Phiếu xuất TSĐB tại Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hoạt động cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 86)

-Phiếu thu và phiếu xuất TSĐB sau khi được phê duyệt được kẹp chung với hồ sơ vay vốn của khách hàng và lưu giữ tại bộ phận Ngân quỹ.

b) Khách hàng thanh toán nợ vay trước hạn

Đối với trường hợp trả nợ trước hạn, kế toán cho vay không phải đôn đốc trả nợ gốc cộng lãi mà khách hàng tự mang đến trả nợ cho Ngân hàng. Đối với cán bộ tín dụng thì việc trả nợ trước hạn của khách hàng tạo dược điều kiện cho họ thu hồi vốn nhanh đạt được chỉ tiêu thu nợ, tránh rủi ro có thể xảy ra. Song về phía Ngân hàng thì bất lợi là trong trường hợp khách hàng đến trả nợ trước hạn cho Ngân hàng đúng vào thời điểm Ngân hàng không cho vay ra được, đối với nền kinh tế sẽ là nguyên nhân làm mất cân đối vốn tại Ngân hàng. Trong khi đó Ngân hàng phải trả lãi cho việc huy động vốn đó ảnh hưởng đến tổng dư nợ bình quân của Ngân hàng vì giảm lãi dẫn đến thu nhập của Ngân hàng giảm. Hơn nữa cân đối vốn trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là vấn đề chiến lược của chính sách tín dụng đối với mỗi ngân hàng. Vì vậy, khi khách hàng trả nợ trước hạn sẽ phải nộp một khoản phí:

Phí phải nộp = 0,6%/ số trả thực tế nhưng thu không quá 3 tháng

Nhằm thu hút khách hàng Ngân hàng thường chỉ thu 1 tháng

Ví dụ: Khách hàng Đinh Thị Trúc Ly đến Ngân hàng thế chấp sổ đỏ trị giá 500 triệu đồng để xin vay 200 triệu. Ngân hàng đã duyệt vay và giải ngân bằng tiền mặt vào ngày 3 tháng 5 năm 2012, kì hạn vay là 2 năm, trả lãi định kì tháng, nợ gốc trả góp theo tháng mỗi tháng là 8 triệu đồng, lãi suất tính lãi là lãi suất thả nổi. Theo hợp đồng vay vốn thì ngày 3 tháng 5 năm 2014 sẽ kết thúc hợp đồng. Tuy nhiên đến ngày 3 tháng 7 chị Ly đến xin trả hết nợ gốc còn lại là 96 triệu đồng (biết rằng lãi suất cho vay tại thời điểm ngày 3/7 là 16,2%/năm). Số phí phải nộp vì trả nợ trước hạn của chị là:

Số phí phải nộp = (96.000.000 +1.296.000) x 0,6% = 583.776 đồng

NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG Số: 5941

PHIẾU XUẤT TÀI SẢN

Người giao: Trần Văn Út Địa chỉ: Ngân hàng Kiên Long – CN Cần Thơ

Người nhận : Trần Văn Nghĩa Địa chỉ: 263 Tầm Vu, Hưng Lợi, NK, CT STT Tên Tài Sản Nội Dung Số Lượng Trị Giá Thành Tiền

1 Bất động sản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1 200.000.000 200.000.000

Tổng: 200.000.000

Số tiền bằng chữ: Hai trăm triệu đồng

Người nhận Người giao/ Kế toán Kiểm soát viên Giám đốc

Dựa trên chứng từ kế toán cho vay hạch toán trên phiếu thu như sau: Nợ TK 1011 (KH Đinh Thị Trúc Ly): 97.879.776 (đồng)

Có TK 211 (KH Đinh Thị Trúc Ly): 96.000.000 (đồng) Có TK 702(KH Đinh Thị Trúc Ly): 1.296.000 (đồng) Có TK 79: 583.776 (đồng) Đồng thời lập phiếu xuất TSĐB:

Xuất TK 994 (KH Đinh Thị Trúc Ly): sổ đó trị giá 500.000.000 (đồng)

c) Khách hàng xin điều chỉnh hạn trả nợ

Khi khách hàng có nhu cầu gia hạn nợ gốc + lãi sẽ lập giấy đề nghị gia hạn nợ gốc + lãi theo mẫu của Ngân hàng. Dựa trên đơn đề nghị của khách hàng CBTD kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng:

+ Nếu đủ điều kiện gia hạn thì trình xin đơn gia hạn nợ của khách hàng để lãnh đạo kí duyệt.

+ Nếu không đồng ý ghi lõ lý do và trình lãnh đạo xem xét.

