mại dịchvụ
3.4 Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO
Trên thế giới ngày nay rất nhiều nước đang tiến hành mở cửa kinh tế và hội nhập, trong đó có việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc gia nhập vào WTO giúp Việt Nam có thể tham gia ngày càng sâu rộng và chủ động vào nền kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh và tận dụng được những cơ hội phát triển.
Nhận rõ được sự cần thiết tham gia tổ chức WTO, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “ ...Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của Việt Nam và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương...tiến tới gia nhập WTO...”. Thực hiện chủ trương nêu trên, năm 1995 Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. Tháng 8/1996, Việt Nam cung cấp cho WTO Bị vong lục về chế độ ngoại thương của Việt Nam. Tháng 7/1998, Việt Nam tiến hành phiên họp đa phương đầu tiên với Ban Công tác về minh bạch hoá các chính sách kinh tế thương mại. Tháng 12/1998, họp đa phương lần thứ hai, tháng 7/1999 họp đa phương lần thứ ba và tháng 11/2000 họp phiên đa
phương lần thứ tư. Bốn phiên họp này tập trung vào trả lời các câu hỏi của các thành viên Ban công tác về minh bạch hoá chính sách kinh tế thương mại. Đoàn đàm phán của Việt Nam đã phải trả lời gần 1.700 câu hỏi. Kết thúc phiên họp, Ban Công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hoá chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
Sau khi cung cấp bản chào đầu tiên về hàng hoá và dịch vụ, chúng ta đã tiến hành phiên đa phương thứ năm (4/2002), là phiên đầu tiên đàm phán mở cửa thị trường. Chúng ta phải cung cấp cho Ban Thư ký WTO một loạt các tài liệu như bản tóm tắt hiện trạng về chính sách kinh tế thương mại (F/S); thông báo về chính sách hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp (ACC4); thông báo về chính sách hỗ trợ công nghiệp; thông báo về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, bảy chương trình hành động thực hiện Hiệp định về sở hữu trí tuệ liên quan thương mại (TRIMS), thực hiện Hiệp định về xác định trị giá Hải quan (CVA), thực hiện Hiệp định về kiểm dịch động thực vật (SPS), thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật liên quan thương mại (TBT), thực hiện Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu (IL), thực hiện chính sách giá ( lộ trình bãi bỏ chính sách hai giá); chương trình xây dựng pháp luật; lộ trình cắt giảm hàng rào phi thuế quan. Tháng 5/2003, chúng ta đã tiến hành phiên thứ 6 đàm phán về mở cửa thị trường. Cùng với đàm phán đa phương, chúng ta đã tiến hành đàm phán song phương với hơn 10 nước và vùng lãnh thổ thành viên của WTO. Cuộc đàm phán của chúng ta đang diễn ra trong điều kiện thế giới có nhiều thay đổi phức tạp và khó lường. 16 thành viên mới gia nhập là Ecuador, Bungari, Mông Cổ, Pânma. Kyrgyzstan, Latvia, Estonia, Jordan, Georgia, Albania, Oman, Goatia, Lit-va, Moldova, Trung Quốc, Đài Loan cam kết mức thuế
trung bình rất thấp, hầu hết dưới 20%. Vòng Doha mới được phát động và theo lịch trình sẽ kết thúc vào năm 2005. Đây là sức ép rất lớn đối với Việt Nam trong khi nền kinh tế của chúng ta vẫn trong tình trạng kém phát triển, doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số, sức cạnh tranh yếu.
Từ ngày 2 đến ngày 12/12/2003 đã diễn ra phiên thứ 7 đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam tại trụ sở của WTO ở Geneva, Thuỵ Sĩ. Tại phiên họp, 20 thành viên đã có bài phát biểu. ý kiến đánh giá chung đều ghi nhận Việt Nam có chuyển biến tích cực trong xây dựng và cải cách chính sách kinh tế, đánh giá cao về khối lượng và chất lượng công việc mà Việt Nam đã thực hiện để hoàn thành bộ tài liệu chuyển cho Ban Thư ký WTO để chuẩn bị cho phiên họp thứ 7, đặc biệt là bản chào lần 3 đã có những bước tiến lớn. ủng hộ quan điểm Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các thành viên cần dành cho Việt Nam một số ưu đãi phù hợp với qui định của WTO.
