Bảng 10: Mức thuế trung bình của thế giới đối với nông sản

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 43 - 48)

(Đơn vị: %)

Khu vực Mức thuế

Nam Á 118

Các nước Tây Âu không thuộc EU 116

Các nước vùng Caribê 85

Châu Phi cận Sahara 75

Bắc Phi 65

Trung bình của thế giới 62

Trung Mỹ 56

Đông Âu 50

Nam Mỹ 40

Nam Phi 40

Châu Á Thái Bình Dương 37

EU 37

Bắc Mỹ 30

Nguồn: OECD

Mức thuế cao trong nông nghiệp là kết quả của cái mà WTO gọi là “thuế quan hoá không trong sạch”. Các nước thường cố ý đẩy cao những mức thuế tương đương khi thực hiện thuế quan hoá bằng cách thổi phồng khoảng cách giữa giá trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Việc này nhằm để đưa ra một số mức thuế cơ bản cho một vài hàng hoá “nhạy cảm” để tiếp tục bảo hộ mạnh mẽ hơn so với thời kì 1986-1988.

Mức thuế cao như hiện nay trong nông nghiệp đã hạn chế thương mại trong nông nghiệp và khiến giá nông sản trên thị trường thế giới giảm xuống. Những nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế nông nghiệp Mỹ đã cho thấy thuế và hạn ngạch thuế quan là chiếm phần lớn trong khoảng cách thương mại giữa các nước. Trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong nước là hai nguyên nhân còn lại. Nếu cả ba vấn đề này được giải quyết thì giá nông sản thế giới sẽ tăng 12%. Thuế đóng góp 52% vào việc tăng giá.

Mặc dù thuế suất trung bình ở các nước phát triển tương đối thấp, hầu hết các nước này đều duy trì một mức thuế rất cao đối với một số mặt hàng “nhạy cảm”. Những hướng dẫn về thuế quan hoá của AoA cho phép các chính phủ có khá nhiều linh động trong việc diễn giải. Do đó, các nước đều diễn giải chúng theo cách nào có lợi nhất cho mình. Cam kết giảm thuế 36%

chỉ dựa trên chỉ tiêu bình quân. Bằng việc cắt giảm mạnh thuế đối với những mặt hàng không phải cạnh tranh nhiều trên thị trường nội địa, hoặc cắt giảm những mức thuế vốn đã thấp, các nước phát triển có thể hoàn thành cam kết giảm 36% mà chỉ phải giảm ở mức tối thiểu thuế đối với những mặt hàng quan trọng. Một số nước phát triển đã áp dụng mức thuế rất cao, lên tới 350% hay hơn nữa đối với những mặt hàng như các sản phẩm sữa, đường và thuốc lá. Nhật Bản đánh thuế gạo với mức 490%, làm ảnh hưởng nhiều đến những nước đang phát triển xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.Thuế nhập khẩu đường của Mỹ cũng khiến nhiều nước Mỹ Latinh, đặc biệt là Braxin điêu đứng. Braxin lợi thế về đất đai và nhân công trong sản xuất và xuất khẩu đường, nhưng mức thuế 244% mà Mỹ áp dụng khiến nước này không thể phát triển được ngành xuất khẩu đường sang thị trường Mỹ.

Các nước đang phát triển kêu gọi các nước phát triển giảm thuế nhập khẩu đối với nông sản là 50% so với mức thuế đầu năm 2001 trong suốt năm đầu tiên của vòng đàm phán về Hiệp định về Nông nghiệp để mở rộng thêm cơ hội tiếp cận thị trường cho các nước đang phát triển. Nhiều sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của các nước đang phát triển phải chịu mức thuế cao như đường, gạo hay các sản phẩm sữa. Một nghiên cứu mới đây do WTO và UNCTAD hợp tác tiến hành cho biết mức thuế tối đa của các nước OECD lên tới 350% hoặc hơn nữa đối với một số mặt hàng vốn là thế mạnh của các nước đang phát triển. Những mặt hàng chủ đạo phải chịu mức thuế cao nhất bao gồm những nông sản chủ yếu như ngũ cốc, thịt, đường, sữa, bơ, pho- mát, thuốc lá và bông. Trong Liên minh châu Âu, thuế đánh vào chuối là 180%, trong khi Nhật Bản đánh thuế từ 460 đến 600% với đậu xanh, đậu Hà lan và đậu lăng khô. Tại Mỹ, lạc nguyên vỏ bị đánh thuế 164%.

Các nước đang phát triển cho rằng, thậm chí sau khi Hiệp định về Nông nghiệp đã được thực thi đầy đủ, thuế suất vẫn đặc biệt cao do thuế luỹ kế. Đây là nguyên nhân chính khiến các nước đang phát triển khó đa dạng hoá và tăng thị phần của hàng nông sản chế biến xuất khẩu.

