cũng như Hiệu trưởng để điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường. Quá trình điều chỉnh này diễn ra thường xuyên, trong cả năm học. (3) Phối hợp với các lực lượng giáo dục thực hiện có hiệu quả kế hoạch giáo dục đã ban hành: Năng lực và uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của GV là điều kiện quan trọng để kết nối, tập hợp lực lượng giáo dục, tổ chức thành công các hoạt động giáo dục cho HS ở trường THCS. Trong đó, gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục cơ bản.
(4) Trực tiếp đánh giá hiệu quả của kế hoạch giáo dục từng năm, đề xuất thay đổi: GV là người trực tiếp thực hiện kế hoạch giáo dục đã được Hiệu trưởng ban hành, GV là người biết được ở mỗi kế hoạch giáo dục đó có thuận lợi, khó khăn nào? Tồn tại những hoạt động nào không phù hợp với điều kiện của mỗi trường, đặc thù của HS và bộ môn? Những ý kiến này của GV có vai trò quan trọng trong đánh giá hiệu quả của kế hoạch giáo dục đã ban hành, kịp thời có những điều chỉnh cho kế hoạch giáo dục của nhà trường trong năm sau. Bằng cách này, các trường THCS ngày càng ban hành được kế hoạch giáo dục tốt, phát huy được năng lực của đội ngũ, phát triển phẩm chất, năng lực người học tốt nhất, đảm bảo các mục tiêu giáo dục toàn diện. Để thực hiện vai trò của mình trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, GV cần:
- Có hiểu biết về những định hướng, quan điểm mới trong CTGDPT tổng thể cũng như chương trình môn học mình phụ trách;
- Chủ động xây dựng kế hoạch của cá nhân để thực hiện CTGDPT theo kế hoạch của tổ/nhóm chuyên môn và của nhà trường;
85
- Tham gia đầy đủ và có chất lượng các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn do nhà trường và các cấp quản lí tổ chức; chủ động trao đổi các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện CTGDPT;
- Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS; phát hiện những thuận lợi, khó khăn và kịp thời đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn;
- Tích cực truyền thông tới phụ huynh HS và xã hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông để cha mẹ HS và xã hội hiểu rõ hơn về việc đổi mới CTGDPT nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung.
1.2.5. Gợi ý tham khảo về khung kế hoạch giáo dục nhà trường trung học cơ sở theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG Năm học …
1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Căn cứ CTGDPT ban hành Thông tư 32 /2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 - Căn cứ kế hoạch giáo dục các môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc của tổ chuyên môn
- ………….
2. BỐI CẢNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG 2.1. Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương:
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương - Thời cơ, thách thức
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS ………
Số: /KH-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
86
2.2. Bối cảnh nhà trường:
- Đặc điểm tình hình nhà trường
- Đánh giá điểm mạnh của nhà trường, điểm hạn chế của nhà trường.
2.3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường 3. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG
3.1. Mục tiêu chung
Gắn với sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, chân dung HS, kế hoạch chiến lược, thế mạnh của nhà trường.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Mức độ phẩm chất, năng lực HS sẽ đạt được khi kết thúc chương trình năm học. - Số lượng, chất lượng hoạt động giáo dục nhà trường cam kết thực hiện trong năm học.
3.3. Các chỉ tiêu cụ thể của nhà trường
Các chỉ tiêu cụ thể về dạy học, hoạt động giáo dục bắt buộc, hoạt động giáo dục khác
4. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
4.1. Kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định của chương trình
T
T Môn học
Số tiết lớp 6 Số tiết lớp 7 Số tiết lớp 8 Số tiết lớp 9 Tổng HK 1 HK 2 Tổng HK 1 HK 2 Tổng HK 1 HK 2 Tổng HK 1 HK 2 Môn học bắt buộc 1 Ngữ văn 140 140 140 140 2 Toán 140 140 140 140 3 Ngoại ngữ 1 105 105 105 105 4 Giáo dục công dân 35 35 35 35
87 5 Lịch sử và Địa lí 105 105 105 105 6 Khoa học tự nhiên 140 140 140 140 7 Công nghệ 35 35 35 35 Tin học 35 35 35 35 8 Giáo dục thể chất 70 70 70 70 9 Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70
Hoạt động giáo dục bắt buộc Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ
thuật) 1 1 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 105 105 105
Nội dung giáo dục của địa phương
1 2
Nội dung giáo dục của địa phương 35 35 35 35 Môn học tự chọn 1 3 Tiếng dân tộc thiểu số 105 105 105 105 1 4 Ngoại ngữ 2 105 105 105 105 CT tăng cường/mở rộng … … Tổng số tiết học/năm học 101 5 101 5 101 5 101 5
88
Gợi ý về chương trình tăng cường, mở rộng: Chương trình tích hợp Toán, Khoa học bằng tiếng Anh; Chương trình dạy học với GV người nước ngoài; Chương trình dạy học các chủ đề giáo dục STEM; Bồi dưỡng HS giỏi; phụ đạo HS yếu, kém; Chương trình dạy học trải nghiệm… 4.2. Hoạt động giáo dục khác T T Tên hoạt động Hình thức tổ chức Thời gian Địa điểm Nguồn kinh phí Đối tượng tham gia Đối tượng phối hợp Ghi chú 1 Câu lạc bộ 2 Trải nghiệm định kỳ 3 ……… ..
