CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG KIÊN
4.1.3. Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 4.3: Tình hình hoạt động cho vay theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011 – 2010 2012 – 2011 6/2013 – 6/2012 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Doanh số cho vay 573.631 496.091 535.778 267.874 325.391 (77.540) (13,52) 39.687 8,00 57.517 21,47
Cá nhân, hộ gia đình 447.896 338.999 403.442 197.512 244.043 (108.897) (24,31) 64.443 19,01 46.531 23,56 Doanh nghiệp 125.735 157.092 132.336 70.362 81.348 31.357 24,94 (24.756) (15,76) 10.986 15,61 Doanh số thu nợ 330.049 363.054 399.359 205.679 243.521 33.005 10,00 36.305 10,00 37.842 18,40 Cá nhân, hộ gia đình 267.340 283.182 311.500 164.533 190.691 15.842 5,93 28.318 10,00 26.158 15,90 Doanh nghiệp 62.709 79.872 87.859 41.136 52.830 17.163 27,37 7.987 10,00 11.694 28,43 Dư nợ 495.802 628.839 765.258 691.034 847.128 133.037 26,83 136.419 21,69 156.094 22,59 Cá nhân, hộ gia đình 385.083 440.900 532.842 473.879 586.194 55.817 14,49 91.942 20,85 112.315 23,70 Doanh nghiệp 110.719 187.939 232.416 217.165 260.934 77.220 69,74 44.477 23,67 43.769 20,15 Nợ xấu 3.507 3.858 4.630 4.337 4.861 351 10,01 772 20,01 524 12,08 Cá nhân, hộ gia đình 3.122 3.357 4.028 3.776 3.889 235 7,53 671 19,99 113 2,99 Doanh nghiệp 386 502 602 561 972 116 30,05 100 19,92 411 73,26
Về doanh số cho vay
Trong doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, doanh số cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh nghiệp. Năm 2010 doanh số cho vay của cá nhân, hộ gia đình là 447.896 triệu trong khi đó doanh số cho vay doanh nghiệp là 125.735 triệu đồng. Năm 2011, cùng với sự sụt giảm của tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay cá nhân, hộ gia đình cũng giảm xuống chỉ còn 338.999 triệu đồng giảm 24,31% so với năm 2010 trong khi đó doanh số cho vay đối với doanh nghiệp lại tăng 24,94% so với năm 2010 đạt 157.092 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2011, cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các Ngân hàng làm cho lãi suất cho vay tăng cao, điều này khiến các Khách hàng nhỏ là các cá nhân, hộ gia đình hạn chế tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng nên doanh số cho vay của thành phần Khách hàng này giảm xuống. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế có những biến động vào cuối năm 2011 khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và để tiếp tục hoạt động họ phải chạy tới Ngân hàng để xin sự giúp đỡ từ vốn vay vì thế mà doanh số cho vay tăng cao. Năm 2012, nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng của những biến động nhưng vào những tháng cuối năm tình hình được cải thiện đáng kể. Việc can thiệp của NHNN trong việc khống chế lãi suất khi đưa ra lãi suất trần cùng với đó là việc Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay trả góp theo ngày dành cho các cá nhân, hộ gia đình buôn bán có thu nhập hàng ngày giúp cho doanh số cho vay của hộ gia đình, cá nhân tăng lên trong khi đó doanh số cho vay của doanh nghiệp giảm xuống một phần do các Ngân hàng luôn đòi doanh nghiệp phải có tài chính lành mạnh trong khi nền kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ không đủ điều kiện vay vốn một phần là do các món vay của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản vay dài hạn chứa nhiều rủi ro vì thế mà Ngân hàng đã hạn chế lại các khoản cho vay này để tránh việc thất thoát vốn cho Ngân hàng. Doanh số cho vay cá nhân, hộ gia đình tăng 19,01% so với năm 2011 đạt 403.442 triệu đồng, doanh số cho vay doanh nghiệp giảm 15,76% so với năm 2011 còn 132.336 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2013, nền kinh tế dần ổn định, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng mang lại kết quả khả quan từ đó nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên cùng với đó lãi suất cho vay thấp khiến các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng hơn nhờ đó mà doanh số cho vay của thành phần kinh tế này cao hơn 6 tháng đầu năm 2012 15,71% đạt 81.384 triệu đồng, doanh số cho vay cá nhân, hộ gia đình cũng tăng 23,56% so với 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền cho vay là 244.043 triệu đồng.
Về doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng có biến động tăng qua các năm đối với mỗi thành phần kinh tế của Ngân hàng. Trong đó doanh số thu nợ của cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh nghiệp. Năm 2010 doanh số thu nợ cá nhân, hộ gia đình là 267.340 triệu đồng, doanh số thu nợ doanh nghiệp là 62.709 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng trong năm 2011 với số tiền thu về đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình là 283.182 triệu đồng tăng 5,93% so với năm trước, doanh số thu nợ đối với
khách hàng là doanh nghiệp của Ngân hàng cũng tăng 27,37% so với năm 2010 với số tiền thu về là 79.872 triệu đồng. Năm 2012 doanh số thu nợ cá nhân, hộ gia đình tăng 10% so với năm 2011 với số tiền thu về là 311.500 triệu đồng, trong khi đó doanh số thu nợ đối với khách hàng là các doanh nghiệp trong năm 2012 là 87.859 triệu đồng tăng 10% so với năm 2011 tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ năm 2012 thấp hơn năm. Doanh sô thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 mang về kết quả khả quan hơn 6 tháng đầu năm 2012 với số tiến thu về của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình là 190.691 triệu đồng tăng 15,9% so với 6 tháng đầu năm 2012, doanh số thu nợ doanh nghiệp là 52.830 triệu đồng tăng 28,43% so với cùng kì năm 2012. Doanh số thu nợ tăng qua các năm kể cả trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động là do công tác thu nợ của Ngân hàng được tiến hành chặt chẽ, bên cạnh đó các khoản nợ cho vay trả gớp ngày được nhân viên cho vay trả góp ngày đến tân nơi thu giúp cho việc thu nợ khách hàng diễn ra chặt chẽ không những thế các khoản vay của khách hàng đối với Ngân hàng chủ yếu là những khoản vay có TSĐB nên việc thu nợ của Ngân hàng ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện tài chính của Khách hàng.
