CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG CẦN THƠ
THƠ
3.3.1. Đối tượng cho vay
Ngân hàng cho vay đối với những khách hàng sau:
-Các pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật dân sự.
-Cá nhân -Hộ gia đình -Tổ hợp tác
-Doanh nghiệp tư nhân -Công ty hợp danh
3.3.2. Điều kiện cho vay
-Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
-Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. -Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
-Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
-Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.
-Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân), hoặc cư trú thường xuyên (đối với đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh) cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương nơi Ngân hàng cho vay đóng trụ sở.
3.3.3. Nguyên tắc vay vốn
Hoạt động của tín dụng Ngân hàng tuân thủ theo các nguyên tắc sau: -Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được bên vay trình bày với Ngân hàng và được Ngân hàng cho vay chấp nhận. Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tiền vay. Do đó, tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động của bên vay về phương diện này.
-Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ giao dịch quyền sử dụng vốn trong thời gian nhất định. Trong khoản thời gian cam kết giao dịch, Ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng Ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng (trả nợ gốc) với khoản chi phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay.
3.3.4. Quy trình cho vay
Là tổng hợp các nguyên tắc, các quy định trong việc cấp tín dụng, được thực hiện liên tục theo trình tự nhât định, kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ cấp tín dụng.
QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG CẦN THƠ
Nguồn: Phòng kinh doanh – tín dụng Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ, 6/2013
Hình 3.2: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ
Quy trình cho vay của Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ gồm có 6 bước cơ bản:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Hồ sơ đề nghị vay vốn cấp tín dụng là cơ sở đầu tiên để thiết lập quan hệ NGÂN HÀNG KIÊN LONG QUYẾT ĐỊNH TÍN DỤNG TIẾP TỤC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN TỐT TỪ CHỐI BẰNG VĂN BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN PHÁT SINH NHU CẦU KHÁCH HÀNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG CÔNG CHỨNG, ĐĂNG KÍ GDBĐ GIẢI NGÂN
KIỂM TRA, GIÁM SÁT THANH LÝ HỢP ĐỒNG GIẢI CHẤP/ THANH LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO (nếu có) VI PHẠM XỨ LÝ THẨM ĐỊNH, KIỂM ĐỊNH TIẾP NHẬN NHU CẦU
HOÀN CHỈNH HỒ SƠ
mà người đi vay phải cung cấp những thông tin về giấy tờ thích hợp. Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: tài liệu chứng minh năng lực pháp lý, khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả, tài liệu liên quan đến bảo đảm hoặc các điều kiện vay vốn và giấy đề nghị vay vốn.
Bước 2: Phân tích tín dụng
-Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm nhũng tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho Ngân hàng, nội dung phân tích gồm: phân tích phi tài chính và phân tích tài chính.
-Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
-Trong khâu này, Ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ so vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
+ Đồng ý cho vay đối với một khách hàng không tốt + Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt
-Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng và làm mất đi khách hàng.
-Có 2 phương pháp tổ chức ra quyết định: phương pháp tập quyền và phương pháp phân quyền. Phương pháp tập quyền tức là ra quyết định tín dụng tập trung một số người. Phương pháp phân quyền tức là quyền phán quyết được giao cho nhiều người thực hiện, mỗi nhân viên tín dụng có một mức phán quyết cho vay, nếu vượt quá mức phán quyết của nhân viên, hồ sơ vay sẽ được hội đồng tín dụng tái xét. Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ sử dụng phương pháp phân quyền để ra quyết định tín dụng.
Bước 4: Giải ngân
-Ở bước này, Ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã được cam kết theo hợp đồng. Giải ngân có thể là việc cấp tiền thuần thúy hoặc là gắn với việc cấp tiền bằng một quyết định cho vay phụ. -Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền với sự vận động tiền tệ, với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
-Phương pháp giải ngân thường là phát tiền mặt cho người đi vay hoặc có thể chuyển vào tài khoản tiền gửi của họ hoặc thay mặt họ thanh toán trực tiếp cho đơn vị bán, đơn vị cung cấp.