Khoảng cách giữa những lời cam kết bóng bẩy và thực tế thương mại ở các nước phát triển dường như là điểm gây tranh cãi nhất giữa các nước giàu và nước nghèo tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 5 tại Cancun, Mexico. Các nước đang phát triển chỉ trích rằng hệ thống thương mại quốc tế đang bị mất cân bằng nghiêm trọng. Ngay cả khi thương mại quốc tế phát triển, phần lớn lợi nhuận đều về các nước giàu, thường là từ các nước như Châu Mỹ Latinh, châu Phi cận Sahara và châu Á, những nước mà thị phần trong xuất khẩu toàn cầu- chủ yếu gồm nguyên liệu thô, thịt, hoa quả, rau, dệt và da giày- ngày càng giảm. Braxin dẫn đầu một liên minh gồm 20 nước, bao gồm cả Ấn độ, Trung Quốc và Nam Phi, đã đưa ra một bản đề nghị dỡ bỏ những rào cản thương mại trong nông nghiệp. Bản đề nghị này được xem là đối trọng với kiến nghị của EU và Mỹ về vấn đề trợ cấp xuất khẩu. Trong đó, Braxin và các nước đang phát triển khác thể hiện rõ ý định không nhượng bộ trong vấn đề tiếp cận thị trường nông sản.

Braxin, quốc gia đông dân thứ 5 trên thế giới với số dân 182 triệu người, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nợ nước ngoài chiếm hơn 50% giá trị tổng sản phẩm quốc nội của Braxin, lãi suất thường xuyên ở mức 26% trong hầu hết năm, và tỉ lệ thất nghiệp ở những thành phố như Sao Paulo và Rio de Janeiro là hơn 15%. Tuy vậy, quốc gia này có lợi thế về đất đai màu mỡ, dồi dào với khí hậu xích đạo và lượng mưa lý tưởng để sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm 27% tổng sản phẩm quốc nội của Braxin, thu hút hơn 25% lực lượng lao động và gần 40% kim ngạch xuất khẩu. Tuy

nhiên, mức thuế cao của Mỹ đã ảnh hưởng trực tiếp lên xuất khẩu nông sản của nước này. Mức thuế cao nhất mà Braxin áp dụng lên hàng nhập khẩu là 35%. Trong khi Mỹ có tới 130 mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu, trong đó, 100 mức thuế được áp dụng cho nông sản như lạc bị đánh thuế 174%. Khi Mỹ áp dụng mức thuế đối với đường như hiện nay, 90% đường nhập khẩu của Braxin sẽ biến mất trên thị trường Mỹ. Hàng năm Braxin có thể xuất sang Mỹ 13 triệu tấn đường, nhưng do mức thuế cao, lượng đường xuất sang Mỹ chỉ là 150.000 tấn. Thuế đường nhập khẩu của Mỹ khiến giá một tấn đường của Braxin tăng lên 90 USD.

Trong khi các nước đang phát triển đòi hỏi các nước phát triển phải mở rộng hơn nữa thị trường, các nước này cũng nhận được yêu cầu tương tự từ phía các nước phát triển. Tại Hội nghị Cancun, các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ và EU, đã rất cố gắng để được thông qua bản đề nghị của mình- mở cửa thị trường các nước đang phát triển trong khi vẫn duy trì được sự bảo hộ cho thị trường nông sản nước mình. Tuy nhiên, các nước đang phát triển, điển hình là Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Indonesia, đã thẳng thắn tuyên bố rằng họ sẽ không cắt giảm hoặc cam kết cắt giảm bất kỳ loại thuế nào nếu các nước phát triển chưa cắt giảm đáng kể trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong nước. Họ cho rằng sẽ là không khả thi khi giảm thuế và buộc nông dân nước mình đối mặt với sự cạnh tranh của những mặt hàng xuất khẩu được trợ cấp của các nước phát triển.

Trợ cấp xuất khẩu

Việc sử dụng rộng rãi trợ cấp xuất khẩu có lẽ là yếu tố gây tranh cãi nhất trên thị trường nông sản thế giới. Về điều này, nông nghiệp là trường hợp duy nhất do trợ cấp xuất khẩu bị cấm sử dụng trong tất cả các ngành khác

trong WTO. Trợ cấp xuất khẩu dẫn tới hiệu quả thấp và chi phí cao mà người chịu cuối cùng là người tiêu dùng và người chịu thuế ở nước trợ cấp. Những nước không trợ cấp xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nói chung, trợ cấp xuất khẩu làm tăng thị phần của nhà xuất khẩu trên thị trường thế giới với cái giá do những nhà xuất khẩu khác phải chịu. Chúng có xu hướng gây áp lực làm giảm giá và khiến giá cả trở nên bất ổn định do những quyết định về mức độ trợ cấp xuất khẩu có thể thay đổi đột ngột, làm thay đổi khối lượng và giá cả của những mặt hàng xuất khẩu.

Hiệp định về Nông nghiệp yêu cầu phải giảm giá trị trợ cấp xuất khẩu cũng như số lượng được nhận trợ cấp xuất khẩu trong thời gian thực hiện hiệp định. Mặc dù hầu hết các thành viên của WTO đã giảm trợ cấp xuất khẩu trong thời gian sau vòng đàm phán Uruguay, sự tồn tại của chúng đã dẫn đến những mâu thuẫn trên thị trường thế giới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 43 - 48)