Sau khi nhận được sự phê duyệt của ban lãnh đạo CBTD dựa trên đơn đề nghị gia hạn nợ tiến hành điều chỉnh kì hạn trả nợ trên tài khoản vay của khách hàng. Sau đó chuyển chứng từ cho phòng kế toán để kế toán cho vay điều chỉnh lại thời gian tính lãi cho khách hàng

c) Chuyển nợ quá hạn

-Đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng không trả được nợ và cũng không xin gia hạn nợ thì kế toán cho vay sẽ chuyển khoản nợ đó sang nợ quá hạn và phải chịu mức lãi suất phạt cao hơn mức lãi suất cho vay. Khi đó kế toán cho vay sẽ tiến hành hạch toán chuyển nợ của khách hàng sang nợ quá hạn:

Nợ TK 21 (Nợ nhóm quá hạn tương ứng chuyển đến) Có TK 21 (Nợ nhóm chuyển đi)

-Nếu khoản vốn vay khách hàng chưa trả hết lãi và đến kỳ hạn nợ cũng không trả hết nợ gốc, thì kế toán tính phần lãi chưa thu đó và hạch toán vào ngoại bảng, còn phần gốc sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Cụ thể hạch toán như sau:

+ Hạch toán ngoại bảng:

Nhập TK 994: Tài khoản lãi chưa thu + Đồng thời hạch toán nội bảng:

Nợ TK 21 (Nợ nhóm thích hợp): Tài khoản nợ quá hạn Có TK 21 (Nợ nhóm 1): Tài khoản cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nếu khách hàng có tài sản thế chấp cầm cố thì kế toán lập phiếu xuất tài sản cầm cố thế chấp cầm cố bảo lãnh sau đó căn cứ vào phiếu xuất tiến

Xuất TK 944: nếu là TSĐB Xuất TK 996: nếu là GTCG

-Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm được thể hiện như sau:

Bảng 4.10: Nợ quá hạn của Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Nhóm 1 (<10 ngày) 8.064 43,17 Nhóm 2 (10 ngày x 90 ngày) 5.753 30,80 Nhóm 3 (90 ngày x 180 ngày) 2.917 15,62 Nhóm 4 (180 ngày x 360 ngày) 1.458 7,81 Nhóm 5 ( 360 ngày) 486 2,60 Tổng nợ quá hạn 18.678 100,00

Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ, 6/2013

Nợ quá hạn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm chiếm 2,2% trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Trong đó nợ xấu là 4.861 triệu đồng chiếm khoảng 26% trong tổng nợ quá hạn. Trong hoàn cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay nhưng Ngân hàng vẫn duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã cho thấy công tác thu nợ, đôn đốc thu nợ của Ngân hàng được thực hiện triệt để. Tuy nhiên, các khoản nợ quá hạn đặc biệt là nhóm nợ xấu cần phải được xử lí để thu hồi vốn cho Ngân hàng.

d) Thu nợ vay quá hạn

Đối với những hồ sơ quá hạn, khi tất toán khoản vay kế toán tiến hành thu 2 phần lãi: lãi trong hạn theo HĐTD và tính lãi phạt chậm trả nợ gốc (bằng 150% lãi suất cho vay tính trên số ngày quá hạn của số nợ gốc).

Ví dụ: Khách hàng Nguyễn Văn Sơn địa chỉ phường An Lạc, Ninh Kiều, Cần Thơ vay số tiền 100 triệu đồng (HĐTD số: 5739/HĐTD) thế chấp TSĐB là sổ đỏ trị giá 300 triệu thời hạn vay 12 tháng trả lãi hàng tháng, lãi suất 1,45%/ tháng, giải ngân ngày 07/12/2011, ngày đáo hạn là ngày 05/12/2012. Ông Sơn đã đóng lãi cho Ngân hàng ngày 07/11/2012. Đến ngày 06/12/2012 khoản vay của ông bị chuyển thành nợ quá hạn. Ngày 20/12/2012 Khách hàng Nguyễn Văn Sơn đến để tất toán hồ sơ vay. Tổng số lãi ông phải nộp như sau:

Đồng thời dựa trên biên bản giao nhận TSĐB kế toán ghi xuất TSĐB hoàn trả:

Xuất TK 994 (Nguyễn Văn Sơn): giấy tờ nhà trị giá 300.000.000 đồng 4.2.4.3. Giai đoạn xử lí nợ quá hạn

-Đối với các khoản nợ quá hạn hoặc khách hàng phá sản cần phải thu hồi nợ CBTD sẽ liên lạc với khách hàng để thương lượng với về TSĐB. Tuy nhiên, khách hàng thường đưa ra lí do để kéo dài thời gian trả nợ gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Vì vậy, đối với các khoản nợ có giá trị lớn ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng CBTD thường đem ra tòa án để giải quyết mà không qua thương lượng với Khách hàng. TSĐB sau khi thi hành án. Ngân hàng sẽ ủy quyền cho tòa án tiến hành bán đấu giá, phát mãi tài sản. Số tiền sau khi bán TSĐB sẽ dùng để trừ vào khoản nợ của khách hàng. Có 2 trường hợp xảy ra sau khi bán TSĐB:

NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG

Số: 1123

PHIẾU THU

Ngày 12 tháng 09 năm 2013

Họ và tên người nộp tiền : Nguyễn Văn Sơn Địa chỉ: phường An Lạc, Ninh Kiều, Cần Thơ Lý do chi: Thu nợ gốc và lãi quá hạn

Số tiền: 101.456.000 đồng

(Viết bằng chữ: Một trăm lẻ một triệu bốn trăn năm mươi sáu gàn đồng) Kèm theo: 1 chứng từ gốc

Giám đốc Kế toán trưởng Thu trong

(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Đã ký Đã ký Đã kí

Cần Thơ, ngày 11 tháng 06 năm 2013

Thủ quỹ Người nhận tiền

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Đã ký Đã ký

NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG

PHIẾU TÍNH LÃI

Khách hàng: Nguyễn Văn Sơn MSKH: 18037539

Từ ngày Đến ngày Số ngày Số tiền gốc liên quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền lãi Lãi suát 07/11/2012 05/12/2012 30 100.000.000 1.450.000 1,45% 06/12/2012 20/12/2012 14 100.000.000 1.015.000 2,175%

+ Giá trị TSĐB > nợ: Số tiền còn lại sau khi trừ nợ + lãi cho khách hàng, phí thi hành án,… sẽ hoàn trả lại cho khách hàng

+ Giá trị TSĐB< nợ: Trong trường hợp này Ngân hàng sẽ tiến hành xóa nợ cho khách hàng bằng dự phòng đối với nợ gốc. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng không thuộc quyền hạn của Ngân hàng Chi nhánh mà Chi nhánh sẽ đưa ra chỉ tiêu và kiến Nghị lên Hội sở để Hội sở trích lập dự phòng cho Chi nhánh.

-Kế toán cho vay sau khi nhận được văn bản từ Tòa án về kết quả thi hành án đối với TSĐB của khách hàng. Kế toán hạch toán:

Nợ TK 387: TS gán nợ CQSH cho NH đang chờ xử lí theo giá trị thương lượng với khách hàng tại tòa án

Có TK 4591: Thu từ việc bán TSĐB nợ của Khách hàng Đồng thời hạch toán:

Nhập TK 995 TS gán nợ CQSH cho Ngân hàng chờ xử lí Xuất TK 994: TSĐB của Khách hàng

-Dựa trên các chứng từ liên quan đến bán TSĐB. Kế toán sẽ dựa trên chứng từ tiến hành hạch toán:

Nếu giá trị TSĐB > nợ:

Nợ TK 4591: tiền thu thừ việc bán TSĐB nợ Có TK 2115: Nợ quá hạn

Có TK 702: Thu nhập từ lãi cho vay Có TK 89: Chi phí thi hành án

Có TK: thích hợp (Tiền dư hoàn trả lại cho khách hàng)

Nếu giá trị TSĐB < nợ: hạch toán tương tự trên, kế toán sẽ hạch toán thu nợ gốc trước, sau đó nu nợ lãi. Nếu số tiền bán TSĐB không đủ để trừ nợ gốc + lãi. Khi có quyết định xóa nợ cho khách hàng kế toán sẽ tiền hành hạch toán xóa nợ cho khách hàng và chuyển nợ qua tài khoản ngoại bảng để theo dõi trong 5 năm:

+ Xóa nợ gốc cho khách hàng: Nợ TK 2191: dự phòng cụ thể

Nọ TK 2192: dự phòng chung (nếu dự phòng cụ thể không đủ để bù đắp nợ)

Có TK 2115: nợ quá hạn (số nợ gốc mà NH xóa nợ cho KH) Đồng thời: Nhập TK 9711: Nợ gốc bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi

+ Xóa nợ lãi cho khách hàng: Xuất TK 941: Lãi phải thu

Nhập TK 9712: Nợ lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi

-Trong trường hợp nếu sau khi xóa nợ khách hàng đến trả nợ cho Ngân hàng. Kế toán sẽ hạch toán số tiền thu được vào TK thu nhập (TK79) của Ngân hàng đồng thời xuất TK ngoại bảng 9711 và 9712 đang theo dõi với món nợ đã xóa cho khách hàng.