Bước 5: Giám sát tín dụng
-Nhân viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,… để đảm bảo khả năng thu nợ.
-Đến kì hạn trả nợ Ngân hàng sẽ tiến hành thu vốn gốc và lãi. Theo định kỳ Ngân hàng sẽ tái xét và xếp hạn tín dụng. Nếu chấm dứt thời hạn cho vay mà Ngân hàng không thu được nợ, Ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp xử lí các khoản nợ có vấn đề
Bước 6: Thu nợ lãi + gốc và xử lí những phát sinh
-Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay:
+ Tất toán khoản vay: khi khách hàng trả hết nợ, CBTD phối hợp với bộ phận kế toán, đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí,… để tất toán khoản vay.
+ Thanh lý hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay: khi bên vay trả nợ gốc, lãi và phí (nếu có) thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo văn bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo kí biên bản thanh lý.
-Giải chấp tài sản đảm bảo (TSĐB):
+Xuất kho giấy tờ và TSĐB: CBTD chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ giấy tờ và TSĐB, phối hợp với cán bộ liên quan thực hiện theo đúng trình tự về quản lý TSĐB của Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ.
+ Xóa đăng kí giao dịch đảm bảo: sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng, cán bộ tín dụng soạn thảo công văn đề nghị xóa giao dịch đảm bảo, hồ sơ khoản vay và biên bản bàn giao trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc chi nhánh Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ lý duyệt.
-Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay:
+ Cán bộ tín dụng lưu toàn bộ hồ sơ tín dụng, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và các tài liệu liên quan đến khoản vay (nếu có).
+ Kế toán cho vay lưu giữ hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, giấy tờ liên quan đến xử lý nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ (bản chính).
+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay (hợp đồng và bản gốc giấy tờ sở hữu TSĐB) được lưu giữ tại kho theo quy định lưu trữ chứng từ có giá.
+ Thời hạn và tổ chức lưu giữ hồ sơ tín dụng/ hồ sơ đảm bảo tiền vay được thực hiện theo quy định của NHNN và hướng dẫn của Tổng giám đốc Ngân hàng Kiên Long về lưu giữ hồ sơ.
Ý nghĩa của quy trình cho vay tại Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ:
Với quy trình cho vay trên đã góp phần hạn chế được rủi ro và nâng cao được hiệu quả cho vay cho Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ. Cụ thể:
-Về mặt hiệu quả: quy trình tín dụng trên giúp cho Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu được rủi ro tín dụng,
-Về mặt quản lý: nó có tác dụng làm cơ sở để Ngân hàng:
+ Xây dựng mô hình tổ chức, thiết lập các thủ tục, hồ sơ và thủ tục vay vốn.
+ Xây dựng các mối quan hệ trong công việc của từng người và từng bộ phận.
+ Phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động cho vay.
3.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG – CHI NHÁNH CẦN THƠ
63,755 92,028 124,982 60,759 85,954 58,614 82,331 106,494 50,435 66,467 5,141 9,696 18,488 10,324 19,487 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng năm 2012
6 tháng năm 2013 Triệu đồng
Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận
Hình 3.3: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6/2013
Nguồn: Phòng Kinh doanh – Tín dụng Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ 2010 – 6/2013
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6/2012 6/2013 Chênh lệch
Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2011 – 2010 2012 – 2011 6/2013 – 6/2012 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. Tổng thu nhập 63.755 100,00 92.028 100,00 124.982 100,00 60.759 100,00 85.954 100,00 28.273 44,35 32.954 35,81 25.195 41,47 -Thu nhập từ lãi 63.295 99,28 91.138 99,02 123.067 98,47 59.840 98,47 84.687 98,53 27.843 43,99 31.929 35,03 24.847 41,52 - Thu nhập ngoài lãi 460 0,72 890 0,98 1.915 1,53 919 1,53 1.267 1,47 430 93,48 1.025 115,17 348 37,87 2. Tổng chi phí 58.614 100,00 82.331 100,00 106.494 100,00 50.435 100,00 66.467 100,00 23.717 40,46 24.163 29,35 16.032 31,79 - Chi phí lãi 45.834 78,20 64.026 77,77 78.626 73,83 36.599 72,57 48.513 72,99 18.192 39,69 14.600 22,80 11.914 32,55 - Chi phí ngoài lãi 12.780 21,80 18.305 22,23 27.868 26,17 13.836 27,43 17.954 27,01 5.525 43,23 9.563 52,24 4.118 29,76 3. Lợi nhuận 5.141 X 9.696 X 18.488 X 10.324 X 19.487 X 4.555 88,60 8.792 90,68 9.163 88,75
3.4.1. Về thu nhập
Qua bảng số liệu trên cho thấy, thu nhập của Kiên Long Cần Thơ tăng liên tục qua ba năm và trong cơ cấu thu nhập thì thu nhập từ lãi là chủ yếu. Tuy là một Ngân hàng non trẻ ở Cần Thơ với chỉ hơn 5 năm hoạt động, bên cạnh đó lại chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nội bộ ngành Ngân hàng khi có quá nhiều chi nhánh của các Ngân hàng cùng hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ như: Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng Vietcombank,... nhưng Ngân hàng đã có những chiến lược cũng như định hướng kinh doanh đúng đắn phù hợp với từng đối tượng khách hàng như cho vay trả góp ngày dành cho khách hàng kinh doanh có thu nhập hằng ngày, cho vay trả góp tháng áp dụng cho khách hàng là cán bộ, người lao động có thu nhập hàng tháng, các chính sách tri ân khách hàng hấp dẫn dành cho khách hàng gửi tiền tại Kiên Long… đã nhận được sự tín nhiệm cao. Từ đó, đưa nhu cầu vay vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế tăng cao. Do chi nhánh cho vay nhiều nên thu nhập từ lãi vay luôn chiếm một tỷ trọng cao trên 90% trong tổng thu nhập của chi nhánh. Cụ thể:
-Năm 2010 tổng thu nhập của chi nhánh là 63.755 triệu đồng trong đó thu nhập từ lãi là 63.295 triệu đồng chiếm 99,28 % trong tổng thu nhập, còn thu nhập ngoài lãi là 461 triệu đồng chỉ chiếm 0,72% trong tổng thu nhập.
-Năm 2011 tổng thu nhập của chi nhánh là 92.028 triệu đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi là 91.138 triệu đồng chiếm 99,02% trong tổng thu nhập và thu nhập ngoài lãi chỉ chiếm 0,98% tương ứng với 890 triệu đồng. So với năm 2010 thì mức thu nhập của năm 2011 tăng thêm 28.272 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 44,35%. Thu nhập về lãi cũng tăng thêm 27.844 triệu đồng, tức tăng 43,99% so với năm 2010. Thu nhập ngoài lãi cũng tăng 93,02% so với năm 2010, tức tăng thêm 429 triệu đồng. Điều này cho thấy trong năm 2011 Ngân hàng vẫn lấy hoạt động tín dụng là hoạt động trọng tâm nhưng bên cạnh đó tiếp tục mở rộng các hoạt động dịch vụ khác như: chuyển tiền trong nước và nước ngoài, nhận tiền chuyển trong nước và nước ngoài, nhờ thu xuất nhập khẩu,…
-Năm 2012 tổng thu nhập là 124.982 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ lãi chiếm 98,47% trong tổng thu nhập tương ứng với 123.067 triệu đồng và thu nhập ngoài lãi là 1.915 triệu đồng chiếm 1,53%. So với năm 2011 thì thu nhập của năm 2012 tăng 35,81% tức tăng thêm 32.954 triệu đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự phát triển của Ngân hàng. Mặc dù năm 2012 là một năm nhiều khó khăn và thách thức đối với ngành Ngân hàng do những tác động bất lợi của kinh tế vĩ mô trong nước và ngoài nước. Hệ thống Ngân hàng thương mại đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt: sự bùng nổ nợ xấu của các Ngân hàng với hệ luỵ tất yếu là quá trình sáp nhập của những Ngân hàng yếu