Về hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hoạt động cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 95 - 96)

-Ban Giám đốc Ngân hàng cần thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở nhân viên, CTV trong Ngân hàng thực hiện tốt hơn nữa quy định “5S” trong quản lí nhân viên. Bên cạnh đó theo định kì tổ chức cho nhân viên đánh giá chéo về thái độ làm việc, năng suất làm việc,… từ đó nâng cao được ý thức làm việc của từng nhân viên. Đồng thời cần sử dụng các chính sách khen thưởng rõ rệt vừa để khuyến khích làm việc tăng năng suất vừa nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc mình đang đảm nhiệm cũng như luôn đảm bảo thái độ phục vụ nhanh chóng, tận tình, lịch sự, hiệu quả để thực hiện tốt phương châm hoạt động “Ngân hàng Kiên Long – Sẵn lòng chia sẻ”

-Đa dạng hóa các lĩnh vực cho vay. Trong những năm qua hoạt động cho vay của Ngân hàng chủ yếu là tập trung ở một số lĩnh vực nhất định như sản xuất Nông nghiệp, Thương mại và dịch vụ. Do đó, việc đa dạng hóa các lĩnh vực cho vay là cần thiết trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới đối với hoạt động của Ngân hàng. Các lĩnh vực cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ xuất – nhập khẩu cần được Ngân hàng quan tâm chú ý nhiều hơn để Ngân hàng có thể mở rộng được hoạt động cho vay giảm thiểu được rui ro đồng thời có thể sử dụng linh hoạt nguồn vốn và tăng hiệu quả sử dụng vốn cho Ngân hàng.

-Cập nhật thường xuyên giá thị trường của các loại TSĐB. Các loại TSĐB trong hoạt động cho vay của Ngân hàng đa phần là đất đai, xe máy. Trong khi đất đai là một trong những bất động sản có giá trên thị trường và có nhiều biến động phức tạp trên địa bàn trong những năm qua; xe máy thường đã qua sử dụng và được giao lại cho Khách hàng sử dụng. Vì vậy, nếu đánh giá không chính xác có thể tạo ra rủi ro cho món vay. Do đó, Ngân hàng cần thường xuyên cập nhật giá cả của TSĐB cũng như những biến động về giá trên thị trường để có được những tiêu chí hợp lí nhất khi định giá TSĐB.

-Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương: hoạt động cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay trả góp ngày trong lĩnh vực Thương mại và dịch vụ với nguồn khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình. Vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương là việc làm có lợi cho Ngân hàng bởi đó là đơn vị quản lí nơi cư trú khách hàng của Ngân hàng nhất là khách hàng cá nhân nên khi có rủi ro xảy ra sẽ giúp cho việc xử lí được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn

-Trong tình hình còn nhiều biến động như hiện nay thì Ngân hàng cần thận trọng hơn khi đưa nguồn vốn ra thị trường, CBTD cần phải tiến hàng thẩm định và đánh giá khách hàng kĩ lưỡng chi tiết hơn.

-Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro hoạt động tín dụng bởi lẽ tuy lạm phát đã được kiểm soát nhưng nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động khó lường cùng với đó là sự gia tăng nợ xấu của Ngân hàng . Ngoài ra để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi Ngân hàng cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thu hút ngày càng đông khách hàng đến với mình đồng thời tránh được hiện tượng ứ đọng vốn do doanh số thu nợ biến động tăng qua các năm trong khi doanh số cho vay lại biến động thất thường do nền kinh tế như hiện nay.

-Kiên quyết xử lý thu hồi nợ xấu; tăng cường khâu thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm toán, nhằm khắc phục những sai sót để đảm bảo đầu tư có chất lượng và hiệu quả, để tiến tới mục tiêu lành mạnh tài chính, củng cố năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hoạt động cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 95 - 96)