Về dư nợ
Dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng có biến động tăng qua các năm. Trong đó, dư nợ cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao hơn. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ tăng dần qua các năm đối với thành phần khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, ngược lại thì dư nợ doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhỏ dần qua các năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ của thành phần cá nhân, hộ gia đình là 385.083 triệu đồng, dư nợ doanh nghiệp là 110.719 triệu đồng. Năm 2011 với tốc độ tăng trưởng 14,49% dư nợ cá nhân, hộ gia đình đạt mức 440.900 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng của dư nợ doanh nghiệp khá cao với 69,47% dư nợ tăng lên đạt 187.939 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ cá nhân, hộ gia đình tiếp tục tăng lên 20,85% trong năm 2012 với dư nợ 532.842 triệu đồng trong khi đó tốc độ tăng trưởng của dư nợ doanh nghiệp giảm từ 69,47% xuống còn 23,67% với dư nợ 232.416 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm dư nợ tiếp tục tăng lên đối với cả hai thành phần khách hàng của Ngân hàng, dư nợ cá nhân, hộ gia đình đạt 586.194 triệu đồng tăng 23,7% so với cùng kì năm trước, dư nợ doanh nghiệp tăng lên đạt 260.934 triệu đồng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của dư nợ của thành phần khách hàng này giảm xuống còn 20,15%. Dư nợ của Ngân hàng tăng qua các năm là do mặc dù doanh số cho vay có biến động tăng giảm qua các năm trong khi doanh số thu nợ đều tăng tuy nhiên doanh số thu nợ luôn thấp hơn doanh số cho vay vì thế mà doanh số cho vay đều tăng qua các năm. Nhìn chung, dư nợ tăng qua các năm cho thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng đang được mở rộng nhưng nhìn vào dư nợ của từng thành phần kinh tế ta lại thấy có sự thay đổi trong từng đối tượng khách hàng. Đối với dư nợ cá nhân, hộ gia đình từ những số liệu trong bảng cho ta biêt được bên cạnh sự tăng lên của dư nợ qua các năm thì tốc độ tăng trưởng của dư nợ cũng tăng theo từ đó có thể thấy Ngân hàng đang mở rộng quy mô tín dụng đối với thành phần khách hàng này. Ngược lại, dư nợ doanh nghiệp tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng của dư nợ lại giảm
từ 69,17% xuống còn 20,15% đã cho ta thấy Ngân hàng đang dần thu hẹp quy mô tín dụng với thành phần khách hàng này.
Về nợ xấu
Trong tổng cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế, nợ xấu của cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao và có biến động tăng, giảm qua các năm. Nợ xấu của doanh nghiệp chiếm tương đối thấp nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 nợ xấu cá nhân, hộ gia đình là 3.122 triệu đồng chiếm, nợ xấu doanh nghiệp là 386 triệu đồng. Nợ xấu tăng trong năm 2011, nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình tăng lên 3.357 triệu đồng tăng 7,53% so với năm 2010. Nợ xấu doanh nghiệp tăng khá cao trong năm này với tốc độ tăng 30,05% nợ xấu đạt 502 triệu đồng. Không có dấu hiệu giảm xuống mà ngược lại nợ xấu lại tăng khá cao trong năng 2012 đối với nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình của Ngân hàng khi nợ xấu tăng 19,99% so với năm trước làm cho nợ xấu của nhóm tăng lên 4.028 triệu đồng. Nợ xấu doanh nghiệp cũng tăng 19,92% so với năm 2011 đạt 602 triệu đồng. Nợ xấu tăng cao trong 2 năm qua một phần phải kể đến những tác động bên ngoài của nền kinh tế phần còn lại có lẽ phải kể đến CBTD và kế toán cho vay trong việc theo dõi, thu nợ của khách hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình có những cải thiện khả quan với nợ xấu đã giảm 139 triệu đồng (tương đương 3%) so với cuối năm 2012. Ngược lại thì nhóm khách hàng doanh nghiệp lại có nợ xấu tăng cao đạt mức 972 triệu đồng tăng 73,26% so với cùng kì năm trước và tăng 370 triệu đồng so với cuối năm 2012 (tương ứng với 61%). Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm của Ngân hàng cho thấy, trong nền kinh tế tương đối ổn định của 6 tháng đầu năm nay mà nợ xấu của nhóm khách hàng doanh nghiệp lại tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao, mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của ngành (<0,37%) nhưng nếu cứ tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng cao như vậy sẽ khiến tỷ trọng nợ xấu ngày càng cao làm cho hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng này cũng như việc mở rộng quy mô tín dụng trong nhóm gặp rủi ro rất cao, trong khi đó nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ của nhóm (<0,82%) nhưng tốc độ tăng trưởng của nợ xấu lại giảm dần và nợ xấu cũng có xu hướng giảm xuống, bên cạnh đó dư nợ nhóm lại có xu hướng tăng lên giúp cho nợ xấu được kiềm chế ở mức thấp. Điều đó đã chứng minh rằng, rủi ro tín dụng trong nhóm được giảm xuống , vì vậy mà việc mở rộng quy mô tín dụng trong nhóm Khách hàng này trong thời gian tới rất là quan.