Về công tác kế toán

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hoạt động cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 96)

-Để giảm thời gian làm quen và học cách sử dụng phần mềm TSBS cũng như giúp cho kế toán nắm rõ về cách làm việc với phần mềm này hơn Ngân hàng nên soạn thảo một số tài liệu lưu hành nội bộ để mọi người đều có thể làm quen đặc biệt là nhân viên mới.

-Thường xuyên kiểm tra lại kết quả tính lãi từ máy tính nhất là trong những giai đoạn thay đổi lãi suất của Ngân hàng để tránh những sai xót xảy ra trong kết quả tính lãi góp phần cho hoạt động của Ngân hàng diễn ra có hiệu quả và mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng.

-Việc kiểm kê ngân quỹ nên diễn ra vào cuối ngày dưới sự giám sát của kiểm soát viên để việc kiểm kê được diễn ra chặt chẽ và tài sản được an toàn hơn.

-Tổ chức cho kế toán cho vay tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên về kế toán cho vay, vừa để nâng cao trình độ kế toán cho vay của mình vừa giúp kế toán cho vay cập nhật kịp thời các chế độ, quy định về cho vay mới của NHNN

-Theo dõi nắm bắt kịp thời các chế độ quy định về cho vay, lãi suất từ đó đưa ra được mức lãi suất cạnh tranh để thực hiện đúng quy định Nhà nước vừa có thể thu hút được khách hàng góp phần cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng mang về kết quả tốt.

-Mỗi nghiệp vụ phát sinh cho cùng một khách hàng nên được hạch toán trên một chứng từ riêng lẻ như việc thu lãi và thu nợ gốc nên được tách riêng để hạch toán trên hai chứng từ riêng. Việc tách riêng giữa thu nợ gốc và nợ lãi giúp cho kế toán nắm rõ hơn về tình hình trả nợ của khách hàng giúp cho việc theo dõi, đôn đốc, thu nợ của kế toán được thực hiện dễ dàng hơn.

-Đối với các khoản vay lớn cần được đơn giản hóa chứng từ cũng như thủ tục giải ngân cụ thể là chứng từ giải ngân (phiếu chi, ủy nhiệm chi) khi đã có sự phê duyệt của Giám đốc thì có thể bỏ qua sự phê duyệt của trưởng phòng Kinh doanh – Tín dụng nhằm rút ngắn thời gian giải ngân cho khách hàng. Bên cạnh đó việc rút ngắn thời gian giải ngân cũng phải kể đến sự tích cực của CBTD, kế toán cho vay trong công tác thẩm định cũng như giải ngân cho khách hàng vì vậy cần phải nâng cao ý thức của nhân viên Ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của mình một cách chuyên nghiệp hơn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nghiệp vụ kế toán Ngân hàng nói chung và kế toán cho vay nói riêng có vai trò hết sức quan trọng để quản lý và sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng được tốt nhất. Kế toán cho vay là công cụ đắc lực để quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng. Ngoài việc ghi chép đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán cho vay còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng, tăng cuờng chế độ hạch toán kinh doanh trong hệ thống Ngân hàng. Kế toán cho vay của Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ đã hoàn thành tốt các nghiệp vụ chuyên môn của mình góp phần không nhỏ vào mục tiêu mở rộng quy mô tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kiên Long Cần Thơ trong những năm qua có những bước tiến vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng. Thứ nhất, trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế tác động đến hoạt động cho vay của Ngân hàng làm cho doanh số cho vay nhìn chung bị giảm xuống nhưng lại có những dấu hiệu khả quan trong 6 tháng đầu năm 2013. Bên cạnh đó, lĩnh vực cho vay của Ngân hàng có tỷ trọng ít biến đổi, các lĩnh vực khác có xu hướng phát triển cho thấy Ngân hàng đang mở rộng, đa dạng hóa các lĩnh vực cho vay. Thứ hai, công tác thu nợ mang lại kết quả tốt, doanh số thu nợ tăng qua các năm. Thứ ba, dư nợ của Ngân hàng tăng qua các năm đã cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng đang ngày càng có bước phát triển khi quy mô tín dụng đã và đang được mở rộng. Tuy nhiên, nợ xấu của Ngân hàng có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, vì vậy Ngân hàng cần siết chặt công tác quản trị rủi ro, nợ xấu cũng như tăng cường công tác thu hồi nợ của CBTD trong thời gian tới. Thứ tư, công tác kế toán cho vay tại Ngân hàng ngày càng được hoàn thiện hơn khi áp dụng tin học công nghệ vào kế toán giúp giảm thiểu được những sai sót trong nghiệp vụ chuyên môn song bên cạnh đó đối với các khoản vay lớn thủ tục cho vay còn mang tính chất rườm rà, thời gian giải ngân kéo dài vì thế mà Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa để tìm ra giải pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay rút ngắn thời gian giải ngân cho khách hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn hoạt động.

