Tầm quan trọng của tự do hoá thương mại dịch vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 63 - 65)

Bảng 11: Trợcấp xuất khẩu trong cácnước OECD

2.2.1Tầm quan trọng của tự do hoá thương mại dịch vụ.

Ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển thịnh vượng mà không có cơ sở hạ tầng về dịch vụ tốt. Những nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, cà chua hay bất kì một loại sản phẩm nào khác sẽ không thể cạnh tranh tốt nếu thiếu sự hoạt động hiệu quả của ngành ngân hàng, bảo

hiểm, kiểm toán, viễn thông và vận tải. Tại những thị trường mà cung không đáp ứng được cầu, dịch vụ nhập khẩu cũng có ý nghĩa quan trọng như các hàng hoá thiết yếu. Những lợi ích của tự do hoá thương mại dịch vụ đã vượt ra khỏi bản thân ngành dịch vụ và được thể hiện qua ảnh hưởng của chúng tới tất cả các hoạt động kinh tế khác.

Việc cung cấp và phân phối dịch vụ, cũng giống như bất kì hoạt động kinh tế nào khác, cuối cùng nhằm để thoả mãn nhu cầu của cá nhân và xã hội. Yếu tố nhu cầu của xã hội đặc biệt phù hợp với những ngành như y tế, giáo dục, mà trong nhiều quốc gia, nếu không muốn nói là tất cả, được xem như trách nhiệm cơ bản của chính phủ. Chúng cần có những qui định chặt chẽ, sự kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt. Mặc dù khái niệm chính sách xã hội không nhất thiết có nghĩa là các chính phủ phải là những nhà cung cấp dịch vụ, từ trước tới nay, những cơ quan chính phủ vẫn là những nhà cung cấp chủ yếu về các dịch vụ như y tế và sức khỏe tại hầu hết các nước.

Sự tự do hoá thương mại hàng hoá, được thúc đẩy qua các vòng đàm phán của GATT hơn 50 năm qua, đã đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói ở các nước. Sau những thất bại trong nửa đầu thế kỉ 20, các chính phủ đã dần chuyển từ chủ nghĩa bảo hộ quốc gia sang hợp tác kinh tế dựa trên các luật quốc tế. Mặc dù các nước trong giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng không đồng đều, nhưng rõ ràng là quốc gia nào tham gia sâu hơn vào hệ thống thương mại đa phương sẽ thu được nhiều lợi ích hơn.

Năm 1999, giá trị dịch vụ được mua bán quốc tế đạt 1350 tỉ USD, chiếm khoảng 20% tổng giá trị thương mại quốc tế. Con số này còn chưa phản ánh hết qui mô thật sự của thương mại dịch vụ quốc tế, do một phần trong đó được thực hiện thông qua những tổ chức trên thị trường xuất khẩu và không được tính vào thống kê thương mại dịch vụ. Trong hai thập kỉ qua, thương

mại dịch vụ đã tăng nhanh hơn thương mại hàng hoá. Các nước đang phát triển thu được nhiều lợi nhuận từ những ngành dịch vụ như du lịch, y tế và xây dựng. Ngành du lịch là ngành thu hút nhiều lao động nhất trên thế giới. Trung bình trên thế giới, cứ 10 người trong độ tuổi lao động có 1 người làm việc trong ngành du lịch. Năm 1999, xuất khẩu du lịch đạt 443 tỉ USD, chiếm 33% xuất khẩu dịch vụ toàn cầu và 6,5% xuất khẩu nói chung.

Tuy vậy, mãi đến khi Hiệp định về thương mại dịch vụ(GATS) có hiệu lực vào năm 1995, tự do hoá đa phương trong thương mại dịch vụ mới vận động song song với thương mại hàng hoá. Dịch vụ là ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế thế giới, cung cấp hơn 60% sản lượng toàn cầu và tại nhiều nước đây là ngành thu hút nhiều lao động nhất. Do đó, sự thiếu hụt khung pháp lý cho thương mại dịch vụ vừa bất thường, vừa nguy hiểm. Bất thường do lợi nhuận tiềm năng từ dịch vụ ít nhất cũng lớn như từ hàng hoá. Nguy hiểm do không có cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp về lợi ích giữa các quốc gia.

Do dịch vụ là ngành kinh tế đang ngày càng quan trọng và phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, các vòng đàm phán về tự do hoá thương mại dịch vụ ngày càng được quan tâm để tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển thuận lợi và toàn diện.

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 63 - 65)