Mâu thuẫn giữa cácnước phát triển và đang phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 55 - 63)

Bảng 11: Trợcấp xuất khẩu trong cácnước OECD

2.1.2.2Mâu thuẫn giữa cácnước phát triển và đang phát triển

Mâu thuẫn giữa các nước phát triển và đang phát triển về các sản phẩm phi nông nghiệp chủ yếu nằm ở phương thức tiến hành cắt giảm thuế. Các nước đều đưa ra những đề xuất về phương thức cắt giảm thuế đối với các sản phẩm phi nông nghiệp, song chưa đề xuất nào đạt được sự nhất trí từ hai phía. Đề xuất của Mỹ kêu gọi các nước xoá bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2015. Nhật Bản ủng hộ cắt giảm thuế kiểu “zero đổi zero” . EU kiến nghị rằng các thành viên WTO nên cắt giảm thuế đáng kể bằng cách “nén” chúng

vào trong một dải đồng đều hơn, trong đó, siêu thuế quan và thuế tích luỹ bị xoá bỏ.

Trong nhóm các nước đang phát triển, Ấn Độ đề nghị rằng đối với những dòng thuế đã được cam kết, việc cắt giảm chỉ nên tiến hành từ mức cam kết mà không từ mức thực tế và các nước phát triển cần cắt giảm nhiều hơn các nước đang phát triển. Trung Quốc đưa ra đề xuất áp dụng một phương thức giảm thuế đồng bộ duy nhất. Trên cơ sở xem xét đến những bất cân đối giữa trình độ phát triển của các quốc gia thành viên, mức cắt giảm thực tế bằng phương thức này sẽ phản ánh đầy đủ nhu cầu và lợi ích của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, đồng thời tuân thủ theo những quy định của Tuyên bố Doha.

Đề xuất của EU, Mỹ và Canada

EU, Mỹ và Canada đã cùng nhau đưa ra một văn kiện về tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm phi nông nghiệp. Văn kiện này nhấn mạnh sự cần thiết của một “công thức cắt giảm hợp tác, đơn giản” cho các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng. Nhiều nước đang phát triển cho rằng công thức này không phù hợp với nội dung của Tuyên bố Doha, trong đó các bộ trưởng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xem xét đến những nhu cầu và những điểm yếu của các nước đang phát triển.

Văn kiện do EU, Mỹ và Canada đưa ra trước WTO đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía các nước đang phát triển. Đại diện thương mại của Mexico tại WTO, ông Eduardo Perez Motta, chỉ trích tính công kích của đề xuất này, cho rằng nó đưa ra một công thức cắt giảm thuế mà đánh mạnh hơn vào những nước đang áp dụng mức thuế cao hơn đối với sản phẩm công nghiệp, phần lớn là các nước đang phát triển. Pakistan cho rằng một số lĩnh

vực là mục tiêu của việc cắt giảm thuế sẽ buộc các nước đang phát triển phải cắt giảm khoảng 40%, trong khi các nước giàu chỉ phải cắt giảm khoảng 3%.

Tuy nhiên, sự chỉ trích nặng nề nhất đối với đề xuất của EU, Mỹ và Canada là nó trực tiếp liên quan đến những vấn đề đàm phán cốt yếu của thương mại nông nghiệp, vấn đề trung tâm tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 5 tại Cancun, Mexico. Braxin cho rằng không thể xem xét những kiến nghị về công nghiệp mà không đạt được những kết quả vững chắc trong nông nghiệp.

Đề xuất tại vòng đàm phán về tiếp cận thị trường đối với sản phẩm

phi nông nghiệp của WTO

Dựa trên những kiến nghị của các quốc gia thành viên, ông Pierre-Louis Girard, đại sứ Thuỵ Sĩ, người đang giữ cương vị chủ toạ vòng đàm phán về tiếp cận thị trường với các sản phẩm phi nông nghiệp, đã đưa ra một bản dự thảo bao gồm những yếu tố của phương thức đàm phán vào ngày 16/5/2003, nghĩa là trước thời hạn đã nêu tại Doha để đạt được sự nhất trí về những phương thức đó (31/5/2003). Thời hạn này đã không thể thực hiện được, cũng giống như các vòng đàm phán về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại, những điều khoản về đối xử đặc biệt( S&DT) và nông nghiệp.