Tại phiên đa phương, các thành viên WTO cũng tập trung góp ý cho bản “các yếu tố của dự thảo báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO” (EDR) và đều cho rằng việc chuyển sang thảo luận EDR là bước tiến quan trọng trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Kết thúc phiên đa phương, Chủ tịch Ban công tác về Việt Nam gia nhập WTO đánh giá rằng, phiên đàm phán đã đạt kết quả đáng khích lệ và dự kiến phiên đàm phán lần thứ 8 sẽ tổ chức tại Geneva trong khoảng tháng 4/2004. Việt Nam cần sớm trả lời các câu hỏi bổ sung của các thành viên WTO cũng như chuẩn bị tốt các tài liệu theo yêu cầu mà Ban thư ký WTO sẽ gửi cho Việt Nam trong thời gian tới.
Theo đánh giá chung, phiên thứ 7 đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam có sự chuẩn bị tốt cả về nội dung và tài liệu, đặc biệt là bản chào lần ba. ở phiên đàm phán lần này, đối với hàng hoá, mức thuế trung bình cả hàng công nghiệp và nông nghiệp giảm thêm 4,5%. Như vậy, mức thuế hiện nay Việt Nam chào là 22%. Đối với dịch vụ, Việt Nam chào 10 ngành và 92 phân ngành. Như vậy, so với trước, mức thuế trung bình ta đã chào giảm hơn, các dòng thuế đưa ra trong bản chào này nhiều hơn và mức độ tiếp cận thị trường trong lĩnh vực dịch vụ mở rộng hơn.
Việc bắt đầu thảo luận tài liệu EDR đã tạo ra bước tiến quan trọng trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ, Tổng thư ký Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự, ta vẫn chưa thể nói đến vòng đàm phán cuối cùng. Nhiều nước như Trung Quốc phải mất 15 năm, Nga mất hơn 10 năm mới gia nhập được WTO, Việt Nam đến bây giờ là 9 năm. Như vậy, chúng ta còn phải đàm phán nhiều vòng nữa mới kết thúc được. Hiện nay ta đang đàm phán với gần 20 nước, khi nào kết thúc được đàm phán song phương thì mới có thể cơ bản gọi là kết thúc đàm phán để gia nhập. Cũng theo ông Lương Văn Tự, Việt Nam có gia nhập được vào năm 2005 hay không thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến hai yếu tố chính là khả năng chịu đựng của nền kinh tế Việt Nam khi mở cửa thị trường (đây là yếu tố quan trọng nhất) và thiện chí của các nước đang đàm phán về gia nhập. Các nước hiện nay đang đàm phán với chúng ta, vấn đề là quyết tâm chính trị của chúng ta để mở cửa thị trường và gia nhập như thế nào. Để làm được điều này, một mặt chúng ta phải làm tốt công tác chuẩn bị đàm phán song phương cũng như đa phương. Mặt khác, cần đẩy nhanh quá trình đàm phán song phương.
Để đạt được mục tiêu sớm gia nhập tổ chức WTO nhằm mở rộng thị trường cho hàng hoá, doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam được đối xử bình đẳng, thu hút vốn và công nghệ đòi hỏi có sự phối hợp của tất cả các Bộ, ngành trong khâu chuẩn bị đàm phán và đổi mới cơ chế chính sách cho phù hợp các cam kết quốc tế, sự chuẩn bị cho nền kinh tế sẵn sàng đương đầu với thách thức mở cửa đặt ra, sự vươn lên vượt bậc của các doanh nghiệp với sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước trong giai đoạn đầu và tranh thủ thái độ thiện chí của các thành viên WTO đàm phán với Việt Nam đưa ra những yêu cầu hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp. Có như vậy mới đạt được mong muốn gia nhập WTO sớm để thúc đẩy cho việc tăng trưởng kinh tế.
