Những mâu thuẫn trong thương mại dịch vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 67 - 71)

Bảng 11: Trợcấp xuất khẩu trong cácnước OECD

2.2.3Những mâu thuẫn trong thương mại dịch vụ.

Những cuộc thảo luận và đàm phán về dịch vụ trong WTO đang tiến triển rất chậm chạp. Tới ngày 10/7/2003, đã có 30 nước đưa ra những đề nghị mở cửa ban đầu, trong đó 15 nước là các nước đang phát triển. Các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển tỏ ra lưỡng lự khi đưa ra những cam kết là do còn cân nhắc đến kết quả đàm phán tại những lĩnh vực khác, trong và ngoài ngành dịch vụ. Nhiều nước đang phát triển đã tuyên bố những cam kết của họ sẽ phụ thuộc vào việc họ có đạt được lợi ích hoặc tiến triển trong đàm phán về các vấn đề khác hay không. Những nước như Braxin đã thể hiện sự không hài lòng về việc các nước phát triển không đưa ra những cam kết về nông nghiệp. Do vậy, họ không muốn đưa ra những cam kết quan trọng trong dịch vụ khi không được lợi gì từ nông nghiệp.

Các nước ASEAN, đặc biệt là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philipin, đã có phản ứng tiêu cực với đề xuất của các nước đang phát triển về việc thành lập một cơ chế bảo vệ cho dịch vụ. Các nước này chỉ ra rằng trừ khi có những cơ chế bảo vệ dành cho các nước đang phát triển trong những tình huống không lường trước, họ khó có thể đưa ra những cam kết mới.

Mâu thuẫn giữa các nước phát triển và đang phát triển chủ yếu nằm ở những cam kết. Các nước phát triển cho rằng các nước đang phát triển cần mở rộng thị trường hơn nữa và đưa ra nhiều cam kết hơn. Thực tế, các nước phát triển muốn biến những điều khoản dành cho các nước đang phát triển trong GATS trở thành việc mở cửa thị trường dịch vụ của những nước này hơn là tạo điều kiện tiếp cận thị trường của các nước đang phát triển. Diễn đàn Dịch vụ Châu Âu cho rằng hầu hết các nước đang phát triển đưa ra rất ít cam kết trong việc mở cửa thị trường. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề các cam kết của EC, họ cho rằng các nước châu Âu không thể cam kết gì nhiều do đã mở cửa thị trường rộng rãi từ sau vòng đàm phán Uruguay. Điều này

có nghĩa là các nước đang phát triển không cần trông đợi gì nhiều ở những yêu cầu của họ đối với các nước phát triển, mà nên chú trọng đến những cam kết đưa ra cho EC và những thành viên khác của WTO.

Những mâu thuẫn cũng nảy sinh trong nội dung các cam kết. Một số nước đang phát triển cũng bị gây sức ép phải đưa ra những cải tiến đáng kể trong việc mở cửa thị trường đối với sự di chuyển thể nhân. Trong khi đó, các nước đang phát triển chỉ trích các nước phát triển chỉ đưa ra những yêu cầu mở cửa đối với những ngành dịch vụ thuộc nhóm 3 như tài chính, ngân hàng, là những ngành thế mạnh của các nước đang phát triển, còn bản thân các nước phát triển lại chẳng đưa ra được cam kết gì về những ngành thuộc nhóm 4.

Ngày 3/7/2003, một văn kiện đã được đệ trình lên phiên họp đặc biệt của WTO về tự do hoá thương mại dịch vụ bởi các nước Achentina, Bolivia, Chile, Trung Quốc, Colombia, Cộng hoà Dominican, Ai Cập, Guatemala, Ấn Độ, Mexico, Pakistan, Peru, Philipin và Thái Lan. Văn kiện này nhằm nhấn mạnh những vấn đề phát sinh trong những cuộc đàm phán trước tại các phiên họp đặc biệt của Hội đồng Dịch vụ WTO cũng như từ những cuộc họp tay đôi giữa các thành viên. Văn kiện này yêu cầu có những cam kết quan trọng trong nhóm 4 (di chuyển thể nhân).

Văn kiện này cho rằng hầu hết các cam kết được đưa ra hiện nay không có những cải tiến đáng kể đối với những ngành thuộc nhóm 4. Một số nước không đưa ra những cam kết mới, một số nước khác chỉ đưa ra những thay đổi nhỏ nhằm làm rõ ràng hơn, và trong một số trường hợp, mở rộng hơn qui mô của các cam kết. Các cam kết ít đề cập đến vấn đề về di chuyển thể nhân, trong khi các nước đang phát triển rất quan tâm tới vấn đề này. Nhiều nước

tỏ ra thất vọng vì sự dè dặt trong các cam kết về dịch vụ, một ngành đang ngày càng quan trọng đối với các nước đang phát triển.

Do sự mất cân đối trong cam kết của các nước đang phát triển, một số nước đang phát triển không muốn đưa ra những cam kết quan trọng.

Tuy nhiên,sự thiếu nhiệt tình của các nước đang phát triển không ngăn được các nước phát triển tiến hành những cuộc đàm phán tay đôi với những một vài nước đang phát triển, để tìm kiếm sự thoả thuận với các nước này. Mỹ đã yêu cầu một số nước đang phát triển mở cửa ngành năng lượng, từ ngành mỏ và khai khoáng tới việc phân phối và bán lẻ xăng cùng các sản phẩm năng lượng khác.

Sự bất bình đằng giữa các nước phát triển và đang phát triển trong thương mại dịch vụ đã khiến các nước phát triển tỏ ra thận trọng khi đưa ra những cam kết khiến họ phải mở cửa hơn nữa thị trường dịchvụ của mình. Các nước này tuyên bố sẽ không đưa ra những cam kết quan trọng cho tới khi họ đã được chuẩn bị sẵn sàng và khi đã có những tiền đề cho việc tự do hoá thương mại dịch vụ.

Như vậy, mặc dù có nhiều nỗ lực cải thiện trong những năm qua, những bất đồng thương mại trong khuôn khổ WTO giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn tồn tại khá sâu sắc. Những bất đồng này tồn tại rất đa dạng cả về hình thức và lĩnh vực, nhưng gay gắt nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành kinh tế có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia. Hội nghị Bộ trưởng WTO nhóm họp tại Cancun, Mexico vào tháng 9/2003, được kỳ vọng như một cơ hội để tháo gỡ phần nào những mâu thuẫn, đã thất bại. Thất bại của hội nghị này sẽ làm chậm quá trình thực hiện chương trình Doha, dự định hoàn tất vào năm 2005.

CHƯƠNG 3

XU HƯỚNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA CÁC

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 67 - 71)