Trong bản dự thảo đầu tiên, ông Pierre đã đề xuất một công thức cắt giảm không đồng đều. Công thức này, dựa trên sự tính toán mức thuế cam kết trung bình của quốc gia và mức trung bình của sản phẩm đang xét, sẽ cắt giảm thuế mạnh hơn đối với những hàng hoá có thuế suất trên mức trung bình và cắt giảm ít hơn đối với những hàng hoá có thuế suất dưới mức trung bình.

Bản dự thảo này được tiếp nối bằng một bản dự thảo sửa đổi được đưa ra vào ngày 19/8/2003. Bản dự thảo sửa đổi vẫn giữ những công thức cơ bản cho việc cắt giảm thuế, dựa vào mức thuế trung bình của quốc gia (gọi là “ta”), mức thuế gốc (gọi là “to”)- mức thuế cam kết hay gấp 2 lần mức thuế Tối huệ quốc 2001 cho tất cả những dòng thuế chưa được cam kết; và hệ số “B” mà ảnh hưởng đến độ lớn của cắt giảm thuế. Ông Pierre không đưa ra giá trị cụ thể của hệ số “B”. Hệ số “B” càng nhỏ, mức cắt giảm càng lớn.

Các nước đang phát triển chỉ được phép giữ 5% dòng thuế không cam kết nếu chúng không vượt quá 5% tổng giá trị nhập khẩu. Điều này có nghĩa là các nước mà chỉ cam kết đối với một phần dòng thuế của mình phải mở rộng phạm vi cam kết tới 95% trong tổng các dòng thuế bao gồm 95% giá trị nhập khẩu.

Về cắt giảm theo ngành, trong đó 7 ngành sẽ được lựa chọn để xoá bỏ hoàn toàn thuế trong 3 giai đoạn tương đương. Các nước phát triển sẽ miễn thuế trong giai đoạn 1. Các nước khác sẽ giảm thuế tối đa là 10% trong giai đoạn 1, giữ nguyên mức thuế đó trong giai đoạn 2( không cần phải cắt giảm thêm) và xoá bỏ hoàn toàn thuế vào cuối giai đoạn 3. Những ngành này không được áp dụng điều kiện về trường hợp ngoại lệ cho phép 5% dòng thuế không cần cam kết. 7 ngành đó bao gồm phụ tùng ô tô, dệt, đá quý, da và các sản phẩm điện và điện tử.

Bản dự thảo mới dự kiến dành nhiều sự linh hoạt hơn trong đàm phán cho các nước đang phát triển, phù hợp với yêu cầu của các nước đang phát triển như Ấn Độ. Những nước đang phát triển lớn như ấn Độ, Braxin, Thái Lan và Indonesia đang yêu cầu đưa những sản phẩm như phụ tùng ô tô, điện và điện tử ra khỏi danh sách. Những nước này đang tìm kiếm sự ủng hộ từ

các nước đang phát triển khác. Họ cho rằng từng nước đang phát triển phải được lựa chọn những ngành có hay không có trong danh sách cắt giảm thuế.

Theo bản dự thảo mới, các nước đang phát triển có thể đàm phán để loại bỏ một số lĩnh vực, ngành hay sản phẩm khỏi danh sách cắt giảm thuế. Họ cũng có thể đổi ngành hay lĩnh vực này sang ngành hay lĩnh vực khác. Tuy nhiên, một khi đã được thông qua, các cam kết phải có tính ràng buộc.

Về vấn đề hàng rào phi thuế quan, các nhóm đàm phán sẽ có một bước tiến bằng cách xác định và nghiên cứu những dạng khác nhau của chúng. Sau khi đã xác định được, những nước tham gia sẽ phân loại các hàng rào phi thuế quan đồng thời cung cấp những thông tin bổ sung nếu cần.

Bản dự thảo này, sau khi đã được bàn bạc sơ bộ, đã được đưa ra thảo luận chính thức tại cuộc họp tại nhóm đàm phán về tiếp cận thị trường của sản phẩm phi nông nghiệp diễn ra từ ngày 9-11/7/2003 tại Geneva.