4.3. Kế hoạch huy động, bố trí và sử dụng các nguồn lực để tổ chức thực hiện, bảo đảm khả thi, chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục.
5. KẾ HOẠCH TỔNG HỢP NĂM HỌC 5.1. Quy định thời gian học
- Ngày tựu trường: Thứ , ngày/ tháng/ năm. - Ngày khai giảng: ngày/ tháng/ năm.
- Học kỳ I: Từ ngày /tháng/ năm đến trước ngày ngày /tháng/ năm (gồm 18 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác).
- Học kỳ II: Từ ngày /tháng/ năm đến trước ngày ngày /tháng/ năm (gồm 17 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác).
- Ngày bế giảng năm học: ngày/ tháng/ năm.
Số tiết học trung
89
Trong quá trình thực hiện kế hoạch thời gian năm học, nhà trường sẽ bố trí lịch dạy học và các hoạt động giáo dục hợp lý; bố trí dạy bù những ngày nghỉ học đảm bảo tính khoa học.
5.2. Khung thời gian hoạt động trong ngày (1 buổi hoặc 2 buổi/ ngày)
Thời gian Hoạt động
7h00 - 7h15 15 phút Sinh hoạt đầu giờ
7h15 - 8h00 45 phút Tiết 1
...
5.3. Bảng tổng hợp kế hoạch năm học
TT Thời gian Tên hoạt động Đối tượng
tham gia
Ghi chú 1 Tháng 8/2021 - Xây dựng thời gian biểu, thời khóa biểu
năm học 2021 - 2022.
- Bắt đầu triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục chủ đề/môn học
…….
Toàn thể giáo viên
2 Tháng 9/2021 -Tổ chức Lễ Khai giảng năm hoc 2021 – 2022
- Tổ chức Hội nghị Chuyên môn năm học 2021 - 2022. Các tổ khối đăng kí danh hiệu thi đua
…………..
Toàn thể giáo viên
3 ………. ………….
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG 6.1.1. Đổi mới quản lí dạy học
90
- Giải pháp (các hoạt động chính cần thực hiện gắn với bộ phận/cá nhân phụ trách).
6.1.2. Xây dựng chủ đề dạy học, phân phối chương trình
- Mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu:
- Giải pháp (các hoạt động chính cần thực hiện gắn với bộ phận/cá nhân phụ trách).
6.1.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu:
- Giải pháp (các hoạt động chính cần thực hiện gắn với bộ phận/cá nhân phụ trách).
6.1.4. Nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn
- Mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu:
- Giải pháp (các hoạt động chính cần thực hiện gắn với bộ phận/cá nhân phụ trách).
6.1.5. Tham gia các hội thi chuyên môn
- Mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu:
- Giải pháp (các hoạt động chính cần thực hiện gắn với bộ phận/cá nhân phụ trách).
6.2. Công tác quản lí, chỉ đạo
- Hiệu trưởng:... - Phó Hiệu trưởng:....
- Tổ trưởng (Khối trường) chuyên môn:...
6.3. Công tác kiểm tra, giám sát 6.4. Chế độ thông tin, báo cáo 7. PHỤ LỤC
- Kế hoạch giáo dục các môn học/ Hoạt động giáo dục - Các loại văn bản liên quan đính kèm
91
NỘI DUNG 2
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