NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hoạt động cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 94 - 95)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2.NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

DỤNG VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG CẦN THƠ

5.2.1. Về hoạt động tín dụng

-Thái độ phục vụ của một số cộng tác viên tín dụng trong hoạt động “cho vay trả góp ngày chưa thật sự nhã nhặn, chưa có thái độ quan tâm, săn sóc khàng khi họ đến xin vay vốn. Bên cạnh đó một số cộng tác viên chưa thật sự có trách nhiệm với công việc khi thường xuyên có trường hợp trình hồ sơ xin phát vay của khách hàng không đúng thời gian quy định gây khó khăn cho CBTD và làm chậm quá trình phát vay cho khách hàng từ đó dễ khiến cho khách hàng mất thiện cảm về Ngân hàng.

-Công tác điều hành, kiểm tra có những thời điểm chưa được chặt chẽ còn buông lỏng việc kiểm tra đôn đốc công tác thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ tín dụng trong những ngày đầu năm, đầu quý, chưa xử lý nghiêm túc các cán bộ thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, dựa dẫm vào kết quả chung của tập thể và cán bộ có thân nhân còn nợ xấu đã ảnh hưởng đến công tác điều hành trong thời gian qua.

-Công tác thẩm định của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, nên đôi khi công tác thẩm định thực hiện còn chậm khiến thời gian giải ngân kéo làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của khách hàng

-Doanh số cho vay biến có biến động tăng giảm thất thường qua các năm trong khi doanh số thu nợ của ngân hàng lại tăng, đây cũng là một điểu cần chú ý để tránh tình trạng vốn thu hồi nhanh nhưng lại không đưa được trở lại vào thị trường làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng giảm, nguồn vốn bị ứ đọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng.

-Nợ xấu mặc dù còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ nhưng lại có biến động tăng cao qua các năm cho thấy rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng có nguy cơ gia tăng.

5.2.2. Về công tác kế toán cho vay

-Mỗi nhân viên mới khi trước khi vào làm đều mất một thời gian tương đối dài để làm quen với phần mềm TCBS của Ngân hàng. Do phần mềm này không có tài liệu cũng không phổ biến ra bên ngoài, nên dù đã được tiếp cận và học cách sử dụng nhưng thời gian đầu sẽ không tránh khỏi các sai xót khi làm việc trên phần mềm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó do là phần mềm đặt viết nên việc cập nhật các thông tư, quy định của NHNN còn chậm.

-Đối với các khoản vay lớn chứng từ và thủ tục còn rườm rà làm kéo dài thời gian giải ngân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.

-Một chứng từ đôi khi lại dùng để hạch toán nhiều nghiệp vụ cùng phát sinh như phiếu thu lại dùng để hạch toán cho cả nghiệp vụ thu nợ gốc + lãi, gây khó khăn cho việc thu nợ cũng như theo dõi số nợ gốc cũng như lãi còn lại phải thu của khách hàng và dễ khiến xảy ra sai xót trong công tác kế toán làm mất lòng tin của khách hàng.

-Thời gian giải ngân với các khoản vay lớn (trên 100 triệu đồng) diễn ra chậm một phần công tác thẩm định đối với các khoản vay này mất nhiều thời gian nhưng bên cạnh đó do việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban diễn ra chậm do phải có thêm sự phê duyệt của Giám đốc, trưởng phòng Kinh doanh – Tín dụng thêm vào đó là nhân viên Ngân hàng chưa nhận thức được tầm quan trọng của thời gian giải ngân đối với khách hàng cũng như chưa lấy sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu trong công việc.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hoạt động cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 94 - 95)