IV. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG
3.5. Ví dụ xây dựng kế hoạch dạy học một chủ đề cụ thể
CHỦ ĐỀ: BÀI CA HÒA BÌNH
(Thời gian: 4 tiết)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Phẩm chất
- Yêu hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới - Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống.
- Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp
- Có hiểu biết cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới - Biết tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế
- Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm
2.2. Năng lực Âm nhạc
- Hát đúng lời ca, giai điệu, tiết tấu bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
- Thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”
- Biết hát đơn ca, song ca, tốp ca cùng các bạn
- Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc; biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác
- Phân tích được bài thực hành “Những ngôi sao lấp lánh”
126
- Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài “Những ngôi sao lấp lánh”
- Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài “Những ngôi sao lấp lánh”.
- Biết nhận xét về cách chơi nhạc cụ của bản thân hoặc người khác. - Biết biểu diễn ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.
- Nêu được đôi nét về cuộc đời và những đóng góp cho nền âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bài hát “Làng tôi”.
II. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học, công cụ đánh giá
2.1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách GV. - Nhạc cụ: Organ,… - Máy nghe nhạc - Đệm đàn và hát chuẩn xác bài hát - Slide trình chiếu 2.2. Học sinh:
- Tài liệu học tập: sách giáo khoa, vở bài tập, thanh phách, trống con, sáo Recorder
2.3. Phương pháp và hình thức dạy học:
- Phương pháp DH chủ yếu: Thực hành luyện tập, làm mẫu, trực quan, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức DH chủ yếu: Trò chơi, làm việc nhóm; trao đổi, thảo luận trình diễn theo cá nhân, nhóm, tập thể.
III. Tiến trình dạy học:
1. Chuỗi các hoạt động dạy học và thời gian dự kiến
STT Hoạt động (thời gian) Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức (kể tên) Phương án đánh giá (tên công cụ đánh giá/kiểu đánh giá)
127 1 Hoạt động 1: Khởi động (15 phút) Trò chơi - Trình diễn cá nhân - Câu trả lời dự đoán của HS 2 Hoạt động 2:Hình thành kiến thức (30 phút) Hoạt động 2.1 Tìm hiểu tác giả, tác phẩm “Tiếng chuông và ngọn cờ”(05 phút) Thuyết trình, trực quan Phiếu học tập Hoạt động 2.2 Tìm hiểu về nhạc cụ sáo Recorder (05 phút) Thuyết trình, trực quan, thảo luận
Câu trả lời dự đoán của HS
Hoạt động 2.3
Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao và nội dung bài hát “Làng tôi” (20 phút)
Thuyết trình, trực quan, thảo luận, nhận xét, đánh giá Câu trả lời dự đoán của HS Phiếu học tập 3 Hoạt động 3: Thực hành - luyện tập Hoạt động 3.1 Hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” (45 phút) Làm mẫu, luyện tập, làm việc cá nhân, theo nhóm Thực hành của HS Hoạt động 3.2
Nhạc cụ sáo Recorder bài
“Những ngôi sao lấp lánh” (45 phút) Làm mẫu, luyện tập, làm việc cá nhân, theo nhóm Thực hành của HS 4 Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng Làm việc cá nhân + nhóm Phiếu trả lời Thực hành của HS
128
- Ứng dụng đệm body
percussion cho bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”
- Sáng tạo giai điệu trên nhạc cụ sáo Recorder với 6 nốt đã học.
(45 phút) Tổng 4 tiết (180 phút) 2. Các hoạt động học cụ thể 2.1 Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi 1: vận động theo nhạc (5 phút) ❖ Mục tiêu hoạt động:
Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhac; biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác
❖ Thiết bị: Máy nghe nhạc, bản nhạc dùng cho vận động. ❖ Cách thức tổ chức:
Hoạt động của GV (GV) Hoạt động của HS (HS)
Tổ chức trò chơi: “Vận động theo nhạc”. - Cho HS nghe bản “Symphony N.40” của W.A.Mozart .
- Hướng dẫn HS vài động tác cơ bản.
- Khuyến khích HS sáng tạo vận động cơ thể mình.
- Tham gia hoạt động, vận động cơ thể theo giai điệu âm nhạc.