Tại cuộc họp này, quan điểm của các nước thành viên được thể hiện rất rõ ràng. Phần lớn các nước phát triển tán thành bản dự thảo trên, nhưng vẫn muốn có những thay đổi nhằm đạt được sự cắt giảm thuế mạnh hơn nữa từ các nước đang phát triển. Trái lại, nhiều nước đang phát triển phản đối hầu hết các yếu tố được nêu ra trong bản dự thảo do họ lo ngại phải cam kết đối với hầu hết các mức thuế và phải cắt giảm thuế lớn, buộc các nhà sản xuất trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài và dẫn tới sự suy giảm trong quá trình công nghiệp hoá. Nhiều nước như Ấn Độ, Kenya, Malaysia và Ai Cập còn lưỡng lự trong việc cắt giảm thuế đối với công nghiệp do đây là những nguồn thu chính của chính phủ các nước này. Họ cũng lo ngại việc mở cửa thị trường nội địa cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài sẽ làm suy yếu ngành công nghiệp trong nước và làm tăng tỉ lệ thất nghiệp.

Hầu hết các nước đang phát triển đều phản đối một điểm trong bản dự thảo. Đó là việc họ bị yêu cầu phải tiến hành tự do hoá thương mại đối với một số lĩnh vực do Chủ tịch của vòng đàm phán này lựa chọn.

Bản dự thảo này, nếu được áp dụng, nhìn chung sẽ dẫn đến việc tự do hoá thương mại sâu sắc hơn đối với các nước đang phát triển, do nó yêu cầu những mức thuế hiện tại cao hơn phải được cắt giảm nhiều hơn, và các nước đang phát triển lại là những nước có mức thuế cam kết cao hơn nhiều. Những qui định văn bản này cũng mở rộng hơn nhiều qui mô của những cam kết tự do hoá thương mại của các nước đang phát triển, do trước đây họ có toàn quyền lựa chọn qui mô song giờ đây lại phải cam kết hầu hết các dòng thuế của mình, trừ 5% loại trừ được phép.

Những công thức giảm thuế được đưa ra cũng yêu cầu các nước đang phát triển nhanh chóng xoá bỏ thuế trong 7 ngành, nhiều ngành trong số đó có ý nghĩa quan trọng trong cạnh tranh nhập khẩu, hay là các ngành mà những nước này muốn đầu tư phát triển trong tương lai.

Mặc dù công thức giảm thuế trong bản dự thảo đã đổ gánh nặng lên vai các nước đang phát triển, nhiều nước phát triển tại cuộc họp vẫn tiếp tục chỉ trích rằng công thức này chưa đủ mạnh trong việc giải quyết vấn đề thuế cũng như mở cửa thị trường của các nước đang phát triển.

Canada cho rằng công thức giảm thuế còn bỏ sót nhiều thuế suất cao và rằng các quốc gia thành viên cần tích cực hơn nữa. New Zealand đề nghị chọn hệ số “B” rất thấp, đồng nghĩa với việc cắt giảm thuế mạnh hơn, nhưng vẫn cho rằng thậm chí cả điều này cũng chưa thể tạo điều kiện tiếp cận thị trường tại một số thị trường chính. Theo quan điểm của Mỹ, công thức này không tạo điều kiện thực sự tiếp cận thị trường hay tạo sự công bằng giữa các thành viên. Nó chưa đủ để giảm siêu thuế quan và các thuế suất cao.

Nhật Bản lại cho rằng cần có thêm những cam kết về thuế để có thể thực sự giảm thuế và mở cửa thị trường.

Liên minh châu Âu cho rằng công thức này cũng mang tính sáng tạo song không đảm bảo cho việc giảm siêu thuế quan. Công thức này cần được sửa đổi và cần phải tiếp tục tiến hành những điều chỉnh về thuế.

Nhiều nước đang phát triển phản ứng lại rằng công thức giảm thuế này có thể làm phương hại đến ngành công nghiệp nước họ.

Monaco, đại diện cho các nước châu Phi, cho rằng công thức này không xem xét đến những mặt cụ thể của nền kinh tế non yếu của các nước đang phát triển. Chúng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược phát triển của các nước châu Phi.

Kenya đệ trình một văn kiện thay mặt cho Ghana, Madagasca, Mauritius, Nigeria, Rwanda, Tanzania, Tunisia, Uganda, Zambia, Zimbabwe và bản thân nước này, cho rằng các cuộc đàm phán nên hỗ trợ chứ không phải gây khó khăn cho sự phát triển công nghiệp ở châu Phi, vốn đã không mấy tiến triển. Những công thức giảm thuế không phù hợp có thể buộc một nước với nền tảng công nghiệp thấp phải tiến hành tự do hoá mạnh hơn, một tình huống tiêu cực mà nước nào cũng muốn tránh né. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nước châu Phi cho rằng Tuyên bố Doha đã cân nhắc đến những nhu cầu của các nước đang phát triển, bao gồm việc cho phép các nước này không cần thực hiện đầy đủ những cam kết cắt giảm. Điều này có nghĩa là các nước đang phát triển phải được phép giảm thuế ít hơn để họ có thể sử dụng thuế quan như một công cụ chính trị phục vụ cho phát triển công nghiệp. Công thức cắt giảm thuế này không qui định những điều khoản đối xử đặc biệt dành cho các nước đang phát triển, do những nước, dù là nước phát triển hay đang phát triển, có mức thuế trung bình bằng nhau sẽ phải cắt