4.2.4.4. Báo cáo định kì

Định kì kế toán tiến hành xuất các báo cáo được lập trình bởi phần mềm TCBS có liên quan đến hoạt động cho vay để trình lên Banh Lãnh đạo như báo cáo dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế, báo cáo dư nợ tín dụng phân theo loại hình kinh tế, báo cáo tổng hợp tín dụng,…

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ, 6/2013

Hình 4.12: Mẫu báo cáo dư nợ tín dụng – phân theo Ngành kinh kế tại Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng Ngân hàng Kiên long Cần Thơ. 6/2013

Hình 4.13: Mẫu báo cáo dư nợ tín dụng – phân theo loại hình Kinh tế tại Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ

CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG – CHI NHÁNH CẦN

THƠ

5.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG CẦN THƠ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG CẦN THƠ 5.1.1. Về hoạt động tín dụng

-Các sản phẩm tín dụng đa dạng, dễ tiếp cận. Điển hình là hoạt động “cho vay trả góp ngày” đây là hoạt động huyết mạch, mang về lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nợ xấu của Ngân hàng chiếm rất thấp trong tổng dư nợ, điều này cho thấy Ngân hàng rất chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, hạn chế nợ xấu để hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, an toàn và có chất lượng tốt.

-Ngân hàng thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ tín dụng cho CBTD của Ngân hàng để giúp họ nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Đây cũng là cơ hội để mọi người có thể chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau từ đó góp phần tăng thêm tình đoàn kết trong nội bộ Ngân hàng

5.1.2. Về công tác kế toán cho vay

-Đội ngũ kế toán nói chung và kế toán cho vay nói riêng có trình độ nghiệp vụ tốt, thái độ và tinh thần phục vụ khách hàng chu đáo. Gắn bó với Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ từ khi thành lập đến nay nên họ có khá nhiều hiểu biết về hoạt động của Ngân hàng, đối tượng khách hàng và nhất là kinh nghiệm trong công tác chuyên môn của mình làm giảm được những khả năng sai sót trong công việc, giúp cho công tác cho vay được diễn ra tốt hơn và tiết kiệm thời gian cho khách hàng hơn.

-Công tác kế toán được sự hỗ trợ đắc lực của kĩ thuật công nghệ với phần mềm Corebanking TCBS giúp cho công tác kế toán được rút gọn, giảm thiểu một lượng lớn công việc cho kế toán viên, hạn chế được những sai sót trong việc ghi chép, tính lãi và hạch toán. Đồng thời, giúp cho việc theo dõi nợ, thu nợ, thu phí diễn ra dễ dàng và chặt chẽ hơn.

-Việc áp giải tiền và kiểm kê ngân quỹ được diễn ra thường xuyên và chặt chẽ giúp cho tài sản của Ngân hàng được an toàn.

-Việc tổ chức lưu trữ, quản lý hồ sơ, chứng từ cho vay được thực hiện một cách khoa học, tạo điều kiện cho việc quản lý, theo dõi quá trình cho vay, thu nợ

-Biểu mẫu chứng từ cho vay của Ngân hàng được lập đảm bảo tính hợp pháp và hợp lí với chế độ kế toán của Ngân hàng. Thời gian giải ngân với những khoản vay nhỏ (dưới 100 triệu đồng) giải ngân bằng tiền mặt thường

nhanh và mất ít thời gian với thủ tục giấy tờ đơn giản cũng như việc luân chuyển chứng từ qua các phòng ban diễn ra nhanh chóng hơn.

5.2. NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG KIÊN DỤNG VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG CẦN THƠ

5.2.1. Về hoạt động tín dụng

-Thái độ phục vụ của một số cộng tác viên tín dụng trong hoạt động “cho vay trả góp ngày chưa thật sự nhã nhặn, chưa có thái độ quan tâm, săn sóc khàng khi họ đến xin vay vốn. Bên cạnh đó một số cộng tác viên chưa thật sự có trách nhiệm với công việc khi thường xuyên có trường hợp trình hồ sơ xin phát vay của khách hàng không đúng thời gian quy định gây khó khăn cho CBTD và làm chậm quá trình phát vay cho khách hàng từ đó dễ khiến cho khách hàng mất thiện cảm về Ngân hàng.

-Công tác điều hành, kiểm tra có những thời điểm chưa được chặt chẽ còn buông lỏng việc kiểm tra đôn đốc công tác thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ tín dụng trong những ngày đầu năm, đầu quý, chưa xử lý nghiêm túc các cán bộ thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, dựa dẫm vào kết quả chung của tập thể và cán bộ có thân nhân còn nợ xấu đã ảnh hưởng đến công tác điều hành trong thời gian qua.

-Công tác thẩm định của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, nên đôi khi công tác thẩm định thực hiện còn chậm khiến thời gian giải ngân kéo làm

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hoạt động cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 86)