- Tự sáng tạo các động tác vận động theo giai điệu âm nhạc.
❖ Dự kiến sản phẩm:
- HS có ý tưởng để thực hiện nhiệm vụ của mình
- Trình diễn được các động tác cơ thể phù hợp với giai điệu âm nhạc. ❖ Dự kiến cách thức đánh giá
- Thông qua hoạt động của HS
Trò chơi 2: ô chữ “chủ đề Hòa bình”
129
- Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm
- Yêu hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới ❖ Thiết bị: Máy chiếu, slide trình chiếu ô chữ, các bản nhạc. ❖ Cách thức tổ chức:
Hoạt động của GV (GV) Hoạt động của HS (HS)
Tổ chức trò chơi: “Ô chữ”. - Phân lớp thành 4 nhóm
- Gợi ý từ khóa: Đây là một biểu tượng cho hòa bình
- Đưa ra yêu cầu cho từng ô hàng ngang 1. Nghe và đoán tên bài hát
2. Điền câu nhạc còn thiếu 3. Nghe và đoán tên bài hát 4. Nghe và đoán tên bài hát
5. Điền từ còn thiếu trong câu nhạc
- Giáo viên giải thích ý nghĩa của từ khóa và dẫn dắt vào chủ đề “bài ca hòa bình”
- Tham gia trò chơi
- Thực hiện hoạt động theo yêu cầu của giáo viên
- Tích cực làm việc nhóm, hoàn thành các hoạt động
❖ Dự kiến sản phẩm:
- HS trả lời được các ô hàng ngang và từ khóa ❖ Dự kiến cách thức đánh giá
- Thông qua thực hiện nhiệm vụ, câu trả lời của HS
2.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
(HS được chia thành các nhóm, thực hành thông qua thực hiện các nhiệm vụ trên phiếu học tập tương ứng)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm bài “Tiếng chuông và ngọn cờ” (5
130
❖ Mục tiêu hoạt động: Phát triển các thành tố phẩm chất và năng lực sau:
- Yêu hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới - Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- Có hiểu biết cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới - Biết tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế
❖ Cách thức tổ chức:
❖ Dự kiến sản phẩm của HS
Trình bày được những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài hát Tiếng chuông và hòa bình.
❖ Dự kiến cách thức đánh giá
Thông qua thực hiện nhiệm vụ trên phiếu học tập mà GV thu lại.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về nhạc cụ sáo Recorder (5 phút)
❖ Mục tiêu hoạt động:
Biết về cấu tạo, chức năng của sáo Recorder ❖ Cách thức tổ chức:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu hs đọc phần tác giả, tác phẩm trong SGK, trình bày những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Thảo luận nhóm - Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm - Trả lời phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.2.1
Tìm hiểu về Tác phẩm “Tiếng chuông và ngọn cờ”
Nhóm:...
NV1: Những nét chính về tác giả Phạm Tuyên
……….
NV2: Những nét chính về tác phẩm “Tiếng chuông và ngọn cờ”
131 ❖ Dự kiến sản phẩm của HS
Biết được về cấu tạo, chức năng của sáo Recorder ❖ Dự kiến cách thức đánh giá
Thông qua thực hiện nhiệm vụ, câu trả lời của HS
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao và nội
dung bài hát “Làng tôi” (20 phút)
❖ Mục tiêu hoạt động:
Phát triển các thành tố phẩm chất và năng lực sau:
- Nêu được đôi nét về cuộc đời và những đóng góp cho nền âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bài hát “Làng tôi”.