giảm như nhau. Trong khi đó, ảnh hưởng của việc cắt giảm đối với những thuế suất cao lớn hơn so với thuế suất thấp. Do vậy, kết quả có thể là sự giảm giá đáng kể đối với những sản phẩm nhập khẩu vào các nước đang phát triển, những nước hiện có mức thuế cao, trong khi giá lại giảm ít hơn ở các nước phát triển. Sự mất cân đối này giữa các nước phát triển và đang phát triển sẽ dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng hơn trong cán cân thương mại của các nước đang phát triển, kèm theo đó là những hậu quả như giảm thu nhập của chính phủ, những vấn đề về tỉ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế.

Các nước châu Phi cũng chỉ trích bản dự thảo trong việc mở rộng cam kết cắt giảm thuế. Họ cho rằng nhiều nước đang phát triển chưa cam kết về thuế vì họ đang tận dụng ưu đãi này để thực hiện những mục tiêu trong công nghiệp và thương mại. Tuy nhiên, bản dự thảo đã đưa ra những điều chỉnh cơ cấu khiến thuế suất của họ bị giảm xuống rất thấp. Việc tính mức thuế gốc dựa trên mức thuế Tối huệ quốc 2001 cho tất cả các dòng thuế chưa cam kết và tăng qui mô của các cam kết lên ít nhất 95% là quá sức đối với các nước đang phát triển. Ngay cả khi mức thuế Tối huệ quốc 2001 đã được nhân đôi, chúng vẫn thấp hơn nhiều so với mức thuế cam kết mà một số nước đưa ra.

Braxin đề nghị các nước phải được khuyến khích nếu họ thực hiện nhiều cam kết hơn đối với các mức thuế. Nước này cho rằng mức thuế gốc không được dựa trên mức thuế cam kết và mức thuế áp dụng. Ấn Độ cho rằng bản dự thảo phản ánh những quan điểm và lợi ích xung đột nhau và thật là viển vông khi cho rằng một số nước cần nhượng bộ để đạt được lợi ích.

Về việc cắt giảm theo ngành, có rất nhiều ý kiến phản đối từ các nước đang phát triển. Thái Lan tỏ ý lo ngại về cắt giảm thuế theo ngành nói chung

và đặt ra câu hỏi tại sao hầu hết các ngành được lựa chọn lại là những ngành mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển. Indonesia cũng chưa sẵn sàng để thực hiện việc cắt giảm thuế theo ngành đó. Các nước châu Mỹ Latinh cũng bày tỏ những mối lo ngại. Colombia, Chile Venezuela và Mexico cho rằng khó có thể chấp nhận được một danh sách cưỡng chế như vậy. Kenya, đại diện cho 11 nước châu Phi, cho rằng cácnước châu Phi sẽ không có lợi từ việc xoá bỏ thuế trong những ngành trên, đặc biệt những nước đang được hưởng ưu đãi trong việc mở rộng thị trường. Trái lại, việc xoá bỏ thuế quan trong những ngành mà họ chưa có thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế sẽ gây áp lực lớn cho nền công nghiệp non yếu và dễ bị ảnh hưởng của những nước này.

Những mâu thuẫn trên vẫn tiếp tục được các nước đem đến Hội nghị Cancun và vẫn chưa được giải quyết sau khi Hội nghị này kết thúc. Mặc dù trong các cuộc đàm phán về nông nghiệp, các nước phát triển hầu như chỉ bảo vệ quan điểm của mình trước các nước đang phát triển, họ lại tỏ ra đặc biệt tham vọng trong các cuộc đàm phán về sản phẩm phi nông nghiệp. Các nước đang phát triển vẫn kịch liệt phản đối bản dự thảo trên vì họ cho rằng nó chỉ phản ánh lợi ích và quan điểm của các nước phát triển, đặc biệt là EU, Mỹ và Canada.

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 55 - 63)