KẾT LUẬN
Trong một nền thương mại đa dạng, đa phương như hiện nay, sự tồn tại những bất đồng là điều tất yếu, nhất là khi các nước phát triển, vốn là những nước chi phối thị trường thế giới quyết tâm bảo vệ những lợi ích của mình, trong khi các nước đang phát triển ngày càng chủ động hơn trong các hoạt động của WTO, lại đòi hỏi phải dành cho họ những quyền lợi và ưu đãi. Việc giải quyết những bất đồng đó đòi hỏi phải có thời gian và nỗ lực rất lớn. Nó cũng cần có sự thiện chí trong đàm phán từ cả hai phía.
Hội nghị Cancun thất bại là một bất lợi với các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Hội nghị này vốn được xem như mốc đánh giá những kết quả đạt được khi quá trình thực hiện chương trình Doha đã tiến hành một nửa và là diễn đàn đàm phán quan trọng để tháo gỡ phần nào những mâu thuẫn giữa các thành viên, đặc biệt trong vấn đề nông nghiệp. Thất bại của hội nghị khiến thời hạn hoàn thành vào năm 2005 chắc chắn không thể thực hiện được. Tuy nhiên, đây cũng là một kết quả đã được dự báo trước, khi mà ngay từ quá trình chuẩn bị cho hội nghị, các nước thành viên đã liên tục không hoàn thành được các thời hạn đàm phán và những quan điểm mà các nước đưa tới hội nghị đã thể hiện sự khác biệt quá rõ ràng. Mặc dù vậy, hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 5 cũng đã thể hiện sự tham gia ngày càng tích cực của các nước đang phát triển vào WTO.
Việt Nam là một nước đang phát triển với nền kinh tế còn non yếu. Vì vậy, trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam cần có sự chuẩn bị chu đáo, thích hợp để có thể tận dụng được những cơ hội và giảm thiểu nguy cơ trong thương mại quốc tế, đạt được sự phát triển bền vững, lâu dài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Việt Nam: Hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá- Vấn đề và giải
pháp- NXB Chính trị quốc gia- 2002
2. Báo cáo hàng năm của WTO 1999, 2000, 2001, 2002, 2003
3. Thống kê thương mại quốc tế- WTO- 1999, 2000, 2001, 2002, 2003 4. Understanding the WTO- 3rd edition- 8/2003
5. Sophia Murphy, Viện Chính sách thương mại và Nông nghiệp WTO-
6. OECD- Tác động của trợ cấp và tín dụng xuất khẩu được sử dụng
chính thức trong nông nghiệp- 4/2003
7. OECD- Dự báo về tình trạng sử dụng trợ cấp xuất khẩu trong nông
nghiệp- 7/2003
8. World Bank- Thương mại quốc tế trong nông nghiệp: nhìn từ góc độ
của các nước đang phát triển- 9/2003
9. WTO- Những vấn đề về thực hiện Hiệp định về Nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới các nước đang phát triển- 10/2003
10. Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế- Những vấn đề về
WTO, nông nghiệp và các nước đang phát triển- 11/2002
11. WTO- Tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm phi nông nghiệp:
nhìn lại chặng đường từ Doha- 9/2003
12. WTO- GATS và các nước đang phát triển- 4/2003 13.EU- GATS: tương lai của ngành dịch vụ- 11/2002
14. Alex F. McCalla, Khoa Kinh tế Nông nghiệp , Đại học California-
Các nước đang phát triển muốn gì từ WTO- 12/2001 15. WTO- WTO và các nước đang phát triển- 11/2001 16. Website của Bộ Thương mại www.mot.gov.vn
18.Website của Ngân hàng Thế giới www.worldbank.org
19.Website của Thư viện Quốc gia www.nlv.gov.vn
20. www.twnside.org.sg 21.www.oecd.org 22.www.tradewatch.org 23.www.iisd.org 24.www.ictsd.org 25.www.cid.havard.edu