❖ Cách thức tổ chức:
Hoạt động của GV (GV) Hoạt động của HS (HS)
- Cho HS nghe bài hát “Làng tôi”
- Nêu cảm xúc của em sau khi nghe bài hát. - Cung cấp học liệu cho HS và yêu cầu HS
nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao (lĩnh vực sáng tác, đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam,…) vào phiếu học tập
- Theo dõi, lắng nghe - Trả lời phiếu học tập
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Cho HS quan sát sáo Recorder, trình bày về cấu tạo, chức năng,… của sáo Recorder
132 ❖ Dự kiến sản phẩm của HS
- Chia sẻ được cảm xúc về bài hát “Làng tôi”
- Trình bày được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao ❖ Dự kiến cách thức đánh giá
Thông qua thực hiện nhiệm vụ trên phiếu học tập mà GV thu lại
2. 3. Hoạt động 3: Thực hành - luyện tập
Hoạt động 3.1: Hát: bài “Tiếng chuông và ngọn cờ” (45 phút)
❖ Mục tiêu hoạt động:
Phát triển các thành tố phẩm chất và năng lực sau:
- Hát đúng lời ca, giai điệu, tiết tấu bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
- Thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”
- Biết hát đơn ca, song ca, tốp ca cùng các bạn
- Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhac; biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác
❖ Cách thức tổ chức:
Hoạt động của GV (GV) Hoạt động của HS (HS)
- HĐ Nghe bài hát mẫu (GV hát mẫu hoặc cho HS nghe bài hát trên máy tính đã chuẩn bị sẵn)
- Khởi động giọng: luyện giọng theo mẫu:
- HS lắng nghe, cảm nhận bài hát
- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.2.3
Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao
Nhóm:...
NV1: Chia sẻ cảm xúc về bài hát “Làng tôi” ………. ……….
NV2: Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao ……….
133 - Dạy hát từng câu
- Hướng dẫn hát theo hướng móc xích, kết hợp sửa sai đúng trọng tâm
- Hát toàn bài, nhấn đều theo tính chất nhịp đi của thể loại hành khúc;thể hiện sự khỏe khoắn ở đoạn 1, trong sáng, tự hào ở đoạn 2.
- Yêu cầu học sinh trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, nhóm, tập thể.
- HS hát theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành luyện tập, sửa sai theo nhóm, tập thể - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Trình diễn theo yêu cầu của GV.
❖ Dự kiến sản phẩm của HS
- Trình bày được bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện được tính chất của bài hát.
❖ Dự kiến cách thức đánh giá
- Thông qua thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Hoạt động 3.2: Nhạc cụ sáo Recorder: bài “Những ngôi sao lấp lánh” (45 phút)
❖ Mục tiêu hoạt động:
Phát triển các thành tố năng lực sau:
- Biết chơi nhạc cụ sáo Recorder đúng tư thế và đúng kĩ thuật.
134
- Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài “Những ngôi sao lấp lánh”.
- Biết nhận xét về cách chơi nhạc cụ của bản thân hoặc người khác. ❖ Cách thức tổ chức: Thực hành
Hoạt động của GV (GV) Hoạt động của HS (HS)
- GV thực hành mẫu bài “Những ngôi sao lấp lánh”
bằng nhạc cụ sáo Recorder.
- Chia bài ra thành 6 câu, mỗi câu gồm 2 ô nhịp. - Hướng dẫn cho HS thực hành từng câu cho đến hết bài.
- Hướng dẫn cho HS biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài “Những ngôi sao lấp lánh”.
- Cho HS nhận xét về cách chơi nhạc cụ của bản thân và các bạn.
- HS lắng nghe, cảm nhận bài
- HS thực hành luyện tập theo hướng dẫn của GV - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Nhận xét về cách chơi nhạc cụ của bản thân và các bạn.
❖ Dự kiến sản phẩm của HS
- Trình bày được bài “Những ngôi sao lấp lánh” bằng nhạc cụ sáo Recorder ❖ Dự kiến cách thức đánh giá
- Thông qua thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
2.4. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (45 phút)
❖ Mục tiêu hoạt động:
- Ứng dụng đệm body percussion cho bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” - Sáng tạo giai điệu trên nhạc cụ sáo Recorder với 6 nốt đã học. ❖ Cách thức tổ chức:
135 - Hướng dẫn HS ứng dụng đệm body percussion cho bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”
- Yêu cầu HS sáng tạo giai điệu trên nhạc cụ sáo Recorder với 6 nốt đã học.
- Làm việc cá nhân, nhóm.
- Thực hiện hoạt động theo yêu cầu của GV.
❖ Dự kiến sản phẩm của HS
- Ứng dụng đệm body percussion cho bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”
- Sáng tạo được giai điệu trên nhạc cụ sáo Recorder với 6 nốt đã học. ❖ Dự kiến cách thức đánh giá
136
NỘI DUNG 4
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC CÁ NHÂN TRONG NĂM HỌC