CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.3. XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG CẦN THƠ
5.3.1. Về hoạt động cho vay
-Ban Giám đốc Ngân hàng cần thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở nhân viên, CTV trong Ngân hàng thực hiện tốt hơn nữa quy định “5S” trong quản lí nhân viên. Bên cạnh đó theo định kì tổ chức cho nhân viên đánh giá chéo về thái độ làm việc, năng suất làm việc,… từ đó nâng cao được ý thức làm việc của từng nhân viên. Đồng thời cần sử dụng các chính sách khen thưởng rõ rệt vừa để khuyến khích làm việc tăng năng suất vừa nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc mình đang đảm nhiệm cũng như luôn đảm bảo thái độ phục vụ nhanh chóng, tận tình, lịch sự, hiệu quả để thực hiện tốt phương châm hoạt động “Ngân hàng Kiên Long – Sẵn lòng chia sẻ”
-Đa dạng hóa các lĩnh vực cho vay. Trong những năm qua hoạt động cho vay của Ngân hàng chủ yếu là tập trung ở một số lĩnh vực nhất định như sản xuất Nông nghiệp, Thương mại và dịch vụ. Do đó, việc đa dạng hóa các lĩnh vực cho vay là cần thiết trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới đối với hoạt động của Ngân hàng. Các lĩnh vực cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ xuất – nhập khẩu cần được Ngân hàng quan tâm chú ý nhiều hơn để Ngân hàng có thể mở rộng được hoạt động cho vay giảm thiểu được rui ro đồng thời có thể sử dụng linh hoạt nguồn vốn và tăng hiệu quả sử dụng vốn cho Ngân hàng.
-Cập nhật thường xuyên giá thị trường của các loại TSĐB. Các loại TSĐB trong hoạt động cho vay của Ngân hàng đa phần là đất đai, xe máy. Trong khi đất đai là một trong những bất động sản có giá trên thị trường và có nhiều biến động phức tạp trên địa bàn trong những năm qua; xe máy thường đã qua sử dụng và được giao lại cho Khách hàng sử dụng. Vì vậy, nếu đánh giá không chính xác có thể tạo ra rủi ro cho món vay. Do đó, Ngân hàng cần thường xuyên cập nhật giá cả của TSĐB cũng như những biến động về giá trên thị trường để có được những tiêu chí hợp lí nhất khi định giá TSĐB.
-Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương: hoạt động cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay trả góp ngày trong lĩnh vực Thương mại và dịch vụ với nguồn khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình. Vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương là việc làm có lợi cho Ngân hàng bởi đó là đơn vị quản lí nơi cư trú khách hàng của Ngân hàng nhất là khách hàng cá nhân nên khi có rủi ro xảy ra sẽ giúp cho việc xử lí được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn
-Trong tình hình còn nhiều biến động như hiện nay thì Ngân hàng cần thận trọng hơn khi đưa nguồn vốn ra thị trường, CBTD cần phải tiến hàng thẩm định và đánh giá khách hàng kĩ lưỡng chi tiết hơn.
-Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro hoạt động tín dụng bởi lẽ tuy lạm phát đã được kiểm soát nhưng nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động khó lường cùng với đó là sự gia tăng nợ xấu của Ngân hàng . Ngoài ra để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi Ngân hàng cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thu hút ngày càng đông khách hàng đến với mình đồng thời tránh được hiện tượng ứ đọng vốn do doanh số thu nợ biến động tăng qua các năm trong khi doanh số cho vay lại biến động thất thường do nền kinh tế như hiện nay.
-Kiên quyết xử lý thu hồi nợ xấu; tăng cường khâu thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm toán, nhằm khắc phục những sai sót để đảm bảo đầu tư có chất lượng và hiệu quả, để tiến tới mục tiêu lành mạnh tài chính, củng cố năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.
5.3.2. Về công tác kế toán
-Để giảm thời gian làm quen và học cách sử dụng phần mềm TSBS cũng như giúp cho kế toán nắm rõ về cách làm việc với phần mềm này hơn Ngân hàng nên soạn thảo một số tài liệu lưu hành nội bộ để mọi người đều có thể làm quen đặc biệt là nhân viên mới.
-Thường xuyên kiểm tra lại kết quả tính lãi từ máy tính nhất là trong những giai đoạn thay đổi lãi suất của Ngân hàng để tránh những sai xót xảy ra trong kết quả tính lãi góp phần cho hoạt động của Ngân hàng diễn ra có hiệu quả và mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng.
-Việc kiểm kê ngân quỹ nên diễn ra vào cuối ngày dưới sự giám sát của kiểm soát viên để việc kiểm kê được diễn ra chặt chẽ và tài sản được an toàn hơn.
-Tổ chức cho kế toán cho vay tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên về kế toán cho vay, vừa để nâng cao trình độ kế toán cho vay của mình vừa giúp kế toán cho vay cập nhật kịp thời các chế độ, quy định về cho vay mới của NHNN
-Theo dõi nắm bắt kịp thời các chế độ quy định về cho vay, lãi suất từ đó đưa ra được mức lãi suất cạnh tranh để thực hiện đúng quy định Nhà nước vừa có thể thu hút được khách hàng góp phần cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng mang về kết quả tốt.
-Mỗi nghiệp vụ phát sinh cho cùng một khách hàng nên được hạch toán trên một chứng từ riêng lẻ như việc thu lãi và thu nợ gốc nên được tách riêng để hạch toán trên hai chứng từ riêng. Việc tách riêng giữa thu nợ gốc và nợ lãi giúp cho kế toán nắm rõ hơn về tình hình trả nợ của khách hàng giúp cho việc theo dõi, đôn đốc, thu nợ của kế toán được thực hiện dễ dàng hơn.
-Đối với các khoản vay lớn cần được đơn giản hóa chứng từ cũng như thủ tục giải ngân cụ thể là chứng từ giải ngân (phiếu chi, ủy nhiệm chi) khi đã có sự phê duyệt của Giám đốc thì có thể bỏ qua sự phê duyệt của trưởng phòng Kinh doanh – Tín dụng nhằm rút ngắn thời gian giải ngân cho khách hàng. Bên cạnh đó việc rút ngắn thời gian giải ngân cũng phải kể đến sự tích cực của CBTD, kế toán cho vay trong công tác thẩm định cũng như giải ngân cho khách hàng vì vậy cần phải nâng cao ý thức của nhân viên Ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của mình một cách chuyên nghiệp hơn.