Qua quá trình nghiên cứu tại truờng và một thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Cần Thơ, em đã nhận thức được những lý luận cơ bản về nghiệp vụ kế toán cho vay và kinh nghiệm làm việc thực tế tại Ngân hàng từ đó đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Cần Thơ

-Nhanh chóng giải quyết các khoản nợ xấu, có thể xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro, chuyển hạch toán ngoại bảng, giảm số nợ quá hạn tồn động lâu ngày.

-Phối hợp với các Ngân hàng thương mại khác trong hoạt động cung ứng như dịch vụ Ngân hàng và đầu tư tín dụng thông qua các hình thức đồng tài trợ, đồng bảo lãnh, tư vấn, chia sẽ thông tin.

-Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào công tác của từng cán bộ để có những đãi ngộ hợp lí. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hay đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

-Để tránh trường hợp khách hàng bị tai nạn hay bị bệnh bất ngờ dẫn đến việc Khách hàng bị giảm khả năng trả nợ, ngân hàng có thể đề nghị khách hàng mua bảo hiểm trước khi vay. Như vậy khi rủi ro xảy ra đến khách hàng sẽ không dùng số tiền vay cho mục đích khác như trị bệnh và Ngân hàng vẫn có thể thu hồi đủ món nợ vay.

-Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tín dụng, bảo lãnh trong Ngân hàng. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng phải được coi trọng và tiến hành thường xuyên, cán bộ kiểm tra cũng phải chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm tra của mình.

-Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tín dụng, quan tâm đến hình thức bảo đảm tiền vay bằng cổ phiếu, trái phiếu.

-Việc tổ chức thực hiện công tác kế toán cho vay phải có một hình thức tổ chức phù hợp, làm sao không vi phạm pháp luật mà lại có hiệu quả cao. Mặt khác, xuất phát từ tính đa dạng, phong phú và phưc tạp của hoạt động tín dụng đòi hỏi kế toán cho vay phải thích hợp với từng hoạt động cho vay cụ thế để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng diễn ra một cách thường xuyên và có hiệu quả. Do đó, các phương pháp cần áp dụng một cách khoa học, chính xác nhưng cũng cần mềm dẻo, có sự điều chỉnh hợp lí tùy theo nghiệp vụ cho vay phát sinh với từng hình thức cho vay và từng đối tượng cụ thể.

6.2.2. Đối với Hội sở chính Ngân hàng TMCP Kiên Long

-Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở các chi nhánh nhất là trong hoạt động tín dụng. Hồ sơ cho vay phải được kiểm tra đầy đủ số lượng đảm bảo trùng khớp với báo cáo từ chi nhánh đồng thời kiểm soát viên cần kiểm tra

tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ cho vay của trong từng hồ sơ vay vốn của khách hàng.

-Trao quyền quyết định nhiều hơn cho giám đốc chi nhánh nhằm tăng tính chủ động của Ngân hàng và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

-Hỗ trợ các chi nhánh trong việc đào tạo cán bộ chất lượng cao, tận tâm với công việc. Nâng cao kĩ năng chuyên môn cho từng nhân viên trong hệ thống Ngân hàng Kiên Long

-Trang bị các máy móc thiết bị, công nghệ Ngân hàng hiện đại nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay trong toàn hệ thống.

6.2.3. Đối với Chính phủ

-Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành tạo điều kiện thuận lợi về hành lang pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo, công chứng, xem đây không chỉ là nhiệm vụ của ngân hàng mà còn là nhiệm vụ của đơn vị mình.

-Các quy chế, chính sách, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải đáp đối với hoạt động tín dụng phải sát thực, rõ ràng, dễ hiểu tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, đưa ra các quy định, văn bản hướng dẫn về việc lập và luân chuyển chứng từ cho vay một cách cụ thể và đơn giản hóa hơn nhằm giúp cho công tác tín dụng nói chung và hoạt động cho vay của các ngân hàng được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

-Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng, luật các tổ chức tín dụng. Đồng thời cũng tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam nhất là kế toán ngân hàng.

-Đảm bảo công tác thanh tra ngân hàng có hiệu quả, cán bộ thanh tra tích cực, tận tình hướng dẫn ngân hàng thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng của mình, chấp hành đúng quy định của NHNN.

-Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tín dụng tại các tổ chức tín dụng, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên thực hiện công tác thanh tra của NHNN.

-Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo nên một hành lang pháp lý ổn định, đồng bộ, hiệu quả, minh bạch và đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính để thu hút nguồn lực trong và ngoài nước.

-Chính phủ nên quan tâm xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp Nhà nước để các doanh nghiệp có vốn trả nợ cho Ngân hàng, có những biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm giúp ngân hàng xử lý, thu hồi những khoản nợ khó đòi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

2. Trần Quốc Dũng và cộng sự, 2012. Giáo trình “Kế toán Ngân hàng”. Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

3. Huy Thắng, 2013. Tăng trưởng tín dụng được cải thiện nhanh. <http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Tang-truong-tin-dung-cai-thien- nhanh/180845.vgp> . [Ngày truy cập: 20/09/2013]

4. Thanh Lê, 2012. “2012 vẫn là năm khó khăn của Ngân hàng”.

<http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/2012-van-la-nam-

kho-khan-cua-ngan-hang-2717913.html>. [Ngày truy cập: 30/08/2013]

5. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 2013. Nhiều tín hiệu khả quan hỗ trợ tăng trưởng tín dụng.

<http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1 0188:nhiu-tin-hiu-kh-quan-h-tr-tng-trng-tin-dng&catid=35:tin-tai-chinh-ngan- hang&Itemid=55>. [Ngày truy cập: 18/09/2013]

6. Pertrotimes, 2013. Các ngân hàng cần thân trọng khi chạy tăng trưởng tín dụng <http://nguyentandung.org/cac-ngan-hang-can-than-trong-khi-chay-tang- truong-tin-dung.html> [ngày truy cập: 10/10/2013]

7. BCFF, 2013. Tăng trưởng tín dụng, cơ hội về đích ở phía trước <http://nguyentandung.org/tang-truong-tin-dung-co-hoi-ve-dich-o-phia- truoc.html> [Ngày truy cập: 10/10/2013]

PHỤ LỤC

ỦY NHIỆM CHI TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG – CHI NHÁNH CẤN THƠ

GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN NỢ GỐC, LÃI TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG - CHI NHÁNH CẦN THƠ

NGÂN HÀNG TMCP KIEN LONG

Số:

ỦY NHIỆM CHI

CHUYỂN KHOẢN, CHUYỂN TIỀN THƯ, ĐIỆN

Ngày tháng năm

Tên đơn vị trả tiền:………..

Số tài khoản:………

Tại Ngân hàng:………

Tinh:………....

Tên đơn vị nhận tiền:.……….

Số tài khoản:.……….. Tại Ngân hàng:.……….. Tinh:……… Số tiền:……… (Viết bằng chữ:………)

Nội dung thanh toán:………..

ĐƠN VỊ TRẢ TIỀN NGÂN HÀNG A NGÂN HÀNG B

Ghi sổ: Ghi sổ:

NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN NỢ GỐC, LÃI

Kính gửi: CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG

Tên người vay:...

Nợ vay NH số tiền:...

Hợp đồng tín dụng số:... ngày...tháng...năm...

Đã trả nợ được, số tiền gốc:... số tiền lãi:...

Còn nợ lại...

Hạn phải trả vào ngày...tháng...năm...

Lý do chậm trả:………

………..

Đề nghị chi nhánh NH ...gia hạn: - Số nợ gốc đến ngày...tháng...năm...

- Số nợ lãi đến ngày...tháng...năm...

Chúng tôi xin cam kết trả đúng hạn trên. Cần thơ, ngày…. Tháng…. Năm…….

Người vay (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) PHẦN PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG 1- Ý kiến của cán bộ tín dụng: Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của Khách hàng, tôi thấy nguyên nhân Khách hàng không trả được nợ là do :...

...

...

. Đề nghị cho gia hạn/Không cho gia hạn: - Số tiền gốc:... thời hạn:... tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày….tháng....năm....

- Số tiền lãi:...thời hạn:... tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày....tháng....năm...

CÁN BỘ TÍN DỤNG (Ký, ghi rõ họ tên) 2- Ý kiến của Phòng tín dụng: Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của Khách hàng và ý kiến của cán bộ tín dụng, tôi đồng ý/không đồng ý: Đề nghị Giám đốc cho gia hạn/Không cho gia hạn: - Số tiền gốc:...thời hạn:... tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày...tháng...năm...

- Số tiền lãi:...thời hạn:... tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày....tháng...năm....

TRƯỞNG PHÒNG TÍN DỤNG PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên) Ngày...tháng...năm...

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hoạt động cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)