Cácnước đang phát triển và WTO

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 27 - 32)

Khoảng 2/3 trong số 148 thành viên của WTO là các nước đang phát triển. Những nước này đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và chủ động trong WTO do số lượng đông đảo của mình, và do họ đang ngày càng coi thương mại là công cụ thiết yếu trong quá trình phát triển. Các nước đang phát triển là một nhóm nước bao gồm rất nhiều quan điểm và nhiều mối quan tâm khác nhau. WTO giải quyết những nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển theo 3 cách:

 các hiệp định của WTO đều có những điều khoản đặc biệt về các nước đang phát triển.

 Uỷ ban Thương mại và phát triển là cơ quan chính hoạt động về các vấn đề liên quan tới các nước đang phát triển, cùng với một số cơ quan khác giải quyết những vấn đề cụ thể như thương mại và nợ, chuyển giao công nghệ…

 Ban thư kí của WTO cung cấp cho các nước đang phát triển những trợ giúp kỹ thuật (chủ yếu là những chương trình đào tạo các loại)

Các hiệp định của WTO bao gồm nhiều điều khoản, trao cho các nước đang và chậm phát triển những quyền lợi hay ưu tiên đặc biệt. Trong số đó có những điều khoản cho phép các nước phát triển dành nhiều ưu đãi cho các nước đang phát triển hơn các thành viên khác của WTO. Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) có một phần đặc biệt ( Phần 4) về Thương mại và Phát triển, bao gồm những điều khoản về khái niệm không trao đổi lẫn nhau trong các cuộc đàm phán thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển. Khi các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển những ưu đãi trong thương mại, họ không nên yêu cầu các nước đang phát triển cũng phải dành cho mình những ưu đãi tương tự. Cả GATT và GATS đều dành cho các nước đang phát triển sự đối xử đặc biệt:

 Nhiều hiệp định của WTO cho phép các nước đang phát triển nhiều thời gian hơn để hoàn thành các cam kết của mình.

 Nhiều điều khoản được đưa ra nhằm tăng những cơ hội trong thương mại đối với các nước đang phát triển thông qua nâng cao khả năng tiếp cận thị trường (ví dụ trong các hiệp định về dệt may, dịch vụ, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại)

 Nhiều điều khoản yêu cầu các thành viên WTO phải bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển khi áp dụng những biện pháp thương mại trong nước hay quốc tế (ví dụ về chống phá giá, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại)

 Nhiều điều khoản về các biện pháp trợ giúp khác nhau cho các nước đang phát triển (ví dụ để giải quyết những cam kết về các tiêu chuẩn sức khoẻ trong chăn nuôi và trồng trọt, và trong việc củng cố ngành viễn thông của các nước này…)

Ban Thư ký của WTO có sự tư vấn đặc biệt để trợ giúp các nước đang phát triển trong bất kỳ tranh chấp nào trong khuôn khổ WTO. Các nước này còn được cung cấp dịch vụ từ Viện Đào tạo và Hợp tác kỹ thuật WTO. Hơn nữa, trong năm 2001, 32 quốc gia thành viên WTO đã thành lập Trung tâm tư vấn về luật trong WTO. Thành viên của Trung tâm này bao gồm những nước góp vốn hoạt động và những nước được tư vấn về luật. Tất cả các nước đang phát triển đều được tự động xin tư vấn, các nước khác phải là thành viên có phí mới được tư vấn.

Tuy được quy định như vậy, song trên thực tế, sự tham gia của các nước đang phát triển vào WTO chưa thực sự khiến các nước này hài lòng. Những nước này cho rằng họ chưa được tham gia đầy đủ và có hiệu quả vào quá trình ra quyết định của WTO. Họ kịch liệt phản đối những cuộc họp kín, còn

gọi là “Phòng xanh”, những cuộc họp nhóm nhỏ, thường được triệu tập và do Tổng giám đốc WTO làm chủ toạ, trong đó chỉ những nước phát triển và một vài nước đang phát triển được lựa chọn được quyền tham dự.

Các nước đang phát triển chưa có tiếng nói tại WTO là do những nguyên nhân sau:

Mặc dù các nước đang phát triển chiếm số đông trong thành viên của WTO, và trên lý thuyết, có thể dùng lá phiếu biểu quyết của mình ảnh hưởng đến chương trình và kết quả của các cuộc đàm phán thương mại, họ chưa bao giờ tận dụng được lợi thế này. Hầu hết các nước đang phát triển, bằng cách này hay cách khác, đều lệ thuộc vào Mỹ, EU hay Nhật Bản về xuất khẩu, nhập khẩu, an ninh… Bất kỳ sự phản đối nào tại WTO đều có thể đe doạ đến sự thịnh vượng nói chung của các nước đang phát triển.

Các cuộc đàm phán thương mại đều dựa trên nguyên tắc “có đi có lại”. Nghĩa là, một nước dành ưu đãi về một lĩnh vực, ví dụ cắt giảm thuế đánh vào một sản phẩm, cho một nước khác để đổi lấy việc nước này sẽ phê chuẩn một hiệp định nào đó. Kiểu trao đổi này có lợi cho những nước có nền kinh tế mạnh và đa dạng, vì họ cho nhiều thì càng được nhiều. Hầu hết các cuộc đàm phán và trao đổi như vậy diễn ra giữa các nước phát triển và một số nước đang phát triển giàu có.

Các nước đang phát triển bị hạn chế hơn về nguồn nhân lực và kỹ thuật. Nhiều nước thường tham dự các cuộc họp của WTO mà không được chuẩn bị kỹ càng như những nước phát triển.

Các nước đang phát triển phát hiện ra rằng trông cậy vào hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO thường tốn kém và đòi hỏi có sự hiểu biết sâu về luật pháp- những thứ mà họ không đáp ứng được.Hơn nữa, nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ thống này – xem xét việc liệu một quốc gia có vi phạm

những quy định về tự do thương mạ hay không- không phải là cái cần thiết nhất cho nhu cầu phát triển của họ.

Các nước đang phát triển ngày càng tham gia nhiều hơn và có hiệu quả hơn vào các vòng đàm phán thương mại. Sự tham gia của những nước này vào quá trình chuẩn bị và trong các Hội nghị Bộ trưởng WTO ngày càng rõ nét qua từng Hội nghị. Tuy vậy, trên thực tế, việc tham gia vào thương mại quốc tế và tiếp cận thị trường của các nước đang phát triển vẫn còn rất nhiều khó khăn.

NHỮNG BẤT ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI GIỮA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)