CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG
4.2.1. Nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay
-Khi các nghiệp vụ liên quan đến quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi và phí kế toán phải tiến hành kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ kế toán cho vay, đảm bảo phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác vào sổ sách kế toán quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi và phí đối với từng khách hàng theo đúng quy trình và phương pháp hạch toán cho vay quy định tại văn bản.
-Các chứng từ ghi sổ thuộc nghiệp vụ kế toán cho vay phải được lập đúng trên cơ sở chứng từ gốc (hồ sơ tín dụng, giấy nhận nợ, hợp đồng đảm bảo tiền vay… các quy định hiện hành).
-Đối với những hợp đồng tín dụng có quy định tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho bên thụ hưởng, không được chuyển vào tài khoản tiền gửi của bên vay vốn, việc giải ngân tiền mặt chỉ được thực hiện nếu phù hợp với mục đích sử dụng tiền vay ghi trong giấy nhận nợ.
-Việc chuyển nợ quá hạn, theo dõi kỳ hạn nợ, tính lãi… cơ bản là do hệ thống xử lý tự động. Tuy nhiên, CBTD phải thường xuyên kiểm tra thông tin trong các báo cáo của hệ thống để theo dõi những khoản vay đến hạn, quá hạn nhằm phối hợp chặt chẽ với kế toán đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi khi đến hạn và có biện pháp quản lý các khoản vay, hạn chế tối đa rủi ro đối với vốn cho vay của Ngân hàng.
-Trên cơ sở các bảng kê tính lãi dự thu do hệ thống tự động tính và hạch toán, kế toán phải kiểm soát kịp thời đảm bảo số liệu hạch toán dự thu trên các bảng kê khớp đúng với số liệu hạch toán tổng hợp của sổ cái. Trường hợp hệ thống chưa in được các bảng kê tính lãi dự thu, kế toán phải kiểm soát đảm bảo việc hạch toán lãi và thu lãi theo quy định cho đến khi cập nhật vào chương trình phần mềm.