Bảng 6: Vai trò của nông nghiệp trong cácnước phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 33 - 38)

Tỉ trọng trong GDP 3,0

Lao động trong nông nghiệp 8,7

Tỉ trọng trong kim ngạch xuất khẩu 8,3

Nguồn: EU-LCD Network- Thương mại và giảm nghèo đói- 2/2003

Theo số liệu trên có thể thấy sự phụ thuộc vào nông nghiệp của các nước phát triển ít hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Nông nghiệp chỉ chiếm 8,3% kim ngạch xuất khẩu, thu hút 8,7% lao động và đóng góp vào GDP 3% của các nước này. Tuy nhiên, do đây là ngành kinh tế đặc biệt, liên quan đến việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân trong nước, cung cấp đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp nên các nước phát triển ngày nay vẫn đang ra sức bảo vệ thị trường nông sản của họ.

Đặc điểm của nông nghiệp trong các nước đang phát triển

Nông nghiệp ở các nước đang phát triển rất đa dạng về địa lí, khí hậu và con người nên dường như khó có thể tìm được những điểm chung. Các loại cây trồng, vật nuôi, các dạng thời tiết, nước, đất canh tác, địa hình và thậm chí sâu hại,bệnh dịch cũng rất khác nhau tuỳ theo từng nước. Ngay trong một quốc gia, dù lớn hay nhỏ, nông nghiệp cũng có những đặc điểm rất phong phú. Tuy vậy, nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc hơn, ta có thể thấy nền nông nghiệp của các nước đang phát triển có những điểm chung như sau:

Đây có lẽ là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của ngành nông nghiệp tại các nước đang phát triển. Năng suất lao động (được tính theo sản lượng theo đầu người hay sản lượng theo giờ công) tại hầu hết các nước đang phát triển khá thấp. Tổng năng suất lao động nhân tố (sản lượng được chia theo một danh mục tất cả các đầu vào của quá trình sản xuất) cũng không cao.

Khi đề cập đến năng suất lao động trong nông nghiệp, người ta thường nghĩ tới sản lượng trên một mẫu hoặc một hecta, theo ngôn ngữ kinh tế thì là năng suất theo đất đai. Tuy nhiên, khái niệm này lại không tỏ ra là một công cụ hữu hiệu trong việc đo lường những khoảng cách giữa các nước về mức sống của nông dân và hộ nông dân.

Canh tác theo quy mô gia đình nhỏ

Xu hướng chung trên thế giới, ngoại trừ những nước mà có sự can thiệp sâu sắc của chính phủ ( ví dụ như Liên Xô cũ), là tổ chức sản xuất nông nghiệp theo qui mô nhỏ, theo các hộ gia đình. “Qui mô nhỏ” ở đây có nghĩa là diện tích đất có thể canh tác bởi một hộ gia đình mà không phải dựa nhiều vào lao động làm thuê. Tại các nước đang phát triển, diện tích này thường là 10 hecta trong khi ở nhiều nước như Mỹ, Úc, Canada và New Zealand, con số này có thể lên tới 1000 hecta.

Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ. Chuối, chè, mía, cao su và một vài loại cây trồng khác thường được trồng tại những đồn điền lớn. Tại các nước châu Mỹ Latinh cũng có nhiều trang trại chăn nuôi lớn, song các trại này chủ yếu nhằm thu thuế và là công cụ của chính phủ trong chính sách chống lạm phát (từ trước tới nay vẫn là “quốc nạn” của các nước Mỹ Latinh). Nhiều trong số những trang trại này đã không thể tồn tại nếu chính phủ không cấp

cho họ đất rừng miễn phí cùng những ưu đãi về thuế hào phóng và trợ cấp tín dụng để biến rừng thành đồng cỏ chăn nuôi.

