TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG KIÊN

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hoạt động cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 48 - 50)

LONG CẦN THƠ 573,631 496,091 535,778 267,874 325,391 330,049 363,054 399,359 205,679 243,521 495,802 628,839 765,258 691,034 847,128 3,507 3,858 4,630 4,337 4,861 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012

6 tháng đầu năm 2013 Triệu đồng

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ xấu

Nguồn: Phòng Kinh doanh - Tín dụng Kiên Long Cần Thơ, 6/2013

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hoạt động cho vay của Kiên Long Cần Thơ qua các chỉ tiêu chính

-Doanh số cho vay của Ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 6/2013 có biến động tăng, giảm qua các năm. Năm 2010 doanh số cho vay là 537.631 triệu đồng nhưng giảm xuống còn 496.091 triệu đồng vào năm 2011 tức là giảm 13,52% so với năm 2010 bởi nền kinh tế biến động do lạm phát cao, lãi suất huy động cùng với cho vay tăng cao khiến cho doanh số giảm xuống đáng kể. Đến năm 2012 doanh số cho vay tăng 8% so với năm 2011 với số tiền 535.778 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống Ngân hàng thương mại giảm nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tốc độ tăng huy động vốn và cho vay được cải thiện, sau khi giảm trong tháng một đã tăng trở lại từ tháng hai và đang có chuyển biến tích cực, doanh số cho vay tăng lên đạt 325.391 triệu đồng tăng 21,47% so với 6 tháng đầu năm 2012 (tương ứng với 57.517 triệu đồng). Điều này cho thấy các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khơi thông dòng vốn bước đầu phát huy tác dụng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng không thể không kể đến những cố gắng của Ban Lãnh đạo Ngân hàng cùng toàn thể nhân viên trong Ngân hàng.

-Doanh số thu nợ của Ngân hàng có xu hướng tăng trong những năm qua. Cụ thể: Năm 2011 doanh số thu nợ tăng 10% so với năm 2010 với số tiền thu về là 363.054 triệu đồng. Năm 2012 doanh số thu nợ là 399.359 triệu đồng tăng 10% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng 18,4% so với cùng kì năm 2012 với số tiền thu về 243.521 triệu đồng. Trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động nhưng doanh số thu nợ của Ngân hàng vẫn có kết quả khả quan bởi nhiều nguyên nhân. Một là, các khoản vay của Ngân hàng chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình phục vụ cho hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ có thu nhập hằng ngày (cho vay trả góp ngày), những khoản vay này chứa đựng ít rủi ro cũng như việc thu hồi nợ dễ dàng do việc kinh doanh của khách hàng ít chịu ảnh hưởng của những biến động kinh tế. Hai là, các khoản vay của Ngân hàng hầu hết là những khoản vay có thế chấp, TSĐB nên các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng đều được xử lí ổn thỏa vì thế Ngân hàng không phải chịu tổn thất hoặc phải dùng đến dự phòng để xóa nợ cho khách hàng. Ba là sự nỗ lực không ngừng của nhân viên tín dụng và kế toán cho vay trong việc chọn lọc khách hàng cũng như theo dõi, đôn đốc, thường xuyên nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hẹn.

-Dư nợ của Ngân hàng có xu hướng tăng cao qua các năm. Năm 2010 dư nợ đạt 495.802 triệu đồng, số dư nợ tăng lên tới 628,839 triệu đồng vào năm 2011 tăng 26,83% so với năm 2010. Năm 2012 số dự nợ tiếp tục tăng 21,69% so với năm 2011 với số dư nợ 765.258 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 số dự nợ tiếp tục tăng đạt 847.128 triệu đồng tăng 22,59% so với 6 tháng đầu năm 2012. Với room tín dụng 12% do NHNN cấp phép đã làm cho việc cung vốn của Ngân hàng bị giới hạn nhưng việc dư nợ trong hoạt động cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm đã cho thấy kết quả của những cố gắng mở rộng quy mô tín dụng cũng như nâng cao khả năng cho vay của Ngân hàng. Tuy vậy, theo chuyên gia tài chính Ngân hàng Cao Sỹ Kiêm, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, NH càng phải chú trọng tới việc đưa nguồn vốn tới đúng địa chỉ, tránh chệch hướng, vốn có thể không được đưa vào sản xuất, kinh doanh. Theo một số ý kiến chủ quan cho rằng, tín dụng tăng nhanh vừa qua có thể do các NH cơ cấu lại nợ và nhu cầu đảo nợ của doanh nghiệp hoặc đơn thuần chỉ là cho vay tiêu dùng các loại hàng hóa thương mại, nhập khẩu mà vốn vẫn chưa chảy trực tiếp vào sản xuất (Petrotimes, 2013). Do đó, ngoài việc NH tập trung tăng trưởng tín dụng thì rất cần quản lý nguồn vốn, hạn chế tập trung vốn vào những lĩnh vực có rủi ro cao, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mang lại ổn định cho hệ thống NH và nền kinh tế. Đó mới là mục tiêu chính hiện nay chứ hoàn toàn không nên chạy đua tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá.

-Nợ xấu cũng có dấu hiệu tăng qua các năm. Trong khi nợ xấu năm 2010 của Ngân hàng chỉ có 3.507 triệu đồng thì năm 2011 đã tăng 10.01% tức nợ xấu của năm là 3.858 triệu đồng. Đến giai đoạn khó khăn của nền kinh tế vào cuối năm 2011 đầu năm 2012 làm cho hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng tăng thêm rủi ro khi nợ xấu của Ngân hàng tăng 20.01% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu của Ngân hàng là 4.861 triệu đồng tăng

12,08% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy rằng tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ rất thấp (<0.7%) nhưng nợ xấu qua các năm vẫn tiếp tục tăng cùng với dư nợ cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng đang chứa đựng nhiều rủi ro cao. Vì thế, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong khâu quản trị rủi ro tín dụng và kiềm chế nợ xấu.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hoạt động cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)