A PHẦN MỞ ĐẦU
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ
■ Kế toán trưởng
Kế toán trưởng là người đứng đầu của Phòng Kế toán Tài chính, hỗ trợ và chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về lĩnh vực kế toán tài chính; đảm nhiệm tổ chức, chỉ đạo triển khai kế toán viên thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Giám đốc. Đồng thời, xem xét ký duyệt các chứng từ có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp đảm bảo tính hợp lý và hợp pháp. Bên cạnh đó chịu trách nhiệm lập Báo cáo tài chính, Báo cáo thuế cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế phát sinh và nộp thuế cho cơ quan Nhà nước đối với cơ quan bên Hàn, thống kê tình hình tài chính thường xuyên để báo cáo kịp thời, chính xác cho Giám đốc, ban lãnh đạo khi có yêu cầu.
■ Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm kiểm tra và đối chiếu số liệu trong đơn vị nội bộ giữa chi tiết và tổng hợp; kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh; kiểm tra số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp; lập Báo cáo tổng hợp, Bảng cân đối kế toán đồng thời thay mặt Kế toán trưởng khi Kế toán trưởng vắng mặt, điều hành hoạt động của Phòng Tài chính kế toán sau đó báo cáo lại Kế toán trưởng. Đồng thời kế toán tổng hợp đảm nhận vai trò của kế toán doanh thu.
■ Kế toán thuế
Công việc của kế toán thuế là lập tờ khai thuế môn bài vào nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế. Hàng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán. Cuối tháng lập báo cáo thuế GTGT, thuế Xuất nhập khẩu, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế (nếu có). Hàng quý làm báo cáo thuế tháng của quý đó và báo cáo quý cho thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn. Cuối năm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế
cho tháng cuối năm, báo cáo thuế TNDN quý IV và báo cáo quyết toán thuế TNCN. ■ Thủ quỹ
Thủ quỹ thực hiện các nhiệm vụ như đối với nghiệp vụ thu, chi tiền mặt phải đảm bảo mọi khoản thu chi phát sinh phải được thực hiện trong quy định công ty; lĩnh, nộp tiền mặt ở ngân hàng theo yêu cầu của bộ phận tài chính và phải thực hiện kiểm tra số tiền trên Phiếu Thu, Phiếu Chi với chứng từ gốc; kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu Thu, Phiếu Chi có phù hợp với chứng từ gốc; kiểm tra ngày, tháng lập Phiếu Thu - Phiếu Chi và Chữ ký của người có thẩm quyền; kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt; cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu Thu hoặc Chi; ký vào Phiếu Thu hoặc Chi và giao cho khách hàng 1 liên khi nhận được Phiếu Thu, Phiếu Chi (do Kế Toán lập) kèm theo chứng từ gốc.
Đồng thời, Thủ quỹ có trách nhiệm lưu giữ tiền mặt tại két, không được để ở nhiều nơi hoặc mang ra khỏi cơ sở. Không được để tiền của cá nhân vào trong két. Tiền mặt tồn quỹ phải được sắp xếp theo loại giấy bạc và được kiểm lại vào cuối ngày. Cuối ngày in Sổ quỹ trên máy và lấy đầy đủ chữ ký. Hàng ngày cùng với Kế toán quỹ tiền mặt kiểm kê quỹ, đối chiếu sổ sách và ký vào sổ Quỹ. Khóa sổ và niêm phong két trước khi ra về
■ Kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm lập và kiểm tra phiếu thu, phiếu chi căn cứ vào đó xác định thực thu thực chi từ đó cập nhật vào sổ quỹ thu chi hằng ngày. Bên cạnh đó rà soát lại các nghiệp vụ liên quan đến tiền, kiểm tra thường xuyên số tiền hiện có tại quỹ. Các loại chứng từ thường sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy báo nợ, giấy báo có,...
■ Kế toán lương
Kế toán lương đảm nhận việc theo dõi bảng chấm công của nhân viên; xây dựng bảng tính lương, theo dõi các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động; xây dựng mức tạm ứng lương đồng thời quản lý việc tạm ứng lương cho nhân viên, theo dõi các khoản thu nhập và giảm trừ để quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho toàn thể nhân viên cuối tháng, nộp về cho cơ quan Nhà nước. Các chứng từ thường sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng lao động,.
■ Kế toán công nợ
Kế toán công nợ đảm nhiệm công việc kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán; theo dõi theo từng hợp đồng của từng khách hàng.
Đồng thời kê toán thực hiện kiểm tra công kiểm tra chi tiết công nợ của từng khách hàng theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên. Kiểm tra chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, từng bộ phận theo từng chứng từ phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền nợ quá hạn và báo cho các bộ phận mua hàng. Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ.
■ Kế toán tài sản cố định
TSCĐ hữu hình hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ hữu hình trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ hữu hình, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ hữu hình và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ hữu hình trong từng đơn vị. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ hữu hình vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ hữu hình về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa. Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình cũng như tình hình quản lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình
■ Kế toán kho
Kế toán kho có trách nhiệm ghi chép, phản ánh, chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liêụ nhập kho; tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu cũng như là hàng tồn kho của công ty.
Đồng thời thực hiện phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất - kinh doanh; tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra
■ Kế toán sản xuất
Kế toán chi phí thực hiện xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu của công tác quản lý. Đồng thời kế toán chi phí còn có vai trò tổ chức hạch toán các loại tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn và tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lí và thực hiện tính giá thành.