Thương mại hoá bị hạn chế

Những hộ nông dân nhỏ ở các nước đang phát triển có xu hướng sản xuất những sản phẩm “sinh sống” (để sử dụng trong gia đình) thay vì những sản phẩm để bán trên thị trường. Họ tỏ ra ít chuyên môn hoá hơn nhiều về những loại cây trồng và vật nuôi so với nông dân ở các nước phát triển. Những đầu vào chủ yếu cho sản xuất thường là do tự cung cấp hơn là do mua bán. Nói chung, sự tham gia vào thị trường của những hộ nông dân nhỏ ở các nước đang phát triển tương đối bị hạn chế.

2.1.1.2 Những mâu thuẫn trong việc thực hiện Hiệp định về nông

nghiệp của WTO (AoA)

Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) là một phần trong vòng đàm phán Uruguay của WTO, lần đầu tiên đặt thương mại quốc tế về nông nghiệp dưới sự kiểm soát của một hệ thống thương mại đa phương. Vấn đề nông nghiệp không chỉ xuất hiện trong GATT 1947 mà còn được dành cho một vị trí đặc biệt, chủ yếu do yêu cầu của Mỹ, nước chỉ đồng ý ký bản hiệp định này với điều kiện có các ngoại lệ trong những quy định về nông sản. Những ngoại lệ này cho phép Mỹ tiếp tục sử dụng Điều 22 của Luật điều chỉnh Nông nghiệp (AAA), cho phép áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và những biện pháp hạn chế số lượng khác để bảo hộ cho thị trường nội địa cùng với sự linh động trong việc sử dụng trợ cấp trong nước và xuất khẩu. Trong suốt hơn 40 năm sau đó, nông nghiệp vẫn duy trì được vị trí đặc biệt của mình và các vòng đàm

phán tiếp theo của GATT không làm được gì nhiều để áp dụng những quy định về nông nghiệp trong thương mại.

Hiệp định về Nông nghiệp tại vòng đàm phán Uruguay đã đánh dấu một bước tiến quan trọng. AoA là một nỗ lực nhằm áp dụng những quy định vào thương mại nông nghiệp toàn cầu thông qua việc tháo gỡ những xung đột trong thương mại, được gây ra bởi thiếu kiểm soát trong việc sử dụng trợ cấp cho xuất khẩu và những rào cản đối với nhập khẩu, cả hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Người ta trông đợi rằng Hiệp định này sẽ mang lại một sự thay đổi cơ bản trong thương mại nông nghiệp thế giới và một hệ thống thương mại ít mâu thuẫn hơn. Khi Hiệp định về Nông nghiệp mới được ký kết, nhiều người đã dự đoán rằng việc giảm trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu của các nước phát triển sẽ làm thay đổi sự phân bố về không gian trên thị trường nông sản thế giới, tăng thị phần của các nước đang phát triển và khiến thương mại nông nghiệp trở nên minh bạch hơn.

Tuy nhiên tác động của AoA lên chính sách nông nghiệp không được như mong đợi. Việc thực hiện Hiệp định này, trên thực tế, đã gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển, trong cả 3 lĩnh vực chính là trợ cấp trong nước, trợ cấp xuất khẩu và tiếp cận thị trường.

Trợ cấp trong nước

Trong vòng đàm phán Uruguay, các nước đều thừa nhận rằng trợ cấp trong nước có tác động tiêu cực đến thương mại và cần phải áp dụng những biện pháp để hạn chế. Trợ cấp trong nước có thể dẫn tới tình trạng sản xuất thừa, khiến tăng lượng cung trên thị trường thế giới ( thông qua việc giảm cầu nhập khẩu hay tăng cung xuất khẩu) và gây áp lực làm giảm giá. AoA phân biệt giữa các chương trình hỗ trợ có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất

và thương mại và các chương trình được coi là không ảnh hưởng trực tiếp ( AoA không áp dụng những hạn chế cho các chương trình này). Những biện pháp hỗ trợ được miễn khỏi những quy định này được xếp vào những “hộp màu xanh da trời” hoặc “hộp xanh lá cây”. Những trợ cấp mà gây tác động tiêu cực đến sản xuất và thương mại được xếp vào “hộp màu vàng” và phải được cam kết cắt giảm.

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 33 - 38)